Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN(6,0 điểm)

 

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

 

NGƯỜI ĂN XIN

 

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

 

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

 

Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

 

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

 

Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

 

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

 

(Theo Tuốc-ghê- nhép)

 

Câu 1(0,5 điểm): Câu chuyện trên được viết theo thể loại nào?

 

Truyện truyền thuyết.

 

Truyện cổ tích.

 

Truyện ngắn.

 

Truyện cười.

 

Câu 2(0,5 điểm): Câu chuyện trên sử dụng ngôi kể nào?

 

Ngôi thứ nhất.

 

Ngôi thứ hai.

 

Ngôi thứ ba.

 

Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

 

Câu 3(0,5 điểm): Trước tình cảnh đáng thương của ông lão ăn xin trong câu chuyện trên, câu bé đã có hành động gì?

 

Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên lục hết túi nọ túi kia nhưng trên người không có chút tài sản nào cả nên đã xin ông đừng giận

Nắm chặt tay ông lão rồi tặng ông chiếc mũ của mình.

Biếu ông lão một nắm tiền.

Xua đuổi, xa lánh ông lão.

 

Câu 4(0,5 điểm): Trước hành động và lời nói của câu bé, người ăn xin đã có phản ứng gì?

 

Ông lão run rẩy rơi nước mắt, cảm ơn cậu bé rồi vội rảo bước đi.

Ông lão rút tay lại rồi mỉn cười nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”.

docx 10 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 04/06/2024 Lượt xem 127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 6 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lê Lợi (Có đáp án)
MA TRẬN, ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 	 MÔN NGỮ VĂN 6
	Thời gian: 90 phút
TT
Kĩ năng
Nội dung/ đơn vị kiến thức
 Mức độ nhận thức
Tổng % điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao




TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

1
Đọc hiểu
Văn bản truyện ngắn
3
0
5
0
0
2
0
0
60
2
Viết
Ghi lại cảm xúc về một bài thơ(hoặc một khổ thơ, đoạn thơ)
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Tổng
15
5
25
15
0
30
0
10
100
Tỉ lệ %
20%
40%
30%
10%
Tỉ lệ chung
 60%
 40%

Bản đặc tả.
TT
Chương/chủ đề
Nội dung/ đơn vị kiến thức
 Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
1.Văn truyện ngắn 
Nhận biết:
-Nhận biết được đặc điểm của thể loại truyện ngắn: thể loại, PTBĐ, ngôi kể
- Xác định từ đa nghĩa từ có trong đoạn ngữ liệu
Thông hiểu:
- Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.
- Giải thích ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong văn bản
- Chỉ ra công dụng của dấu câu trong văn bản
Vận dụng:
- Rút ra ý nghĩa, chủ đề và bài học từ văn bản.
3TN
5TN
2TL

2
Viết
2.Ghi lại cảm xúc về một đoạn thơ, bài thơ
Nhận biết:
-Xác định được kiểu bài: Ghi lại cảm xúc về một bài thơ, đoạn thơ.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ
Thông hiểu:
-Hiểu cách xây dựng một đoạn văn chia sẻ cảm xúc
- Xây dựng được đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ.
Vận dụng:
-Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ, đoạn thơ
Vận dụng cao:
-Rút ra được những bài học sâu sắc cho bản thân..



