UBND HUYỆN HIẾN ĐĂNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Vật lý lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm: ( 2,5 điểm) Chọn phương án đúng. Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A . Khối lượng của vật tăng. B . Khối lượng của vật giảm. C . Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 3: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có. A. O2O = O1O. B. O1O > 4O2O. C. O2O > O1O . D. 4O1O > O2O >2O1O . Câu 4 : Khi chất khí trong bình nóng lên, đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? A. Khối lượng . B. Trọng lượng . C. Khối lượng riêng. D. Cả khối lượng , trọng lượng và khối lượng riêng. Câu 5: Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? A. Nhiệt kế rượu . B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế thuỷ ngân. D . Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được. III. Tự luận: (7,5 điểm) Câu 1: ( 3,5 điểm ) Nêu tác dụng của ròng rọc cố định. Kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao bằng ròng rọc cố định thì lực kéo ít nhất phải bằng bao nhiêu? Câu 2: ( 3 điểm) Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ Thuỷ ngân Từ -100C đến 1100C Rượu Từ - 300C đến 600C Kim loại Từ 00C đến 4000C Y tế Từ 340C đến 420C Phải dùng nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng? Câu 3: ( 1 điểm): Khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Hỏi một dây bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 200C sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 400C? --------------Hết-------------- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Môn : Vật lí 6 Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. Đề 1 1 - B 2 - B 3 - C 4 - C 5 - B Tự luận: Câu Đáp án Thang điểm 2 + Tác dụng của ròng rọc cố định: Làm thay đổi hướng của lực kéo so với kéo vật trực tiếp. -Học sinh viết được P = m.10 Thay số tính P = 10. 50= 500N Kết luận được lực kéo ít nhất là F = P = 500N 1 1 1 0,5 3 -Dùng nhiệt kế kim loại để đo nhệt độ của bàn là. -Dùng nhiệt kế y tế để đo nhệt độ của cơ thể người. -Dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhệt độ của nước đang sôi. -Dùng nhiệt kế rượu để đo nhệt độ của không khí trong phòng. 0,75 0,75 0,75 0,75 4 Tính được dây đồng dài 50m khi tăng nhiệt độ thêm 200C chiều dài tăng thêm : 0,017.20 x 50 = 17mm = 0,017m Tính được chiều dài của dây đồng ở 400C 50 + 0,017 = 50,017m 0,5 0,5 Chú ý: - Bài giải sai mà kết quả đúng thì không cho điểm. - Bài giải đúng theo cách khác vẫn cho điểm tối đa UBND HUYỆN HIẾN ĐĂNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Vật lý lớp 7 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm (2,5 điểm). Câu 1: Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt bị nhiễm điện? A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở. B. Áp nhẹ thước nhựa vào thành một bình nước ấm. C. Chiếu ánh sánh đèn pin vào thước nhựa . D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng một mảnh vải khô. Câu 2: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện ? A. Than chì. B. Nhựa . C. Gỗ khô. D. Cao su. Câu 3: Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. Các vụn nhôm . B. Các vụn đồng . C. Các vụn sắt. D. Các vụn giấy. + _ + _ _ + + _ Câu 4: Trong các sơ đồ dưới đây sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện ? A. B. C. D. Câu 5: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện ? A. Pin. B. Đinamô lắp ở xe đap. C. Ăc quy. D. Bóng đèn điện đang sáng. II. Tự luận: (7,5 điểm) Câu 1: ( 2,5 điểm). Trong mỗi hình a, b, c, d , các vật A, B đều bị nhiễm điện. Hãy điền dấu điện tích ( + hay - ) vào vật chưa ghi dấu? A B - A B - A B + A B a. b. c. d. Câu 2: (1.5 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm một nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn và dây dẫn. Dùng mũi tên chỉ rõ chiều dòng điện chạy trong mạch. Câu 3: (2,5 điểm). Kể tên các tác dụng của dòng điện. Mỗi tác dụng lấy một ví dụ minh hoạ. Câu 4: (1 điểm). Làm thế nào để biết một chiếc lược nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì ? -------------Hết------------ ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Môn : Vật lí 7 Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 Đáp án D A C B D Câu 2: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm, riêng phần d được 1 điểm. Nếu học sinh chỉ nêu được 1 trong 