Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Cường (Có đáp án)

 

Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

 

 A. Tốt đẹp.  B. Hủ tục.  C. Lạc hậu.  D. Xấu xa.

 

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

 

 A. thế hệ này sang thế hệ khác.  C. vùng miền này sang vùng miền khác

 

 B. đất nước này sang đất nước khác.  D. địa phương này sang địa phương khác.

 

Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

 

 A. Coi thường các làng nghề truyền thống.  C. Quảng bá với du khách về di sản văn hóa.

 

 B. Phá hoại các di tích lịch sử - văn hóa.  D. Chê bai các phong tục tập quán

 

Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình

 

 A. phát triển của mỗi cá nhân.   C. duy trì hạnh phúc gia đình.

 

 B. hội nhập của đất nước.   D thúc đẩy kinh tế - xã hội

 

Câu 5: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

 

   A. tính cách của các dân tộc.    B. tư tưởng bá quyền của dân tộc.  C. dân số của mỗi dân tộc.

 

.Câu 6:  Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

 

 A. truyền thống của các dân tộc.   B. hủ tục của các dân tộc.  C. vũ khí của các dân tộc.  D. tiền bạc của mỗi dân tộc.

 

Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới đồng thời chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với dân tộc mình?

 

 A. Tự ti về dân tộc mình.  B. Tự hào về dân tộc mình.  C. Từ bỏ nguồn gốc dân tộc.  D. Phê phán mọi dân tộc.

 

Câu 8: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?

 

 A. Kỳ thị giữa các dân tộc.  B Học hỏi giữa các dân tộc.  C. Giao lưu giữa các dân tộc. D. Học tập giữa các dân tộc.

 

Câu 9: Một trong những biểu hiện của lao động cần cù là lao động với tinh thần

 

 A. chăm chỉ.  B. lười biếng.    C. ỷ nại.  D. dựa dẫm.

docx 7 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 27/07/2024 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Cường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 8 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Cường (Có đáp án)
 Ngày soạn: 28/10/2023
Tiết 9. KIỂM TRA GIỮA KỲ I
 GDCD 8
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức 
 - Học sinh củng cố những kiến thức cơ bản đã được học
 - Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. 
 - Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
 2. Về năng lực.
 Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi.
 Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập.
3. Về phẩm chất: 
 Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp. 
 Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra.
II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA.
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa học kỳ I, gồm các bài sau:
 - Tự hào về truyền thống dân tộc.
 - Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.
 - Lao động cần cù, sáng tạo
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
 - Kiểm tra tập trung tại lớp.
 - Kết hợp kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan.
 - Kiểm tra theo ma trận và đặc tả.
 - Số lượng đề kiểm tra: 1 đề. 
IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
TT
Nội dung KT
Mức độ nhận thức
Tổng

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
CH 
Điểm

1
Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
4





1

5
4

2
Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
4

1





5
3

3
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
4




1


5
4

Tổng
12

2.0
2.0
1

15
10

Tỷ lệ %
30
20
20
30



Điểm
3
2.0
5.0
15
10


V.BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA.
TT
Nội dung kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận 
biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

 Nhận biết: 
- Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Nêu được những việc làm cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc.
Vận dụng cao: 
 Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc.
4
0
0
0
0
0
0
1
2
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Nhận biết: 
 Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
 Thông hiểu:
Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
4
0
0
1
0
0
0
0
3
3. Lao động cần cù sáng tạo
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
 Vận dụng:
- Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. 
- Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.
4
0
0
0
0
1
0
0