1TL*
Tổng

3TN
5TN
2TL
1TL*
Tỉ lệ %

20
40
30
10
Tỉ lệ chung

 60
 40

Trường THCS Lê Lợi
Tổ Khoa học Xã hội
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2022- 2023
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ CHẴN
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN(6,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê- nhép)
Câu 1(0,5 điểm): Câu chuyện trên được viết theo thể loại nào?
Truyện truyền thuyết.
Truyện cổ tích.
Truyện ngắn.
Truyện cười.
Câu 2(0,5 điểm): Câu chuyện trên sử dụng ngôi kể nào?
Ngôi thứ nhất.
Ngôi thứ hai.
Ngôi thứ ba.
Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 3(0,5 điểm): Trước tình cảnh đáng thương của ông lão ăn xin trong câu chuyện trên, câu bé đã có hành động gì?
Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên lục hết túi nọ túi kia nhưng trên người không có chút tài sản nào cả nên đã xin ông đừng giận
Nắm chặt tay ông lão rồi tặng ông chiếc mũ của mình.
Biếu ông lão một nắm tiền.
Xua đuổi, xa lánh ông lão.
Câu 4(0,5 điểm): Trước hành động và lời nói của câu bé, người ăn xin đã có phản ứng gì?
Ông lão run rẩy rơi nước mắt, cảm ơn cậu bé rồi vội rảo bước đi.
Ông lão rút tay lại rồi mỉn cười nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”.
Ông lão rút tay lại, mỉm cười xoa đầu cậu bé rồi nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”.
Ông lão nhìn chăm chăm, đôi môi nở nụ cười, nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Câu 5(0,5 điểm): Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
Ông lão trong mắt cậu bé là một người thật khốn khổ và bất hạnh.
Cậu bé chỉ mong kiếm được một cái gì đó cho ông lão để ông không làm phiền mình
Cậu bé chân thành thương xót, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông lão.
Cậu bé thấy ông lão thật phiền.
Câu 6(0,5 điểm): Từ “ăn” trong cụm từ “người ăn xin” được dùng theo nghĩa chính hay nghĩa chuyển?
Nghĩa chính.
Nghĩa chuyển.
Câu 7(0,5 điểm): Văn bản trên gồm bao nhiêu đoạn văn ?
Một đoạn
Hai đoạn.
Ba đoạn.
Bốn đoạn.
Câu 8(0,5 điểm): Khi ông lão cảm ơn, cậu bé đã nhận ra được điều gì từ ông lão ăn xin?
Cậu nhận được sự thương cảm từ ông lão ăn xin.
Cậu nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm từ ông lão ăn xin.
Cậu nhận được một lời xin lỗi từ ông lão ăn xin
Cậu nhận được một bài học từ ông lão ăn xin.
Câu 9(1,0 điểm): Theo em chủ đề của câu chuyện trên là gì?
Câu 10(1,0 điểm): Từ câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân
II. VIẾT: (4.0 điểm): Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn văn bản thơ sau.
“Mẹ ơi những ngày xa
Là con thương mẹ nhất
Mẹ đặt tay lên tim
Có con đang ở đó
Như ngọt ngào cơn gió
Như nồng nàn cơn mưa
Với vạn ngàn nỗi nhớ
Mẹ dịu dàng trong con!”
( Trích “Dặn mẹ” – Đỗ Nhật Nam)
	HẾT.
Trường THCS Lê Lợi
Tổ Khoa học Xã hội
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2022- 2023
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ LẺ
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN(6,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:
NHỮNG BÀN TAY CÓNG
Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩa rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con: “Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?”. Con trả lời: “Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh.
(Theo Tuổi mới lớn, NXB Trẻ, 2017)
Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là phương thức nào dưới đây?
Miêu tả.
Tự sự.
Biểu cảm.
Nghị luận.
Câu 2(0,5 điểm): Câu chuyện trên được viết theo thể loại nào?
Truyện truyền thuyết.
Truyện cổ tích.
Truyện ngắn.
Truyện cười.
Câu 3(0,5 điểm): Câu chuyện trên sử dụng ngôi kể nào?
Ngôi thứ nhất.
Ngôi thứ hai.
Ngôi thứ ba.
Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 4(0,5 điểm): Dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản trên có công dụng gì?
Đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Đánh dấu một nhận định hay trích dẫn một danh ngôn.
Đánh dấu lời kể chuyện.
Câu 5(0,5 điểm). Người con trong câu chuyện đã mang thêm một đôi găng tay để làm gì?
 Để giúp đỡ những bạn không có. 
Để dùng khi trời quá lạnh.
Vì đó là thói quen .
Vì đó là sở thích.
Câu 6(0,5 điểm): Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “tay” trong câu: “Nghĩa rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay(1) rồi, tôi hỏi con: “Vì sao con mang tới hai đôi găng tay(2) trong túi áo?”.
Tay(1) nghĩa gốc, tay(2) nghĩa chuyển.
Tay(1) nghĩa chuyển, tay(2) nghĩa gốc.
Cả hai từ tay đều là nghĩa gốc.
Cả hai từ tay đều là nghĩa chuyển.
Câu 7(0,5 điểm). Việc làm của người con trong câu chuyện trên nói lên điều gì?
Em là một cô bé nhanh nhẹn.
Em là một cô bé tốt bụng.
Em là một cô bé hiếu động.
D.Em là một cô bé có tấm lòng nhân hậu, biết sẻ chia, đùm bọc và yêu thương những người xung quanh.
Câu 8(0,5 điểm). Dòng nào nói đúng nhất chủ đề chính mà câu chuyện trên gợi cho người đọc ?
Lòng bao dung.
Tình yêu thương và sự chia sẻ.
San sẻ khó khăn với những người xung quanh.
Tương trợ bạn bè.
Câu 9(1,0 điểm). Em có đồng ý với cách làm của người con trong câu chuyên trên không? Vì sao?	
Câu 10(1,0 điểm): Từ việc đọc nội dung của câu chuyện trên, theo em với lứa tuổi của mình, em cần làm gì để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình?
PHẦN II: VIẾT VĂN (4,0 điểm). 
Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn văn bản thơ sau.
“Mẹ ơi những ngày xa
Là con thương mẹ nhất
Mẹ đặt tay lên tim
Có con đang ở đó
Như ngọt ngào cơn gió
Như nồng nàn cơn mưa
Với vạn ngàn nỗi nhớ
Mẹ dịu dàng trong con!”
( Trích “Dặn mẹ” – Đỗ Nhật Nam)
	HẾT.
	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
ĐỀ CHẴN
PHẦN
CÂU
 NỘI DUNG
 ĐIỂM
I