2 trường hợp thì chỉ được 0,5 điểm. A B + + - A B - Hoặc - A B - - A B + + A B + a. `b. c. d . Câu Đáp án Thang điểm 3 Vẽ sơ đồ mạch điện đúng. Xác định đúng chiều dòng điện trong mạch. 1 0,5 4 + Tác dụng nhiệt. VD: Dòng điện chạy qua dây tóc của bóng đèn làm dây tóc nóng đến nhiệt độ cao và phát sáng. + Tác dụng phát sáng. VD : Dòng điện chạy qua chất khí bên trong bóng đèan của bút thử điện làm chất khí này phát sáng. + Tác dụng từ. VD : Dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt non làm cho cuộn dây trở thành nam châm điện. + Tác dụng hoá học . VD : Dòng điện chạy qua dung dịch đồng sunphat làm đồng tách ra khỏi dung dịch và đến bám vào thỏi than nối với cực âm. + Tác dụng sinh lí. VD: Dòng điện chạy qua cơ thể người làm cơ co giật .... Chú ý: Học sinh lấy VD khác, đúng vẫn được điểm tối đa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 - Đặt lược nhựa gần những vật nhẹ (mẩu giấy vụn, vụn ni lon...) nếu lược hút các vật nhẹ thì lược bị nhiễm điện, nếu không hút thì lược không bị nhiễm điện. - Để biết lược nhiễm điện gì ta đặt lược nhựa gần một thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương ( Thanh nhựa sẫm mầu nhiễm điện âm) . Nếu lược bị hút ( đẩy) thì nó nhiễm điện âm. Nếu lược bị đẩy ( hút) thì lược nhiễm điện dương. 0,75 0,25 Chú ý: - Bài giải sai mà kết quả đúng thì không cho điểm. - Bài giải đúng theo cách khác vẫn cho điểm tối đa UBND HUYỆN HIẾN ĐĂNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Vật lý lớp 8 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm (3 điểm): Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1.(0,5 điểm). Một học sinh dùng ròng rọc cố định kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Công mà bạn học sinh đó thực hiện là: A. 100J B. 1000J C. 500J D. 200J Câu 2.(0,5 điểm). Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhiệt năng của một vật: A. Chỉ những vật có nhịêt độ cao mới có nhiệt năng. B. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. C. Chỉ những vật có nhiệt độ thấp mới có nhiệt năng. D. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng có nhiệt năng. Câu 3.(0,5 điểm). Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là: A. Nhiệt độ của vật B. Nhiệt năng của vật C. Nhiệt lượng của vật D. Cơ năng của vật. Câu 4.(0,5 điểm). Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào: A. Khối lượng chất lỏng. B. Trọng lượng chất lỏng C. Nhiệt độ chất lỏng. D. Thể tích chất lỏng. Câu 5.(0,5 điểm). Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng? A. Ô tô đang đứng yên bên đường B. Máy bay đang bay C. Lò xo để tự nhiên ở độ cao so với mặt đất D. Lò xo bị nén đặt ngay trên mặt đất. Câu 6.(0,5 điểm). Nhiệt độ của vật tăng lên, khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Nhiệt năng của vật tăng lên. B. Khoảng cách giữa các phân tử tăng lên. C. Kích thước nguyên tử, phân tử tăng lên. D. Thể tích của vật tăng lên. II. Tự luận (7 điểm). Trình bày lời giải hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây. Câu 7.(1 điểm). Giải thích tại sao khi bỏ đường vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh đường hòa tan chậm hơn so với cốc nước nóng ?. Câu 8.(3 điểm). a. Nói công suất của máy là 1200W. Số đó cho ta biết điều gì ? b. Lực kéo 200N làm vật dịch chuyển quãng đường 1,8km trong thời gian 30 phút. Tính công và công suất của lực kéo đó ? Câu 9.(3 điểm). Dùng mặt phẳng nghiêng dài 8m để kéo vật có khối lượng 49,2kg lên cao 2m. a. Tính công kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát ? b. Tính lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát ? c. Thực tế có ma sát lực kéo vật là F’ = 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng ? --------------Hết------------- Họ và tên:..............................................................................................................SBD:......................................... ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LÝ 8 I. Phần Trắc nghiệm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D B C A C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II. Phần Tự Luận. Câu Nội dung Điểm 7 Vì ở cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn, các phân tử chuyển đông nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn. 1,0 8 a. Trong 1s máy đó thực hiện công là 1200J 1,0 b. Đổi S = 1,8km = 1800m; t = 30 phút = 1800s Công của lực kéo là: A = F.s = 200´1800 = 360 000 (J) Công suất: P = = = 200 (W) 1,0 1,0 9 a. Trọng lượng của vật: P = 10m =10´49,2 = 492 (N) Khi không có ma sát, công đưa vật lên theo phương thẳng đứng bằng công kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng: A = P.h = F.l = 492´2 = 984 (J) 1,0 b. Lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát: F = Thay số: F = = 123 (N) 1,0 c. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là: H = .100% Thay số: H = ´100% = 82 % 1,0 Chú ý: - Bài giải sai mà kết quả đúng thì không cho điểm. - Bài giải đúng theo cách khác vẫn cho điểm tối đa UBND HUYỆN HIẾN ĐĂNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: Vật lý lớp 9 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm (3 điểm): Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1.(0,5 điểm). Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt ? A. Tăng 2 lần B. Tăng 4 lần C. Giảm 2 lần D. Không thay đổi Câu 2.(0,5 điểm). Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây: A. Luôn luôn tăng B. Luôn luôn giảm C. Luôn luôn không đổi . D. Luân phiên tăng giảm. Câu 3.(0,5 điểm). Tác dụng nào của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào chiều dòng điện: A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng C. Tác dụng từ D. Tác dụng sinh lí Câu 4.(0,5 điểm). Chiếu một tia sáng từ thủy tinh ra không khí với góc tới i = 300 thì góc khúc xạ: A. r > 300 B. r = 300 C. r < 300 D. Cả A,B,C đều không xảy ra Câu 5.(0,5 điểm). Ảnh của vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có đặc điểm: A. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. Câu 6.(0,5 điểm). Câu nào sau đây không đúng đối với thấu kính phân kì? A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm C. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm. . D. Tia tới qua quang tâm tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới. II. Tự luận (7 điểm). Trình bày lời giải hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây. Câu 7.(2,0 điểm). Máy biến thế cuộn sơ cấp có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 20000 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng 100V. a. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp. b. Truyền tải điện năng đi xa dùng biến thế trên để truyền đi một công suất điện là 10kW, điện trở đường dây là 8W. Tính công suất hao phí trong quá trình truyền tải điện ? Câu 8.(4,0 điểm). Cho thấu kính hội tụ tiêu cự 18cm, vật sáng AB dạng đoạn thẳng, AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính cách thấu kính 12cm. a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB. Nhận xét đặc điểm của ảnh. b. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Biết vật AB cao 2cm. Câu 9.(1,0 điểm). Cho thấu kính phân kì, hãy vẽ tia ló của 3 tia tới trong hình sau: M I F2 F1 O (3) (2) (1) S D -------------Hết------------- Họ và tên:..............................................................................................................SBD:......................................... ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LÝ 9 Phần Trắc nghiệm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A D C A C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II. Phần Tự Luận. Câu Nội dung Điểm 7 a. Áp dụng công thức của máy biến thế → Thay số tính được U2 = 2000V 0,5 0,5 b. Đổi 10kW = 10000W Công suất hao phí thay số: = 200 W 0,5 0,5 8 a. Vẽ hình đúng. Nhận xét: Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật, ở xa thấu kính hơn vật. 1,0 0,5 b. Ta có: OAB ~OA’B’ => (1) Ta lại có: F’OI ~ F’A’B’ => (2) Từ (1) và (2) suy ra: (3) A A' B' B O F I F' Mà F’A’ = OA’+ OF’ => ( 4) Thay số vào (4) ta được: OA’ = 36 cm; Thay vào (1) ta được A’B’ = 6cm. Vậy khoảng cách từ ảnh tới thấu kính là 36cm và chiều cao của ảnh là 6cm. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 9 S' M I F2 F1 O (3) (2) (1) S D - Tia (1) là tia song song với trục chính, tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. - Tia (2) là tia đi qua quang tâm O, tia ló truyền thẳng theo phương của tia tới. - Xác định được ảnh S’ của S, tia ló của tia tới thứ (3) cũng có đường kéo dài đi qua S’. - Hình vẽ: 0,25 0,25 0,25 0,25 Chú ý: - Bài giải sai mà kết quả đúng thì không cho điểm. - Bài giải đúng theo cách khác vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: