Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019 - Trường TH Trần Thới 2

doc 11 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019 - Trường TH Trần Thới 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019 - Trường TH Trần Thới 2
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Môn : Toán
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2018 - 2019
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
. 
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng:
Bài 1: Số thích hợp viết vào ô trống 3,95£ 2 < 3,9512 là: (0,5điểm)
A. 0	
B. 1
C. 2
D. 3
Bài 2: Cho số đo 68,653m chữ số 5 có giá trị là: (0,5điểm)
A. m 	
B. m 
C. m 
D. m 
Bài 3: Nối ý ở cột A tương ứng với số đo ở cột B. (1điểm)
6m2 75cm2 =  cm2 Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
6,075
60,75
Số gồm 6 đơn vị, bảy phần trăm và 5 phần nghìn được viết dưới dạng số thập phân là:
670,5
6,75
 A B 
Bài 4: Chín đơn vị, hai phần trăm được viết là: (0,5điểm)
A. 9,002
B. 9,02
C. 9,200
D. 9,2
Bài 5: 7cm29mm2 = ..............cm2 số thích hợp viết vào chỗ chấm là: (0,5điểm)
A. 79
B.790 
C. 7,09 
D. 7900 
Bài 6: Chiều dài 30m, chiều rộng 15m. Chu vi của một hình chữ nhật là. (0,5điểm)
A. 80 m
B. 70 m
C. 90 m
D. 60 m
Bài 7: Điền dấu ; = ; thích hợp vào chổ chấn: (3điểm)
a)  1
b) .... 
c) 3,125 ... 2,075 
d) 56,9 ... 56
e) 42dm4cm ... 424cm
h) 9kg ... 9000g
Bài 8: Tính: (1 điểm)
a) 
b) 
Bài 9: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (0,5điểm)
3,63; 3,66; 6,4; 6,3
Bài 10: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ lớn đến bé: (0,5điểm)
3,63; 3,66; 6,4; 6,3
Bài 11: Một đội trồng rừng, cứ 4 ngày trồng được 1500 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó 
trồng được bao nhiêu cây thông ? (1,5điểm) 
Bài giải
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN “TOÁN” LỚP 5
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng: 0,5 điểm
Bài
1
2
4
5
6
Khoanh đúng
A
A
B
C
C
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Bài 3: Nối ý ở cột A tương ứng với số đo ở cột B. (1điểm)
6m2 75cm2 =  cm2 Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
6,075
60,75
Số gồm 6 đơn vị, bảy phần trăm và 5 phần nghìn được viết dưới dạng số thập phân là:
670,5
6,75
 A B
Bài 7: Điền dấu thích hợp vào chổ chấn: (3 điểm)
a) < 1
b) < 
c) 3,125 > 2,075
d) 56,9 > 56
e) 42dm4cm = 424cm
h) 9kg = 9000g
Bài 8: Tính: (1 điểm) 
a) 
b) 
Bài 9: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (0,5 điểm)
 3,63; 3,66; 6,3; 6,4 
Bài 10: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (0,5 điểm)
6,4; 6,3; 3,66; 3,63
Bài 11: Một đội trồng rừng, cứ 4 ngày trồng được 1500 cây thông. Hỏi trong 12 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông ?(1,5 điểm)
Bài giải
 12 ngày gấp 4 ngày số lần là: 
 12 : 4 = 3 (lần) (0,5 điểm)
 Số cây thông đội đó trồng được trong 12 ngày là: 
 1500 x 3 = 4500 (cây) (1 điểm)
 Đáp số: 4500 cây thông. 
Lưu ý: Học sinh làm: Trung bình một ngày đội đó trồng được là: 
 1500 : 4 = 375(cây) (0,5 điểm)
 Số cây thông đội đó trồng được trong 12 ngày là: 
 375 x 12 = 4500 (cây) (1 điểm)
 Đáp số: 4500 cây thông. 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỚP 5:
Môn: Tiếng việt 
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu
1
4
5
6
Khoanh đúng
B
A
A
C
Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2: (1 điểm)
Quần đảo trông như thế nào ?
Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng thành hình vòng cung.
Cây bàng quả vuông bốn cạnh và cây dừa đá, trái nhỏ, dày cùi.
Quần đảo là một bông hoa san hô rực rỡ
Cây bàng quả vuông bốn cạnh, gốc to, tán lá rộng.
Trên đảo có trồng những loại cây gì ?
Câu 3: Qua bài đọc này, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ? (1 điểm)
- Chúng ta cần chung tay bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo
Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút.” là: (1 điểm) 
- Đảo Nam Yết và Sơn Ca
Câu 8: Trong câu : ”Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.” (1 điểm)
- 2 từ láy là: rực rỡ, mênh mông
Câu 9: Em hãy đặt 1 câu có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển. (1 điểm)
- Chân bàn của em bị hư.
- Chân ghế 
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút)
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh.
Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn!.
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Môn : Tiếng việt (bài đọc)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2018 - 2019
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
. 
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
a. Đọc thầm bài văn sau:
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.
Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.
Từ lâu, Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là một cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn từ rất xa xưa.
Một buổi sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay.
Hà Đình Cẩn
Trích “Quần đảo san hô”
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí nào của bờ biển nước ta ? (0,5 điểm)
A. Ở phía đông nam của bờ biển nước ta.
B. Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam.
C. Ở đây có nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung.
D. Đây là chùm đảo san hô xa xôi nhất Tổ quốc.
Câu 2: Nối ý ở cột A với ý thích hợp ở cột B ! (1 điểm)
Quần đảo trông như thế nào ?
Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng thành hình vòng cung.
Cây bàng quả vuông bốn cạnh, cây dừa đá, trái nhỏ, dày cùi.
Quần đảo là một bông hoa san hô rực rỡ
Cây bàng quả vuông bốn cạnh, gốc to, tán lá rộng.
Trên đảo có trồng những loại cây gì ?
 A B
Câu 3: Qua bài đọc này, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa? (1 điểm)
Câu 4: Việc anh chiến sĩ đào được một mảnh đồ gốm có nét hoa văn giống hệt hoa văn trên hũ rượu ở đình làng anh có ý nghĩa gì ? (0,5 điểm)
A. Người Việt Nam đã đến, sống ở quần đảo này từ rất lâu, Trường Sa là của Việt Nam.
B. Người Việt Nam đã cất giữ báu vật trên quần đảo này từ xa xưa.
C. Người Việt Nam đã đến quần đảo này Trường Sa sinh sống và sản xuất đồ gốm để bán.
D. Người Việt Nam là người đầu tiên đã phát hiện ra quần đảo san hô này.
Câu 5: Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa ? (0,5 điểm) 
A. xa xôi - gần gũi
B. xa lạ - xa xa
C. xa cách - xa lạ
D. xa xưa - gần gũi
Câu 6: Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng nghĩa ? (0,5 điểm)
A. Tổ quốc - thế giới.
B. Thế giới - nước nhà.
C. Non sông - Tổ quốc.
D. Năm châu - nước nhà.
Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút.” là: (1 điểm)
Câu 8: Trong câu : ”Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.” Em hãy tìm 2 từ láy. (1 điểm)
Câu 9: Em hãy đặt 1 câu có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển. (1 điểm)
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Môn : Tiếng việt (bài viết)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2018 - 2019
Phòng GD&ĐT Cái Nước
Trường TH Trần Thới 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
. 
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) 
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Kì diệu rừng xanh). (Đoạn viết từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... đến lá úa vàng như cảnh mùa thu”)
 (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang 75).
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Em hãy Tả một cơn mưa.
Hết
Phần bốc thăm
Bài: Thư gửi các học sinh Trang 04
(Đọc từ đầu.........đến Vậy các em nghĩ sao ?)
Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
Bài: Thư gửi các học sinh Trang 04
 (Đọc từ Trong năm học tới đây..........đến hết bài)
Hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
Bài: Thư gửi các học sinh Trang 04
 (Đọc từ Trong năm học tới đây..........đến hết bài)
Hỏi: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
Bài: Nghìn năm văn hiến Trang 15
 (Đọc từ đầu .............đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ)
Hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?
Bài: Nghìn năm văn hiến Trang 15
 (Đọc từ Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu ..........đến hết bài)
Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam ?
Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36 
 (Đọc từ đầu..........đến chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử)
Hỏi: Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào ?
Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36 
(Đọc từ Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom ............ đến khi em mới gấy được 644 con)
Hỏi: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36 
(Đọc từ Xúc động trước cái chết của em...........đến hết bài)
Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ?
Bài: Những con sếu bằng giấy Trang 36 
(Đọc từ Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom ............ đến khi em mới gấy được 644 con)
Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô ?
Bài: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Trang 54
(Đọc từ Ở nước này, người da trắng ..........đến tự do, dân chủ nào)
 Hỏi: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ?
Bài: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Trang 54
(Đọc từ Bất bình với chế độ a-pác-thai .........đến hết bài)
Hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ?
Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Trang 58 
(Đọc từ đầu ..........đến “chào ngài”)
Hỏi: Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu ?
Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Trang 58 
(Đọc từ Tên sĩ quan lừ mắt......đến điềm đạm trả lời)
Hỏi: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp ?
Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Trang 58 
(Đọc từ Nhận thấy vẻ ngạc nhiên......đến hết bài)
Hỏi: Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì ?
Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75 
(Đọc từ đầu......đến lúp xúp dưới chân)
Hỏi: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75 
(Đọc từ đầu......đến lúp xúp dưới chân)
Hỏi: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ?
Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75 
(Đọc từ Nắng trưa đã rọi xuống......đến không kịp đưa mắt nhìn theo)
Hỏi: Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?
Bài: Kì diệu rừng xanh Trang 75 
(Đọc từ Sau một hồi len lách mải miết......đến hết bài)
Hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” ? 
Bài: Cái gì quý nhất ? Trang 85 
(Đọc từ Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:......đến hết bài)
Hỏi: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.doc