Đề kiểm tra giữa kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phìn Ngan (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

 

Câu 1 : Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa

 

trên kĩ năng nào?

 

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.  B. Kĩ năng liên kết tri thức.

 

C. Kĩ năng dự báo.  D. Kĩ năng đo.

 

Câu 2 (NB): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

 

A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;  B. Kĩ năng quan sát;

 

C. Kĩ năng dự báo;  D. Kĩ năng đo đạc.

 

Câu 3 : Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?

 

A. 4  B. 5  C. 6  D. 7

 

Câu 4 : Để đo chính xác độ dày của một quyển sách giáo khoa, người ta dùng

 

A. cân đồng hồ.                                 B. thước đo độ chia nhỏ nhất là 1mm.

 

C. nhiệt kế thuỷ ngân.                       D. ước lượng bằng mắt thường.

 

Câu 5 : Cho các bước sau:

 

(1) Đề xuất vấn đề         

 

(2) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

 

(3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán                        

 

(4) Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận

 

(5) Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả thí nghiệm

 

Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?

 

A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).                  B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).

 

C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).                  D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).

 

Câu 6 : Cổng quang điện có vai trò:

 

A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số.

 

B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.

 

C. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.

 

D. Gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ.

 

Câu 7 :Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là

 

A. electron.               B. proton.  C. Neutron  D. proton và electron

 

Câu 8 :Nguyên tố hoá học gồm:

 

A. 4 loại nguyên tử.  B. 3 loại nguyên tử.

 

C. 2 loại nguyên tử.  D. 1 loại nguyên tử.

 

Câu 9 (NB): Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng thành phần nào?

 

 A. Số protons.  B. Số neutrons. 

 

 C. Số electrons.  D. khối lượng nguyên tử.

docx 13 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 15/09/2024 Lượt xem 117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phìn Ngan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 7 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Phìn Ngan (Có đáp án)
Ngày soạn: 28/10/2023
Ngày kiểm tra: 2/11/2023
TIẾT: 35,36 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7
1. Khung ma trận 
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung: 7. Hoá trị và công thức hoá học
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).
- Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi trong đó Nhận biết: 16 câu, Thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; 
+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số ý/câu
Điểm số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nội dung 1 : Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN (5 tiết)
4

2





6
0
1,5
Nội dung 2 : Nguyên tử (4 tiết)
1


1




1
1
1,25
Nội dung 3: Nguyên tố hóa học 
(4 tiết)
4

1





5
0
1,25
Nội dung 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (7 tiết)
4




1


4
1
2,0
Nộ dung 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất (4 tiết)
1




1


1
1
1,25
Nội dung 6: Giới thiệu về liên kết hoá học (4 tiết)


1
1




1
1
1,25
Nội dung 7: Hoá trị và công thức hoá học (5 tiết)
2






1
2
1
1,5
Số ý/số câu 
16

4
2
0
2
0
1
20
5

Điểm số
4,0

1,0
2,0
0
2,0
0
1,0
5,0
5,0
10,0
Tổng số điểm
4,0
3,0
2,0
1,0
10,0
10,0
2) Bản đặc tả
TT
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số ý /số câu hỏi 
Câu hỏi
TN
(Số câu)
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
(Số ý)
1
MỞ ĐẦU (6 tiết)





Mở đầu
Nhận biết
Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên
4

C1-C4

Thông hiểu
- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7).
2

C5-C6

Vận dụng
Làm được báo cáo, thuyết trình.




2
NGUYÊN TỬ. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (16 tiết)





Nguyên tử
Nhận biết
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
2

C7

Thông hiểu
- Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).

1

C21
Nguyên tố hóa học
Nhận biết
- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.
3


C 8-9-10-11

*Thông hiểu
- Hiểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.
1

C12

Vận dụng
- Viết được kí hiệu hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.




 Sơ lược về bảng tuần hoàn các NTHHH

Nhận biết
– Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

4

C13
C14
C15
C16

Thông hiểu
– Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì.




Vận dụng
Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

1

C22
3
PHÂN TỬ (13 tiết)





 Phân tử; đơn chất; hợp chất
Nhận biết
Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.
1

C17

Thông hiểu
- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.





