Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm học: 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm học: 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm học: 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt
TRƯỜNG PTDTBT TH NÀ KHOA
Khối 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Tiếng Việt 
A. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức tiếng việt:
I. Đọc thành tiếng: (1 điểm)
	* GV làm phiếu và cho HS bốc thăm và đọc các đoạn bài sau đây:
	- Thư gửi các học sinh	 đoạn 1 trang 4 sách HDH TV 5 tập 1
	- Quang cảnh làng mạc ngày mùa	đoạn 2 trang 13 sách HDH TV 5 tập 1
	- Những con sếu bằng giấy	đoạn 4 trang 58 sách HDH TV 5 tập 1
	- Một chuyên gia máy xúc	đoạn 1 trang 74 sách HDH TV 5 tập 1
	- Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai	đoạn 3 trang 93 sách HDH TV 5 tập 1
	- Những người bạn tốt	đoạn 3 trang 112 sách HDH TV 5 tập1
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (4 điểm)
	Cho văn bản sau:
Đôi cánh của Ngựa Trắng
Ngày xưa, có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thắm. Mẹ chú ta yêu chú ta nhất, lúc nào cũng dặn:
- Con phải ở gần mẹ đấy. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé !
Ngựa Mẹ gọi con suốt ngày. Tiếng ngựa non hí thật đáng yêu. Ngựa mẹ sung sướng lắm nên thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc đá hậu thật mạnh mẽ.
Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng núi. Đó là một con chim non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.
Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao được bay như Đại Bàng.
- Anh Đại Bàng ơi ! Làm thế nào để có cánh như anh ?
Đại Bàng cười:
- Phải đi tìm ! Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh !
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắmChưa thấy "đôi cánh" đâu nhưng Ngựa ta đã gặp bao nhiêu là cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối, và thấp thoáng đâu đây đã lấp lánh những đốm sao.
 Theo Thy Ngọc
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? (0,5 điểm)
A. Ngựa Trắng.	
B. Ngựa mẹ.	 
C. Đại Bàng núi.
D. Dê trắng
Câu 2. Vì sao ngựa mẹ lại thích dạy ngựa con tập hí? (0,5 điểm)
A. Vì ngựa con thường hí lên khi ngựa mẹ cất tiếng gọi.
B. Vì ngựa mẹ yêu quý ngựa con nhất.	 
C. Vì tiếng ngựa con hí lên nghe thật đáng yêu.
D. Vì ngựa mẹ không yêu ngựa con.
Câu 3. Ngựa Trắng đã ước ao điều gì? (0,5 điểm)
A. Đi chơi cùng với bạn bè.
B. Bay như đại bàng.
C. Tập luyện cho vó phi dẻo dai và đá hậu thật mạnh mẽ.
D. Ăn nhiều, chóng lớn.
Câu 4. Đại Bàng đã khuyên ngựa con điều gì để thực hiện được ước mơ? (0,5 điểm)
A. Phải biết sống tự lập, không nên phụ thuộc mãi vào mẹ của mình.
B. Thường xuyên tập luyện để vó phi dẻo dai và đá hậu thật mạnh mẽ.
C. Sống quanh quẩn bên mẹ để mẹ giúp thực hiện được ước mơ.
D. Khuyên ngựa con nên ăn thật nhiều.
Câu 5. Tìm và viết lại một câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài Đôi cánh của ngựa trắng? (0,5 điểm)
	Câu 6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc? (0,5 điểm)
	A. Non sông, đất nước, sông nước	 B. Năm châu, thế giới, hoàn cầu.
	C. Thiên hạ, hoà bình, đất nước	 D. Non sông, đất nước, giang sơn
Câu 7. Viết 1 cặp từ trái nghĩa để có một thành ngữ? (0,5 điểm)
Áo rách ..... vá hơn lành ..... may.
Câu 8. Cho các từ sau: Cánh đồng, tượng đồng, một nghìn đồng, đồng hồ. (0,5 điểm)
	A. Các từ trên là các từ nhiều nhĩa
	B. Các từ trên là các từ đồng âm
	C. Các từ trên là các từ đồng nghĩa.
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả: Nghe - viết (2 điểm) - 15 phút
Nỗi niềm giữ rừng giữ nước
Tôi biết tờ giấy tôi đang viết và cuốn sách này làm bằng bột nứa, bột gỗ của rừng. Ngồi trong lòng đò ngược sông Đà, nhìn lên nhiều đám cháy nghĩ mà giận người đốt rừng. Chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách.
Tôi còn biết rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà. Mỗi năm lũ to kéo về như dòng nước mắt đỏ lừ của rừng, những người chủ chân chính của đất nước lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng.
 	Theo Nguyễn Tuân
II. Tập làm văn: (3điểm) - 35 phút
	Đề bài: Tả một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 5
A. Kiểm tra đọc: 5 điểm
1. Đọc thành tiếng: (1 điểm)
	- Đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu nhấn giọng hợp lí. Giọng đọc thể hiện sự biểu cảm. Đọc đúng tốc độ (khoảng 100 tiếng/phút): 1 điểm
	- Đọc sai từ, thiếu các thanh. Ngắt nghỉ hơi không đúng. Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm. Đọc không đúng tốc độ. Giáo viên đánh giá theo các mức 0,75 điểm - 0,5 điểm - 0,25 điểm.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Cách chấm
1
A
0,5
Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm.
2
C
0,5
3
B
0,5
4
A
0,5
5
 Ngày xưa, có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm.
0,5
6
A
0,5
7
Khéo - vụng
0,5
8
B
0,5
B. Kiểm tra viết: (5 điểm)
I. Chính tả: Nghe - viết (2 điểm) – 20 phút: Hoa học trò
	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn đúng mẫu chữ 2 điểm.
	- Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm.
	- Lưu ý: Nếu chữ viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ... trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (3 điểm) – 35 phút.
* Đảm bảo các yêu cầu sau được 3 điểm:
	- Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, bố cục rỗ ràng, đúng với yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên.
	- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Biết cách diễn đạt.
	- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
	* Tuỳ theo mức độ sai sót về bố cục, về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 2,5 điểm - 2 điểm - 1,5 điểm - 1 điểm - 0,5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tieng_viet_hk1.doc