Đề kiểm tra giữa kì kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022

docx 7 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 2313Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kì kì II  môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022
KIỂM TRA GIỮA KÌ KÌ II, NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: NGỮ VĂN, LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Khu nhà nữ công nhân rộn rịp người ra vào, nhộn nhạo những tiếng cười, tiếng mời chào, cả tiếng la hét. Đào không đi chơi đâu. Một lá thư mới nhận làm chị bàng hoàng. Ông trung đội trưởng già phụ trách lò gạch của nông trường mới gặp chị có vài bận mà đã dám ngỏ lời táo bạo. Mới đọc được mươi dòng chị giận dữ tưởng như có thể xé vụn từng mảnh được, người ta coi thường chị đến thế kia ư. Nhưng khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra, như mạch nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất khô cằn vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ rào rạt không thể nén lại nổi, khiến chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng nhưng trong mí mắt lại như đã mọng đầy nước mắt chỉ định trào ra. Từ ngày goá bụa đến nay chưa ai nói được với chị một câu nào yêu thương, một lần gắn bó, chưa ai khao khát đến chị, coi chị là nguồn hạnh phúc của họ, là niềm an ủi cho họ. Những dòng, những chữ trong bức thư xa lạ ngân vang mãi trong lòng chị, vang dội đến tận những kẽ ngách sâu kín nhất, thức tỉnh nỗi khao khát yêu đương, khao khát hạnh phúc mà chị cố hắt hủi, vùi nén một cách bất lực từ ngót chục năm nay.
 (Trích Mùa lạc – Nguyễn Khải)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (0,75 điểm) Chỉ ra sự việc được đề cập trong đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm) Diễn biến tâm trạng của nhân vật Đào đã có sự thay đổi như thế nào khi nhận được bức thư của ông trung đội trưởng?
Câu 4. (0,5 điểm) Từ đoạn trích trên, anh/chị trình bày suy nghĩ về niềm khao khát hạnh phúc chính đáng của mỗi con người.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của ý chí.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau. Từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích.
() Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
– Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau Chẳng qua nó cũng là cái số cả
	Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
          Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
          Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
– Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
– Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
(Trích “Vợ nhặt”– Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2020)
-----------HẾT----------
ĐỀ KIỂM TRA CHÍNH THỨC
 KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: NGỮ VĂN, LỚP 12
 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 5 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng phương thức “tự sự”: không cho điểm
0,75
2
Đoạn trích đề cập đến sự việc Đào nhận được bức thư ngỏ lời của ông trung đội trưởng phụ trách lò gạch.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.
- Nếu học sinh trình bày theo cách khác mà vẫn đảm bảo được ý đúng vẫn cho 0,75 điểm.
0,75
3
 Diễn biến tâm trạng của Đào khi nhận được thư của ông trung đội trưởng đội lò gạch:
- Giận dữ tưởng như có thể xé nát bức thư.
- Khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra.
- Nỗi vui sướng kỳ lạ rào rạt không thể nén lại nổi, khiến chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng nhưng trong mí mắt lại như đã mọng đầy nước mắt chỉ định trào ra. 
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời được 3 ý như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 ý như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý như đáp án: 0,5 điểm.
1,0
4
Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân với bản thân. Có thể theo gợi ý sau:
 Mỗi con người sống trên đời, ai ai cũng có quyền được khao khát hạnh phúc chính đáng, dù đó là người giàu hay nghèo, người bình thường hay người khuyết tật. Điều quan trọng là chúng ta phải cố gắng, nỗ lực để thực hiện nó.
Hướng dẫn chấm: 
-Học sinh trình bày suy nghĩ thuyết phục: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày suy nghĩ chưa thuyết phục: 0,25 điểm.
0,5
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết đoạn về vai trò của ý chí trong cuộc sống
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vai trò của ý chí trong cuộc sống
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của ý chí trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
Người giàu ý chí, nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
2
Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau; nhận xét tư tưởng nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 
Nội dung và nghệ thuật đoạn trích; tư tưởng nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả Kim Lân (0,25 điểm), tác phẩm Vợ nhặt và nhân vật bà cụ Tứ, nêu vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)
0,5
* Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ được thể hiện trong đoạn trích.
- Cuộc đời: Nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp). 
- Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời: 
+ Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. 
+ Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu. Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. 
+ Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn. 
- Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống: Trong hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất bà vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". 
 – Vẻ đẹp tâm hồn bà cụ Tứ được nhà văn khắc họa rõ nét qua tình huống truyện éo le, độc đáo; bút pháp tả thực tạo ấn tượng mạnh; cách miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, phức tạp; cách dựng đoạn đối thoại, độc thoại sinh động; ngôn ngữ giản dị, đời thường, giàu hình ảnh, đậm chất nông thôn đã mang đến vẻ đẹp mộc mạc, chân quê, nồng hậu của người mẹ nông dân,.
Hướng dẫn chấm: 
- Cảm nhận sâu sắc, triển khai ý rõ ràng, mạch lạc (1,75 điểm – 2,0 điểm); cảm nhận được những nét chính nhưng chưa thật sâu sắc, biết cách triển khai ý (1,0 điểm – 1, 5 điểm); cảm nhận chung chung, không biết cách triển khai ý (0,25 điểm – 0,75 điểm).
-Nghệ thuật thể hiện: 0,5 điểm
2,5
* Nhận xét về tư tưởng nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích
– Nhà văn đau đớn, xót xa trước tình cảnh khốn cùng nhất của người nông dân; đi sâu khám phá, trân trọng nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, đặc biệt là vẻ đẹp tình người.
– Nhà văn đồng cảm sâu sắc và ngợi ca khát vọng thiết tha chính đáng của con người (khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc); có cái nhìn lạc quan mới mẻ về tương lai của người nông dân (nét mới trong ngòi bút nhân đạo của nhà văn).
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nhận xét được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh nhận xét được 1 ý: 0,25 điểm.
0,5
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: 
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
0,25
e. Sáng tạo: 
Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức lí luận văn học trong quá trình cảm nhận, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật đóng góp của Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
------ Hết------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_20.docx