Vận dụng
- Xác định được đơn chất và hợp chất có trong một số sản phẩm thực tế.
– Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

1

C23
Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)
Thông hiểu

– *Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng được cho các phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, N2, .).
– *Nêu được được sự hình thành liên kết ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ electron của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho phân tử đơn giản như NaCl, MgO, ).
– Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị.
1
1
C18
C24
Hoá trị; công thức hoá học
Nhận biết
– Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất cộng hoá trị). Cách viết công thức hoá học.
– Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học. 
2

C19
C20

Thông hiểu

– Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.
– Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất.




Vận dụng cao
– Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm (%) nguyên tố và khối lượng phân tử.

1

C25

PHÒNG GD & ĐT BÁT XÁT
Trường PTDTBT THCS Phìn Ngan

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
Năm học: 2023 - 2024
Môn: KHTN - Lớp 7
Đề 1
Thời gian: 90’ (Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1 NB: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa
trên kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo.
Câu 2 (NB): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt; B. Kĩ năng quan sát;
C. Kĩ năng dự báo; D. Kĩ năng đo đạc.
Câu 3 NB: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 4 NB: Để đo chính xác độ dày của một quyển sách giáo khoa, người ta dùng
A. cân đồng hồ. 	B. thước đo độ chia nhỏ nhất là 1mm.
C. nhiệt kế thuỷ ngân. 	D. ước lượng bằng mắt thường.
Câu 5 TH: Cho các bước sau:
(1) Đề xuất vấn đề	
(2) Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề
(3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán	
(4) Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận
(5) Báo cáo kết quả và thảo luận về kết quả thí nghiệm
Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).	B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).
C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).	D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).
Câu 6 TH: Cổng quang điện có vai trò:
A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số.
B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
C. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ.
Câu 7 NB:Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là 
A. electron. 	B. proton. C. Neutron D. proton và electron
Câu 8 NB:Nguyên tố hoá học gồm: 
A. 4 loại nguyên tử. B. 3 loại nguyên tử.
C. 2 loại nguyên tử. D. 1 loại nguyên tử.
Câu 9 (NB): Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng thành phần nào?
 A. Số protons. B. Số neutrons. 
 C. Số electrons. D. khối lượng nguyên tử.
Câu 10 NB: Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học
A. 90.	 B. 100.	 C. 118.	 	 D. 1180.
Câu 11 NB: Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học N là
A. Natri.	B. Nitrogen.	C. Natrium. 	D. Sodium.
Câu 12 TH:Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:
 (1) (2) (3)
Cho biết nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?
A. (1), (2), (3).	 B. (1), (2).	 C. (1), (3).	D. (2), (3).
Câu 13 ( NB ): Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc:
Thứ tự chữ cái trong từ điển
Thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân
Thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng
Thứ tự tăng dần số hạt neutron.
Câu 14 ( NB ): Những nguyên tố hoá học nào sau đây thuộc cùng một nhóm
	A. O, S, Se B. N, O, F
	C. Na, Mg, K D. Ne, Na, Mg
Câu 15 ( NB ): Những nguyên tố hoá học nào sau đây thuộc cùng một chu kì
	A. Li, Si,Ne B. Mg, P, Ar
	C. K, Fe, Ag D. B, Al, In
Câu 16 ( NB ): Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm: 
	A. IA B. VA
	C. VIIA D. VIIIA
Câu 17 NB: Hợp chất được tạo nên từ
	A. một nguyên tố hóa học. 	B. hai nguyên tố hóa học. 
	C. ba nguyên tố hóa học. 	D. nhiều nguyên tố hóa học. 
Câu 18 TH: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết
 A. cộng hóa trị. B. ion.
 C. phi kim. D. kim loại.
 Câu 19 NB Hóa trị của các nguyên tố sau: O, Na, Al trong hợp chất lần lượt là:
 A. I, II, III B. III, II, I
 C. II, I, III D. II, III, I
Câu 20 NB: phát biểu nào sau đây đúng?
A. Công thức hoá học cho biết số nguyên tố của các nguyên tử có trong phân tử của chất.
B. Công thức hoá học cho biết các nguyên tố tạo nên chất.
C. Công thức hoá học của phân tử oxygen là O
D. Công thức hoá học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 21 TH (1.0 điểm):
1. Vì sao mỗi nguyên tử trung hoà về điện?
2. Vẽ sơ đồ của nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 9.
Câu 22 VD (1,0 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố Magnesium nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? 
b) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì?
Câu 23 VD (1,0 điểm): Nước rất cần cho sức khoẻ, Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. 
a. Hãy cho biết nước là đơn chất hay hợp chất và giải thích?
b. Viết công thức hoá học của nước và tính khối lượng phân tử nước.
Câu 24 TH(1,0 điểm): Cho sơ đồ cấu tạo của nguyên tử Hydrogen (H) như hình bên.
Hãy biểu diễn sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử H2. 
Câu 25 VDC (1,0 đ): Một oxide có công thức XOn, trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 64 amu. Xác định công thức hoá học của oxide trên.
PHÒNG GD & ĐT BÁT XÁT
Trường PTDTBT THCS Phìn Ngan

HDC KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
Năm học: 2023 - 2024
Môn: KHTN - Lớp 7
Đề 1


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) - Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
D
A
B
B
A
C
B
D
A
C
B
C
B
A
B
D
D
A
C
B
	
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu
ý
Nội dung
 Điểm
21
(1,0đ)
1
vì số p =số e, bên cạnh đó nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ (các e) mang điện tích âm và hạt nhân (các p) mang điện tích dương và nơtron không mang điện tích.
0,5
2
- Sơ đồ của nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 9. 

0,5
22
(1,0đ)

a- Nguyên tố Magnesium này nằm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ở ô 12, nhóm IIA, chu kì 3 
0, 75
b- Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là nhóm kim loại kiềm thổ.
0,25
23
(1,0đ)
a
- là hợp chất.
- vì phân tử tạo bởi 2 nguyên tố học học.
0,25
0,25
b
- Công thức hoá học: H2O
- Khối lượng phân tử nước = 1 x 2 + 12 + 16 = 18 (amu)
0,25
0,25
24
(1,0đ)


HS chỉ cần vẽ đúng, không cần vẽ đẹp vẫn ghi điểm tối đa

1,0
25
(1,0đ)

Khối lượng của X = 5064.100= 32 (amu)
Khối lượng của O = 64 – 32 = 32 (amu)
Số nguyên tử O = 32: 16 = 2
Vậy công thức cần tìm là SO2
0,25
0,25
0,25
0,25

