Thứ., ngày tháng năm 20 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Môn : Toán Thời gian : 40 Phút Năm học : 2018 – 2019 Phòng GD&ĐT Cái Nước Trường tiểu học Trần Thới 2 Họ và Tên:... Lớp : 5 Điểm Lời phê của giáo viên . ĐỀ BÀI Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: Hình lập phương là hình: (0,5điểm) A. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau. B. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 6 đỉnh và 10 cạnh bằng nhau. C. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 4 đỉnh và 8 cạnh bằng nhau. D. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 2 đỉnh và 6 cạnh bằng nhau. Câu 2: Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2cm là: (0,5điểm) A. 12cm2 B. 24cm2 C. 48cm2 D. 6cm2 Câu 3: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm: 0,22 m3 = . dm3 là bao nhiêu? (0,5điểm) A. 22000 B. 22 C. 2200 D. 220 Câu 4: 17,5% của 240 là: (0,5điểm) A. 45 B. 44 C. 43 D. 42 Câu 5: Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 1 giờ 25 phút = ........phút là: (0,5điểm) A. 85 B. 95 C. 75 D. 65 Câu 6: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình lập phương đó là: (0,5điểm) A. 120m3 B. 125 m3 C. 130m3 D. 135m3 Câu 7: Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống: (1điểm) A. phút = 30 giây B. phút = 60 giây C. 3 ngày rưỡi = 84 giờ D. 3 ngày rưỡi > 84 giờ Câu 8: Tìm x: (1điểm) x + 15,5 = 25,5 x - 15,5 = 25,5 Câu 9: Đặt tính rồi tính: (2điểm) a) 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút b) 23 phút 25 giây - 15 phút 12 giây c) 2 phút 2 giây 5 d) 24 phút 12 giây : 4 Câu 10: (3 điểm) Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 6cm. 6cm Tính thể tích bể cá đó ? 5cm 9cm Bài giải: Hết HƯỚNG DẪN CHẤM: LỚP 5 Môn: Toán Câu 1 2 3 4 5 6 7 Ý đúng A B D D A B A, C Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm Câu 8: Tìm x: (1điểm) x + 15,5 = 25,5 x = 25,5 – 15,5 x = 10 x - 15,5 = 25,5 x = 25,5 + 15,5 x = 41 Câu 9: Đặt tính rồi tính: (2điểm) a) 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút b) 23 phút 25 giây - 15 phút 12 giây = 9 giờ 37 phút = 8 phút 13 giây c) 2 phút 2 giây 5 = 10 phút 10 giây d) 24 phút 12 giây : 4 = 6 phút 3 giây Câu 10: (3 điểm) Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 6cm. Tính thể tích bể cá đó ? Bài giải: 6cm Thể tích bể cá là: 9 5 6 = 270 (cm3) 5cm Đáp số: 270 cm3 9cm Môn: Tiếng việt A – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ý đúng A A C B C C A D B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 7: A. Một cụm từ, đó là cụm từ: dâng biếu Câu 10: Cụ thể: Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. (1 điểm) B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người. Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh. Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn Thứ., ngày tháng năm 20 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Môn : Tiếng việt (bài đọc) Thời gian : 40 Phút Năm học : 2018 – 2019 Phòng GD&ĐT Cái Nước Trường tiểu học Trần Thới 2 Họ và Tên:. Lớp : 5 Điểm Lời phê của giáo viên . ĐỀ BÀI A – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 19 đến tuần 26, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) a. Đọc thầm bài văn sau: NGHĨA THẦY TRÒ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở trước hiên, một cụ già trên tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kín vái và nói to: - Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy. Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. Theo HÀ ÂN Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau: Câu 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? (0,5điểm) A. Để mừng thọ thầy. B. Để nhờ thầy dạy học. C. Để mượn thầy những cuốn sách quý. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Chi tiết nào cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ? (0,5điểm) A. Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. B. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. C. Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu. D. Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu và nhiều món quà tặng thầy. Câu 3: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thưở học vỡ lòng như thế nào ? (0,5điểm) A. Cụ giáo Chu quen thân người thầy dạy từ thưở học vỡ lòng. B. Cụ giáo Chu rất sợ người thầy từ thưở học vỡ lòng. C. Cụ giáo Chu rất nhớ ơn người thầy dạy từ thưở học vỡ lòng. D. Cụ giáo Chu người thân đã dạy từ thưở học vỡ lòng. Câu 4: Bài văn trên thuộc chủ điểm nào ? (0,5điểm) A. Nhớ quê. B. Nhớ nguồn. C. Nhớ thầy. D. Nhớ bạn củ Câu 5: Bài văn trên ca ngợi về ? (1điểm) A. Ca ngợi niềm thành kính của các học trò. B. Ca ngợi niềm thành kính của cụ giáo Chu. C. Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta. D. Thầy giáo Chu rất mực tôn kính. Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn ? (1điểm) A. Qua tình cảm và việc làm của cụ giáo Chu. B. Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy rất thân quen từ thưở nhỏ. C. Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. D. Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy rất thân quen từ học tiểu học. Câu 7: Trong bài đọc có mấy cụm từ đồng nghĩa với cụm từ “Dâng tặng” ? (1điểm) A. Một cụm từ, đó là cụm từ: .................................................................................................. B. Hai cụm từ, đó là hai cụm từ: .............................................................................................. C. Ba cụm từ, đó là ba cụm từ:................................................................................................. D. Bốn cụm từ, đó là ba cụm từ:............................................................................................... Câu 8: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? (0,5điểm) A. Uống nước nhớ nguồn C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư, B. Tôn sư trọng đạo D. Tất cả các ý trên. Câu 9: Dấu phẩy trong câu “Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.” có tác dụng gì ? (0,5điểm) A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu. C. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu. D. Ngăn cách các quan hệ từ trong câu ghép. Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (bao nhiêu; bấy nhiêu) Thủy Tinh dâng nước cao.................................Sơn Tinh làm núi cao lên..................................... Thứ., ngày tháng năm 20 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Môn : Tiếng việt (bài viết) Thời gian : 40 Phút Năm học : 2018 – 2019 Phòng GD&ĐT Cái Nước Trường tiểu học Trần Thới 2 Họ và Tên:. Lớp : 5 Điểm Lời phê của giáo viên . ĐỀ BÀI B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Ai là thuỷ tổ loài người ?). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 70). 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Tả chiếc đồng hồ báo thức. Hết Phần bốc thăm Bài: Người công nhân số một Trang 4 (Đọc từ Anh Thành.........đếnvào Sài Gòn này làm gì ?) Hỏi: Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? Bài: Người công nhân số một Trang 10 (Đọc từ Tôi muốn đi sang nước họ..........đến Lại còn say sóng nữa) Hỏi: Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ? Bài: Thái sư Trần Thủ Độ Trang 15 (Đọc từ đầu...........đến ông mới tha cho) Hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ làm gì ? Bài: Thái sư Trần Thủ Độ Trang 15 (Đọc từ Một lần khác...........đến Nói rồi, lấy vàng,lụa thưởng cho) Hỏi: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ? Bài: Thái sư Trần Thủ Độ Trang 15 (Đọc từ Trần Thủ Độ có công lớn...........đến hết bài) Hỏi: Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền,Trần Thủ Độ nói thế nào ? Bài: Trí dũng song toàn Trang 25 (Đọc từ đầu ............. thật không phải lẽ !) Hỏi: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” ? Bài: Tiếng rao đêm Trang 30 (Đọc từ đầu ..........đến khói bụi mịt mù...;) Hỏi: Đám cháy xảy ra vào lúc nào ? Bài: Lập làng giữ biển Trang 36 (Đọc từ đầu..........mình không đến ở thì để cho ai ?) Hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ? Bài: Phân xử tài tình Trang 46 (Đọc từ đầu đến ............quan ôn tồn bảo:) Hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ? Bài: Luật tục xưa của người Ê-đê Trang 56 (Đọc từ đầu...........đến phải chịu chết) Hỏi: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ? Bài: Hộp thư mật Trang 62 (Đọc từ đầu.......đến đôi lúc Hai Long đã đáp lại) Hỏi: Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ? Bài: Nghĩa thầy trò Trang 79 (Đọc từ đầu ..........đến mang ơn rất nặng) Hỏi: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? Bài: Nghĩa thầy trò Trang 79 (Đọc từ Các môn sinh đồng thanh ..........đến môn sinh đến tạ ơn thầy) Hỏi: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thưở học vỡ lòng như thế nào ? Bài: Nghĩa thầy trò Trang 79 (Đọc từ Cụ già tóc bạc ngước lên ..........đến hết bài) Hỏi: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ? Bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Trang 83 (Đọc từ đầu .........đến bắt đầu thổi cơm) Hỏi: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ? Bài: Tranh làng Hồ Trang 88 (Đọc từ đầu ..........đến hóm hỉnh và vui tươi) Hỏi: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam ? Bài: Tranh làng Hồ Trang 88 (Đọc từ kĩ thuật......đến dáng người trong tranh) Hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
Tài liệu đính kèm: