Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án và thang điểm)

docx 4 trang Người đăng daohongloan2k Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án và thang điểm)
Họ và tên: .. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Lớp:  MÔN : SINH HỌC 9 - NĂM HỌC: 2022-2023
 Thời gian làm bài 45 phút
Điểm
Lời phê của giáo viên
A/ TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
1/ Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:
A. Là một bào quan trong tế bào
B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
D. Cả A, B, C đều đúng
2/Cấu trúc dưới đây thuộc loại prôtêin bậc 3 là:
A. Một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại
B. Hai chuỗi axit min xoắn lò xo
C. Một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại
D. Hai chuỗi axit amin
3/ARN được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?
A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
4/Đề cập đến chức năng của ARN, nội dung nào sau đây không đúng?
A. rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi pôlipeptit đặc biệt tạo thành ribôxôm.
B. mARN là bản phiên mã từ mạch khuôn của gen.
C. tARN có vai trò hoạt hoá axit amin tự do và vận chuyển đến ri bô xôm.
D. rARN có vai trò tổng hợp eo thứ hai của NST.
5/Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc:
A.trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp
B.mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ
C.bổ sung; bán bảo toàn
D.một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn
6/Nội dung nào sau đây sai về quá trình thụ tinh? 
A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử
B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử
C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con
D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ tinh với trứng tạo hợp tử
7/Ở bò sát, cặp NST giới tính của:
A. Con cái là XY, con đực là XX.	C. Con cái là XO, con đực là XX.
B. Con cái là XX, con đực là XY.	D. Con cái là XX, con đực là XO.
8/Trong giảm phân, hiện tượng NST kép xoắn cực đại và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở kì nào?
Kì đầu I.	B. Kì đầu II.	C. Kì giữa I.	D. Kì giữa II.
9/Khi cho cây đậu thân cao (A) lai với cây đậu thân thấp (a), F1 thu được tỉ lệ 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai là:
A. P: AA x aa	B. P: AA x AA	C. P: Aa x aa	D. P: Aa x Aa
10/Gen b có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Quá trình tự nhân đôi từ gen b đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng là bao nhiêu ?
A. G = X = 1960 nuclêôtit, A = T= 7640 nuclêôtit.
B. G = X = 1980 nuclêôtit, A = T= 7620 nuclêôtit.
C. G = X = 1920 nuclêôtit, A = T= 7680 nuclêôtit.
D. G = X = 1940 nuclêôtit, A = T= 7660 nuclêôtit.
11/Sự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
A. Kì đầu	B. Kì giữa	C. Kì sau	D. Kì trung gian
12/Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân I. Số NST kép trong, tế bào đó bằng bao nhiêu trong, các trường hợp sau?
A. 4	B. 8	C. 16	D. 32
B/ TỰ LUÂN : (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm) 
- Cấu tạo và cấu trúc không gian của ADN?
- Sự khác nhau về mặt cấu tạo và chức năng của ADN và prôtêin?
Câu 2: (1 điểm)
Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
-X-T-A-G-X-T-G-X-A-T-
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
Câu 3: (2 điểm)Cho biết ở cừu có sừng là tính trạng trội so với không có sừng:
Cho cừu thuần chủng có sừng giao phối với không có sừng thu được F1. Tiếp tục cho F1 lai với nhau xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2?
Có thể chọn được cừu thuần chủng có sừng ở F2 hay không? Ta làm như thế nào?
BÀI LÀM
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) (Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: C	Câu 2: A	Câu 3: A 	Câu 4: D	
Câu 5: C	Câu 6: D 	Câu 7: A	Câu 8: C
Câu 9: C	Câu 10: C	Câu 11: D	Câu 12: B	
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
4,0 điểm
Cấu tạo: 
+Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân gồm 4 loại: ađênin(A), timin(T), xitôzin(X) và guanin(G).
+Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của loài sinh vật.
Cấu trúc không gian:
+ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều theo chiều từ trái sang phải. Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro. 
+Mỗi chu kì xoắn cao 34 Å, gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20Å.
+Các nuclêôtit trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung(NTBS). Biết trình tự đơn phân của một mạch thì suy ra được trình tự các đơn phân của mạch còn lại.
ADN
Cấu tạo:
- là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N, P.
- có cấu trúc 2 mạch song song xoắn lại
- đơn phân là nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X)
- có kích thước và khối lượng lớn hơn protein
Chức năng:
- lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
- chứa gen quy định cấu trúc của protein
 protein
Cấu tạo
- là họp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N.
- cấu tạo bởi một hay nhiều chuồi axit amin
- đơn phân là axit amin (gồm hơn 20 loại axit amin)
- có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
Chức năng
- cấu trúc các bộ phận của tế bào
- enzim xúc tác quá trình trao đổi chất
- hoocmôn điều hoà quá trình trao đổi chất
- vận chuyển, cung cấp năng lượng...
- protein được tạo ra trực tiểp biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
1,0 điểm
-X-T-A-G-X-T-G-X-A-T-
 | | | | | | | | | | 
-G-A-T-X-G-A-X-G-T-A-
1,0
Câu 3
2,0 điểm
a)- Ta thấy cừu có sừng là tính trạng trội so với không sừng, nên có sừng là tính trạng trội, không sừng sừng là tính trạng lặn.
- Quy ước gen:
 X quy định tính trạng có sừng.
 x quy định tính trạng không sừng sừng.
=> cừu có sừng có kiểu gen XX, không sừng sừng có kiểu gen xx.
*Sơ đồ lai:
Pthuần chủng: có sừng(XX) x không sừng sừng(xx)
G : X x
F1 : 100% có sừng (Xx)
F1 lai với nhau:
F1 x F1 : có sừng (Xx) x có sừng (Xx)
GF1 : X,x X,x
F2 : XX:Xx:Xx:xx
KH : 3 có sừng : 1 không sừng sừng
b)-Có thể chọn được cừu thuần chủng có sừng ở F2. 
Cách làm: Để xác định cừu có thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân tích: Lai phân tích giữa cừu có sừng có kiểu hình trội (XX hoặc Xx) với một cừu không sừng sừng có kiểu hình lặn (xx).
- Nếu kết quả phép lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cừu có sừng có kiểu hình trội đem lai là đồng hợp tử (XX)=> giống thuần chủng.
- Nếu kết quả phép lai xuất hiện tỉ lệ 1:1 thì cừu có sừng đem lai là dị hợp hợp tử (Xx)=> giống không thuần chủng.
*Sơ đồ lai phân tích cừu có sừng thuần chủng:
P: có sừng(XX) x không sừng sừng (xx)
G: X x
F1: 100% có sừng (Xx)
*Sơ đồ lai phân tích cừu có sừng không thuần chủng:
P: có sừng(Xx) x không sừng sừng (xx)
G: X,x x
F1: 1 có sừng(Xx):1 không sừng sừng(xx)
0,5
1,0
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2022_2023_c.docx