 ĐỌC HIỂU
6,0
1
C
0,5
2
A
0,5
3
A
0,5
4
D
0,5
5
C
0,5
6
B
0,5
7
D
0,5
8
B
0,5
9
-Chủ đề của truyện là: ngợi ca những người có tấm lòng nhân ái, biết thương xót người bất hạnh.
1,0
10
Học sinh có thể tự do trình bày ý kiến cá nhân về bài học rút ra từ văn bản nhưng phải đúng với nội dung ý nghĩa câu chuyện.
VD: 
-Sự quan tâm, tấm lòng chân thành chính là món quà tinh thần quí giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.
- Phải biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác, khi cho đi cũng là lúc ta nhận lại,.
1,0
II

 VIẾT VĂN
4,0

a.Đảm bào cấu trúc một đoạn văn
0,25

b. Xác định đúng vấn đề: Chia sẻ cảm xúc về bài thơ, đoạn thơ
0,25

c. Học sinh triển khai vấn đề: 
* Mở đoạn:
+ Dẫn dắt giới thiệu tác giả Đỗ Nhật Nam và bài thơ “Dặn mẹ”
+ Ấn tượng, cảm xúc khài quát về đoạn thơ ( lí do em muốn chia sẻ cảm xúc về bài thơ (đoạn thơ)
* Thân bài: 
- Chia sẻ cảm xúc về ý nghĩa đề tài tình mẫu tử thiêng liêng mà nội dung của đoạn thơ đề cập.
- Chia sẻ tình càm cảm xúc về tác dụng nghệ thuật đắc sắc của đoạn thơ mà tác giả đã thể hiện:
+ Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, dung dị .
+ Từ “vạn ngàn” diễn tả tình thương của mẹ bao la vô bờ bến.
+ Điệp từ “như” kết hợp với các từ láy ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng nhấn mạnh tình yêu con dành cho mẹ và nỗi nhớ mẹ được diễn tả theo nhiều cung bậc cảm xúc đã thể hiện được nội dung thông điệp của bài thơ
+ Cảm xúc của em về đoạn thơ:Cảm ơn tác giả đã dành cho mẹ những ngôn từ tuyệt vời nhất. Trân quí những sản phẩm văn chương đã lưu lại và lan tỏa tình mẫu tử thiêng liêng, cao quí.
* Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và rút ra bài học cho bản thân

0,5
2,0
0,5


d.Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
0,25


e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt
0,25

ĐỀ LẺ
PHẦN
CÂU
 NỘI DUNG
 ĐIỂM
I

 ĐỌC HIỂU
6,0
1
B
0,5
2
C
0,5
3
A
0,5
4
B
0,5
5
A
0,5
6
A
0,5
7
D
0,5
8
B
0,5
9
-Em đồng ý với hành động của em bé trong truyện vì đó là việc làm xuất phát từ tình thương và sự giúp đỡ đó nhẹ nhàng, ân cần, phù hợp với khả năng, lứa tuổi.
1,0
10
Học sinh có thể tự do trình bày ý kiến cá nhân về những việc nên làm để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Như:
Ủng hộ đồ dùng, quần áo, sách vở.
Quyên góp, ủng hộ tiền từ tiền tiết kiệm của bản thân
Đi làm từ thiện, đến hỏi thăn chia sẻ, giúp đỡ,
1,0
II

 VIẾT VĂN
4,0

a.Đảm bào cấu trúc một đoạn văn: 
0,25

b. Xác định đúng vấn đề: Chia sẻ cảm xúc về bài thơ, đoạn thơ
0,25

c. Học sinh triển khai vấn đề: 
* Mở đoạn:
+ Dẫn dắt giới thiệu tác giả Đỗ Nhật Nam và bài thơ “Dặn mẹ”
+ Ấn tượng, cảm xúc khài quát về đoạn thơ ( lí do em muốn chia sẻ cảm xúc về bài thơ (đoạn thơ)
* Thân bài: 
- Chia sẻ cảm xúc về ý nghĩa đề tài tình mẫu tử thiêng liêng mà nội dung của đoạn thơ đề cập.
- Chia sẻ tình càm cảm xúc về tác dụng nghệ thuật đắc sắc của đoạn thơ mà tác giả đã thể hiện:
+ Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng, dung dị .
+ Từ “vạn ngàn” diễn tả tình thương của mẹ bao la vô bờ bến.
+ Điệp từ “như” kết hợp với các từ láy ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng nhấn mạnh tình yêu con dành cho mẹ và nỗi nhớ mẹ được diễn tả theo nhiều cung bậc cảm xúc đã thể hiện được nội dung thông điệp của bài thơ
+ Cảm xúc của em về đoạn thơ:Cảm ơn tác giả đã dành cho mẹ những ngôn từ tuyệt vời nhất. Trân quí những sản phẩm vă chương đã lưu lại và lan tỏa tình mẫu tử thiêng liêng, cao quí.
* Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và rút ra bài học cho bản thân

0,5
2,0
0,5

d.Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_6_canh_dieu_nam_hoc_2.docx