Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022

docx 7 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 2298Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11
 NĂM HỌC 2021-2022
Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề.
Phần I. Đọc -hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ
Thơ khuyên học
( Nguyễn Khuyến)
Đen thì gần mực, đỏ gần son,
Học lấy cho hay, con hỡi con!
Cái bút, cái nghiên là của quý,
Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon!
 Vàng mua chứa để, vàng hay hết,
Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.
Thờ Phật một mai nên đấng cả,
Bõ công cha mẹ mới là khôn.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ được biết theo thể thơ nào?
Câu 2. Theo anh /chị, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã vận dụng sáng tạo tục ngữ trong câu thơ nào? 
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Cái bút, cái nghiên là của quý,
Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon!
Câu 4. Theo anh/ chi, nhà thơ Nguyễn Khuyến đã phát biểu thông điệp gì qua bài thơ?
 II. LÀM VĂN
Câu 1. (2,0 điểm)
 Đừng xấu hổ khi bạn không biết , ta chỉ xấu hổ khi ngừng học
Anh /chị hãy viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên
Câu 2. ( 5,0 điểm)
 Phân tích hình tượng bà Tú trong đoạn thơ sau:
 Quanh năm buôn bán ở mom sông,
 Nuôi đủ năm con với một chồng.
 Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
 Một duyên hai nợ âu đành phận,
 Năm nắng mười mưa dám quản công . 
“(Trích “Thương vợ ” của Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, Năm 2019, Tr.88)
 -------------------------- Hết -----------------------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh..............................................Số báo danh:.............................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 11, MÔN VĂN, NĂM HỌC 2021-2022
Phần
Câu
Nội dung 
Điểm
Phần I. Đọc- hiểu
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi 
3.0
điểm
1
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
 Hướng dẫn chấm :
Học sinh trả lời như Đáp án hoặc trả lời thể thơ thất ngôn bát cú: 0,75 điểm
Học sinh trả lời thể thơ thất ngôn: 0,5 điểm
0,75 điểm
2
Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã vận dụng sáng tạo tục ngữ trong câu thơ:
Đen thì gần mực, đỏ gần son
Hướng dẫn chấm :
Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm
Học sinh trả lời : đen thì gần mực: 0,5 điểm
0,75 điểm
3
-Phép đối 
+Cái bút, cái nghiên- Câu kinh, câu sử
+ là của quý,- ấy mùi ngon!
 -Tác dụng:
+ Tạo sự cân xứng, hô ứng, đăng đối, nhịp nhàng
+Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dùi mài kinh sử (học tập)
Hướng dẫn chấm :
Học sinh trả lời như Đáp án: 1.0 điểm
Học sinh trả lời 2 ý về hiệu quả không nêu biểu hiện của phép đối :0,75 điểm
Học sinh trả lời 1 ý về hiệu quả, nêu biểu hiện của phép đối :0,5 điểm
Học sinh trả lời 1 ý về hiệu quả không nêu biểu hiện của phép đối :0,25 điểm
1.0 điểm
 4
-Thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Khuyến gửi gắm qua bài thơ:
+ Mỗi người cần phải xác định tầm quan trọng của việc học
+ Chữ nghĩa quý hơn của cải
+ Học tập để đền đáp công ơn cha mẹ
Hướng dẫn chấm : 
Học sinh trả lời 2 ý : 0,5 điểm
Học sinh trả lời 1 ý: 0,25 điểm
0,5
điểm
Phần II
Làm văn
Câu 
1
Viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến : Đừng xấu hổ khi bạn không biết , ta chỉ xấu hổ khi ngừng học
2.0 điểm
Đảm bảo yêu cầu,thể thức đoạn văn
HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp. tổng-phân-hợp. móc xích hoặc song hành.
0,25
điểm
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng của việc học và biết xấu hổ khi không học 
0.25
điểm
c.Triển khai vẫn đề nghị luận
HS có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ , quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu. Có thể theo hướng sau:
-Tri thức của nhận loại là vô hạn cho nên không biết vì chưa học không có gì phải xấu hổ
-Việc học có vai trò quan trọng để nâng cao tri thức, hình thành nhân cách...Việc không học là lười nhác, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội , không chịu học là điều xấu hổ.
-Khẳng định không ngại thú nhận những điều chưa biết, cố gắng học tập , rèn luyện .
Hướng dẫn chấm:
-HS lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lý lẽ xác đáng , dẫn chứng tiêu biểu , phù hợp: kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm)
-HS lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm)
-HS lập luận không chặt chẽ, thiêu thuyết phục: Lý lẽ không xác đnags, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm)
-Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đứ và pháp luật.
0,75 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Không cho điểm nếu bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
0.25
Điểm 
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận: có cách diễn đạt mới mẻ
Hướng dẫn chấm: Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận, có cái nhìn riêng mới mẻ về vấn đề, có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục
-Đáp ứng hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
-Đáp ứng được 1 yêu cầu:0,25 điểm 
0,5 điểm
Câu
 2
Phân tích hình tượng bà Tú trong đoạn thơ 
5,0
điểm
a .Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25 điểm
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hình tượng bà Tú 
0,5 điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ: kết hợp giữu lý lẽ và dẫn chứn , đảm bảo các yêu cầu sau: 
3.5
điểm
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ 
 Hướng dẫn chấm : Giới thiệu tác giả : 0,25 điểm, đoạn trích: 0,25 điểm
0.5
Phân tích hình tượng bà Tú 
2,5 điểm 
- Sự vất vả gian truân của bà Tú 
+ Công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương để nuôi chồng con
+Thực cảnh mưu sinh của bà Tú : Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm 
+ Cảnh đời oái oăm mà bà Tú phải gánh chịu 
- Những nét đẹp và phẩm chất đáng quý, đáng trọng của bà Tú :
+ Đảm đang, chịu thương chịu khó
+ Giàu đức hy sinh vị tha
-Nghệ thuật : 
+Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm.
+ Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian.
 Hướng dẫn chấm :
Phân tích chi tiết làm rõ hình tượng bà Tú :2,0-2,5 điểm
Phân tích được hình tượng bà Tú nhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ : 1,0-1,75 điểm
Phân tích chung chung, chưa làm rõ hình tượng bà Tú :0,25-0,75 điểm 
Đánh giá:
0,5
+ Bà Tú là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam: Tần tảo, đảm đang, giàu đức hy sinh và ân tình sâu nặng
+ Tình cảm yêu thương, thấu hiểu và quý trọng của nhà thơ dành cho vợ. 
Hướng dẫn chấm:
 Trình bày được 2 ý : 0,5 điểm
Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 
0,25 điểm
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Không cho điểm nếu bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp 
e. Sáng tạo 
0,5 điểm
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lý luận trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Nguyễn Khuyến; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đì sống; văn viết giàu hình ảnh cảm xúc
-HS đáp ứng được 2 yêu cầu : 0,5 điểm
- HS đáp ứng được 1 yêu cầu :0,25 điểm 
Tổng điểm
10,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022.docx