Tổng
12
0
0
1
0
1
0
1

VI. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA
 A TRẮC NGHIỆM
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em lựa chọn (Mỗi câu đúng 0,25đ)
Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?
 A. Tốt đẹp. B. Hủ tục. C. Lạc hậu. D. Xấu xa.
Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
 A. thế hệ này sang thế hệ khác. C. vùng miền này sang vùng miền khác
 B. đất nước này sang đất nước khác. D. địa phương này sang địa phương khác.
Câu 3: Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 A. Coi thường các làng nghề truyền thống. C. Quảng bá với du khách về di sản văn hóa.
 B. Phá hoại các di tích lịch sử - văn hóa. D. Chê bai các phong tục tập quán
Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình 
 A. phát triển của mỗi cá nhân. C. duy trì hạnh phúc gia đình.
 B. hội nhập của đất nước.. D thúc đẩy kinh tế - xã hội
Câu 5: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng
 A. tính cách của các dân tộc. B. tư tưởng bá quyền của dân tộc. C. dân số của mỗi dân tộc.
.Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng
 A. truyền thống của các dân tộc. B. hủ tục của các dân tộc. C. vũ khí của các dân tộc. D. tiền bạc của mỗi dân tộc.
Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới đồng thời chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với dân tộc mình? 
 A. Tự ti về dân tộc mình. B. Tự hào về dân tộc mình. C. Từ bỏ nguồn gốc dân tộc. D. Phê phán mọi dân tộc.
Câu 8: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?
 A. Kỳ thị giữa các dân tộc. B Học hỏi giữa các dân tộc. C. Giao lưu giữa các dân tộc. D. Học tập giữa các dân tộc.
Câu 9: Một trong những biểu hiện của lao động cần cù là lao động với tinh thần
 A. chăm chỉ. B. lười biếng. C. ỷ nại. D. dựa dẫm.
Câu 10: Một cá nhân lao động cần cù thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng
 A chờ đợi kết quả người khác C. sao chép kết quả người khác.
 B. làm việc chăm chỉ, chịu khó. D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè
Câu 11: Người sáng tạo trong lao động sẽ luôn được mọi người
 A. ghen ghét và căm thù. B. yêu quý và tôn trọng. C. xa lánh và hắt hủi. D. tìm cách hãm hại.
Câu 12: Biểu hiện của lao động sáng tạo là
 A. tự giác học bài và làm bài. C. thực hiện nội quy của trường
 B. cải tiến phương pháp học tập.. D. đi học đúng giờ quy định.
B. TỰ LUẬN
 Câu 1 ( 2 điểm):  Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.
a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?
b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?
Câu 2 (2.0 điểm): Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới được biểu hiện như thế nào? Cho ví dụ? Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?
Câu 3(3.0 điểm): Tình huống : An thường tâm sự với các bạn:”Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”.
Em có đồng ý với ý kiến của bạn An không? Vì sao?
Nếu là bạn, em sẽ nói gì với An.
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM.
 A. PHẦN TRẮC NGHIÊM
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
C
A
A
A
B
A
A
B
B
B
 B. PHẦN TỰ LUẬN:
ĐIỂM
Câu 1: 

a.Em không đồng tình với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì:
 + Những việc làm của bạn V cho thấy bạn V đã có thái độ tích cực, luôn chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong học tập. Thái độ học tập đúng đắn ấy đã giúp bạn V đạt được kết quả cao, được thầy cô và bạn bè quý mến, đồng thời cũng giúp đỡ được nhiều bạn học sinh khác. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ, khuyến khích và học tập theo bạn V.
 + Những hành động và lời đánh giá của bạn M cho thấy, bạn M còn lười biếng, chưa chăm chỉ, nỗ lực và sáng tạo trong học tập.
b. Lời khuyên với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo:
 + Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động là những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải có và rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày.
 + Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người.
 + Cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm, đó là kết quả của sự rèn luyện. Do đó, chúng ta hãy rèn luyện những đức tính này ngay từ hôm nay, ngay từ những việc làm nhỏ nhất.
 0,5 đ
 0,5 đ
1đ
Câu 2
- Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
 + Mỗi dân tộc đều có những nét riêng về tính cách, truyền thống, phong tục, tập quán, ngôn ngữ.Đó là những vốn quý của nhân loại cần được tôn trọng, kế thừa và phát triển.
 + Ví dụ: Người Nhật nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ; Người Nga: Vui tính, hài hước, thân thiện và hiếu khách. Người Nigieria có tính cạnh tranh mạnh mẽ, kì vọng lớn lao và ý chí vươn lên mạnh mẽ.
 - Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:
 + Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết;
 + Tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác; 
 + Làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình; 
 + Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hòa hợp và tăng cường tình hữu nghị, hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

1đ
1đ
Câu 3
A. Em không đồng ý với ý kiến của bạn An. 
 Vì dân tộc ta với 4.000 năm dựng nước và giữ nước có rất nhiều truyền thống về văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, chứ không phải chỉ có truyền thống yêu nước.
B. Nếu là bạn của An, em sẽ giải thích cho bạn An hiểu, dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp và đáng tự hào, như: yêu nước, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, yêu thương con người; cần cù lao động; hiếu học, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn,...

0,5đ
1đ
1,5đ

 Kí duyệt của BGH Duyệt của Tổ chuyên môn Người thực hiện 
 Bùi Văn Cường

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_ket_noi_tr.docx