MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học ở các bài 1,2,3.
2. Thái độ
- Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, biết giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ, biết yêu thương con người, biết chăm chỉ kiên trì, biết rèn phương pháp học GDCD.
3. Kĩ năng
- Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu, nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện.
4. Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, tư duy
II. CHUẨN BỊ
GV: tham khảo tài liệu, soạn bài; HS: học và chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ĐỀ RA:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm - mỗi lựa chọn đúng 0,5 điểm)
Câu 1: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được
A. Truyền từ đời này sang đời khác. B. Mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. Nhà nước ban hành và thực hiện. D. Đời sau bảo vệ nguyên trạng.
Câu 2: Học sinh cần biết giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống bằng những việc làm
A. Tích cực. B. Tiêu cực.
C. Phản cảm. D. Vô đạo đức.
Câu 3: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là phẩm chất
A. Yêu thương con người. B. Tự nhận thức bản thân.
C. Siêng năng, kiên trì. D. Tự chủ, tự lập
Câu 4: Hành vi nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?
A. Quan tâm. B. Chia sẻ.
C. Giúp đỡ. D. Vô cảm.
Ngày soạn: 23/10/2023 Ngày dạy : 24/10/2023. TIẾT 8: KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học ở các bài 1,2,3. 2. Thái độ - Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, biết giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ, biết yêu thương con người, biết chăm chỉ kiên trì, biết rèn phương pháp học GDCD. 3. Kĩ năng - Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu, nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện. 4. Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, tư duy II. CHUẨN BỊ GV: tham khảo tài liệu, soạn bài; HS: học và chuẩn bị bài. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỀ RA: Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm - mỗi lựa chọn đúng 0,5 điểm) Câu 1: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được A. Truyền từ đời này sang đời khác. B. Mua bán, trao đổi trên thị trường. C. Nhà nước ban hành và thực hiện. D. Đời sau bảo vệ nguyên trạng. Câu 2: Học sinh cần biết giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống bằng những việc làm A. Tích cực. B. Tiêu cực. C. Phản cảm. D. Vô đạo đức. Câu 3: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là phẩm chất A. Yêu thương con người. B. Tự nhận thức bản thân. C. Siêng năng, kiên trì. D. Tự chủ, tự lập Câu 4: Hành vi nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người? A. Quan tâm. B. Chia sẻ. C. Giúp đỡ. D. Vô cảm. Câu 5: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của siêng năng, kiên trì? A. Luôn học bài trước khi đến lớp. B. Thường xuyên không học bài cũ. C. Bỏ học chơi game. D. Đua xe trái phép. Câu 6: Cá nhân không rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ có kết quả như thế nào dưới đây? A.Dễ dàng thành công trong cuộc sống. B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn. C. Trở thành người có ích cho xã hội. D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa. Câu 7. Trong cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào? A.Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh. B. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán. C. Có nhiều tiền bạc và quyền lực. D. Giữ gìn các tập tục mê tín dị đoan. Câu 8: Người có lòng yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người xa lánh. B. Mọi người coi thường. C. Mọi người kính nể và yêu quý. D. Mọi người yêu quý và kính trọng. Câu 9. Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì? A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần kỷ luật. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 10. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì? A. Đức tính tiết kiệm. B. Lòng yêu thương con người. C. Tinh thần yêu nước. D. Tinh thần đoàn kết. Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) Nêu giá trị của tình yêu thương con người? Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm, láng giềng, người trên đường phố ...) Câu 2: (2 điểm) A có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học A đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy A làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi A cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. 1. Việc làm của A trong tình huống trên có điều gì được và chưa được? Bạn còn thiếu đức tính gì ? 2. Nếu em là bạn thân của A, em sẽ khuyên bạn như thế nào? ĐÁP ÁN : TRẮC NGHIỆM Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câ0 10 A A A D A B A D B B TỰ LUẬN: Câu 1: - Giá trị của tình yêu thương con người: Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn; làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn. -Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. - Ý 2: HS tự kể một hành động với bất kì ai miễn là phù hợp Câu 2: Việc làm của A trong tình huống trên có điều được và chưa được: Cái được : là bạn đã chăm chỉ học bài Cái chưa được : là chưa kiên trì chịu khó Bạn còn thiếu đức tính: Kiên trì chịu khó. 2.Nếu em là bạn thân của A, em sẽ khuyên bạn: Chăm chỉ như vậy là tốt những bạn A cần phải kiên trì chịu khó tư học, tự vượt qua chính bản thân mình, chịu khó, chịu khổ khắc phục mọi khó khăn tìm mọi cách khác để học tập có hiệu quả cao hơn..( HS có thể có những cách trả lời khác nhau miễn là hợp lí)
Tài liệu đính kèm: