Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)

docx 4 trang Người đăng daohongloan2k Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
 Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
	Ludwig Van Beethoven sinh năm 1770, tại Bon, nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Beethoven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Beethoven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông khoan thai ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết chăm chú cho đến lúc ánh trăng long lanh lên cao, ông đã hoàn thành bản hợp tấu đàn piano. Ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.
	Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Beethoven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Gọi tên trường từ vựng của những từ in đậm trong văn bản.
Câu 3. Tìm từ tượng hình có trong câu văn: “Ông khoan thai ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết chăm chú cho đến lúc ánh trăng long lanh lên cao, ông đã hoàn thành bản hợp tấu đàn piano” 
Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Từ nội dung phần Đọc – hiểu, em hiểu thế nào về nghị lực của con người trong cuộc sống? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
Câu 2. (5 điểm) Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của người con trai lão Hạc và ông giáo khi anh trở về quê nhà. 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Đề A
Môn: Ngữ văn lớp 8
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt: Tự sự
0,5
2
Tên trường từ vựng: “Nỗ lực học tập” hoặc “Chủ động, tích cực học tập”
0,5
3
Từ tượng hình: Khoan thai, chăm chú, long lanh
1,0
4
Nội dung chính: Cuộc đời đầy nỗ lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật của Bethoven và sự nghiệp rực rỡ xứng đáng với một con người đầy đam mê và nghị lực. 
1,0
II
TẠO LẬP VĂN BẢN
7,0
1
Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội, xác định đúng yêu cầu của đề: viết đoạn văn nghị luận về nghị lực trong cuộc sống.
Nghị luận: 
HS triển khai cần đảm bảo các yêu cầu sau: 
 - Mở đoạn: Giới thiệu, giải thích vấn đề cần nghị luận : nghị lực trong cuộc sống. 
- Thân đoạn:
+ Phân tích, bình luận về nghị lực.
+ Chứng minh ý nghĩa của nghị lực dựa trên dẫn chứng phần Đọc – hiểu.
+ Đặt ra phản đề : nếu con người không có nghị lực thì ?
Kết đoạn : Khẳng định ý nghĩa của nghị lực trong cuộc sống.
c. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, sáng tạo 
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
2
Xác định đúng yêu cầu của đề, đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự.
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 
 - Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt đến hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh con trai lão Hạc và ông giáo. 
- Thân bài : 
+ Tập trung kể lại thật cảm động chuyện bán chó và cái chết của lão Hạc.
+ Sáng tạo thêm một số chi tiết kể, tả, đặc biệt là suy ngẫm, cảm xúc của người con trai lão Hạc.
- Kết bài: nêu được tình cảm của người con đối với lão Hạc và nêu được suy ngẫm về đời người qua nhân vật lão Hạc
c. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, sáng tạo.
0,25
0,5
3,0
0,5
0,5
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an_va_tha.docx