PHÒNG GD & ĐT BÁT XÁT
Trường PTDTBT THCS Phìn Ngan

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
Năm học: 2023 - 2024
Môn: KHTN - Lớp 7
Đề 2
Thời gian: 90’ (Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1 NB: “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?
	A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức.
	C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo.
Câu 2 NB: Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng?
	A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
	B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu.
C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.
D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên.
Câu 3 NB: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 4 NB: Để đo chính xác độ dày của một quyển sách khtn 7, người ta dùng
A. cân đồng hồ. 	B. thước đo độ chia nhỏ nhất là 1mm.
C. nhiệt kế thuỷ ngân. 	D. ước lượng bằng mắt thường.
Câu 5 TH: Cho các bước sau:
(1) Hình thành giả thuyết	(2) Quan sát và đặt câu hỏi
(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết	(4) Thực hiện kế hoạch
(5) Kết luận
Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5).	B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5).
C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4).	D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4).
Câu 6 TH: Cổng quang điện có vai trò:
A. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
B. Gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ.
C. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số.
D. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số.
Câu 7 NB:Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
 	A. electron. 	B. electron và neutron.
 	C. proton.	D. proton và neutron.
Câu 8 NB:Nguyên tố hoá học gồm: 
A. 2 loại nguyên tử. B. 1 loại nguyên tử.
C. 3 loại nguyên tử. D. 4 loại nguyên tử.
Câu 9 NB: Nguyên tố Calsium có kí hiệu hóa học là
A. ca.	B. Ca.	C. cA. 	D. C.
Câu 10 NB: Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học
A. 90.	 B. 100.	 C. 118.	 	 D. 1180.
Câu 11 NB: Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố ứng với kí hiệu hóa học Na là
A. Natri.	B. Nitrogen.	C. Natrium. 	D. Sodium.
Câu 12 TH:Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:
 (1) (2) (3)
Cho biết nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?
A. (1), (2), (3).	 B. (1), (2).	 C. (1), (3).	D. (2), (3).
Câu 13 ( NB ): Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc:
Thứ tự chữ cái trong từ điển
Thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân
Thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng
Thứ tự tăng dần số hạt neutron.
Câu 14 ( NB ): Những nguyên tố hoá học nào sau đây thuộc cùng một nhóm
	A. O, Cl, I B. N, P, As
	C. Na, Mg, K D. Ne, Na, Mg
Câu 15 ( NB ): Những nguyên tố hoá học nào sau đây thuộc cùng một chu kì
	A. Li, Si,Ne B. Mg, Ca, Ar
	C. K, Fe, Cu D. B, Al, In
Câu 16 ( NB ): Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm: 
	A. IA B. VIIIA
	C. VIIA D. VA
Câu 17 NB:Đơn chất được tạo nên từ
	A. một nguyên tố hóa học. 	B. hai nguyên tố hóa học. 
	C. ba nguyên tố hóa học. 	D. nhiều nguyên tố hóa học. 
Câu 18 TH:Trong phân tử potassium chloride, nguyên tử K (potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết
A. cộng hóa trị.	B. ion.	C. phi kim.	D. kim loại.
Câu 19 NB:Trong hợp chất, nguyên tố hydrogen thường có hóa trị là bao nhiêu?
A.I B.II C.III D.IV
Câu 20 NB:Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công thức hoá học cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử của chất.
B. Công thức hoá học cho biết các nguyên tố tạo nên chất.
C. Công thức hoá học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất.
D. Công thức hoá học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu 21 TH (1,0 điểm):
1. Vì sao mỗi nguyên tử trung hoà về điện?
2. Vẽ sơ đồ của nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 8.
Câu 22 VD (1,0 điểm): Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố calcium nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong
bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
b) Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là gì?
Câu 23 VD (1,0 điểm): muối rất cần thiết cho sức khoẻ, phân tử muối ăn gồm 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử Cl. 
a. Hãy cho biết muối ăn là đơn chất hay hợp chất và giải thích?
b. Viết công thức hoá học của muối ăn và tính khối lượng phân tử muối ăn .
Câu 24 TH(1,0 điểm): Cho sơ đồ cấu tạo của nguyên tử chlorine (Cl) như hình bên.
Hãy biểu diễn sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử Cl2. 
Câu 25 VDC (1,0 đ): Một oxide có công thức XOn, trong đó X chiếm 30,43% về khối lượng. Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 46 amu. Xác định công thức hoá học của oxide trên.
PHÒNG GD & ĐT BÁT XÁT
Trường PTDTBT THCS Phìn Ngan

HDC KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
Năm học: 2023 - 2024
Môn: KHTN - Lớp 7
Đề 2


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
C
B
B
B
B
A
A
B
B
C
D
C
B
B
C
B
A
B
A
D
	- Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu
ý
Nội dung
 Điểm
21
(1,0đ)
1
vì số p =số e, bên cạnh đó nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ (các e) mang điện tích âm và hạt nhân (các p) mang điện tích dương và nơtron không mang điện tích.
0,5
2
- Sơ đồ của nguyên tử có số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân là 8. 

0,5
22
(1,0đ)

a- Nguyên tố calcium này nằm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ở ô 11, nhóm IIA, chu kì 3 
0, 75
b- Tên gọi của nhóm chứa nguyên tố này là nhóm kim loại kiềm thổ.
0,25
23
(1,0đ)
a
- là hợp chất.
- vì phân tử tạo bởi 2 nguyên tố học học.
0,25
0,25
b
- Công thức hoá học: NaCl
- Khối lượng phân tử muối ăn = 23 + 25.5 = 58.5 (amu)
0,25
0,25
24
(1,0đ)


HS chỉ cần vẽ đúng, không cần vẽ đẹp vẫn ghi điểm tối đa

1,0
25
(1,0đ)

Khối lượng của X = 30,4346.100= 14 (amu)
Khối lượng của O = 46 – 14 = 32 (amu)
Số nguyên tử O = 32: 16 = 2
Vậy công thức cần tìm là NO2
0,25
0,25
0,25
0,25

DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chan_troi.docx