Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 8 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS&THPT Ngô Văn Nhạc (Có đáp án)

Câu 1: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?

 

A. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động

 

B. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường

 

C. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường

 

D. Thực hiện tất cả các việc làm trên để phát huy truyền thống.

 

Câu 2: Khi tham gia các phong trào của trường tổ chức, em cảm thấy như thế nào?

 

A. Không thích nhiều phong trào

 

B. Tỏ thái độ không vui

 

C. Tự hào và rất háo hức khi tham gia

 

D. Thấy phiền và mất thời gian

 

Câu 3: Tham gia các hoạt động truyền thống của trường có tác dụng:

 

A. Khám phá được các tài năng của mình

 

B. Giúp em hiểu và tự hào về ngôi trường của mình

 

C. Bớt căng thẳng sau những giờ học

 

D. Tất cả các nội dụng trên

 

Câu 4: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ

 

A. Tích cực tham gia để phát huy truyền thống

 

B. Không tham gia khi phát động phong trào

 

C. Lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học

 

D. Im lặng, không có ý kiến gì

 

Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai?

 

A. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần

 

B. Cùng tìm hiểu sở thích của nhau là một cách rất hiệu quả để duy trì tình cảm bạn bè

 

C. Giữ mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè sẽ giúp em học tập hiệu quả hơn

 

D. Không nên nhận lời làm bài tập hộ bạn đến tránh bạn ý lại vào mình

 

Câu 6: An là bạn thân của Bình. Dạo gần đây An thường xuyên nhờ Bình chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì?

 

A. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp An

 

B. Tìm hiểu lí do tại sao An lại nhờ vả mình. Nếu An gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết

 

C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà

 

D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn An

doc 3 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 29/06/2024 Lượt xem 177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 8 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS&THPT Ngô Văn Nhạc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 8 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS&THPT Ngô Văn Nhạc (Có đáp án)
 SỞ GD VÀ ĐT TIỀN GIANG
TRƯỜNG THCS&THPT
NGÔ VĂN NHẠC
 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HĐTNHN LỚP 8
Năm học 2023-2024
 Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề
Đề bài
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu
Câu 1: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?
A. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động
B. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường
C. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường
D. Thực hiện tất cả các việc làm trên để phát huy truyền thống.
Câu 2: Khi tham gia các phong trào của trường tổ chức, em cảm thấy như thế nào?
A. Không thích nhiều phong trào
B. Tỏ thái độ không vui
C. Tự hào và rất háo hức khi tham gia
D. Thấy phiền và mất thời gian
Câu 3: Tham gia các hoạt động truyền thống của trường có tác dụng:
A. Khám phá được các tài năng của mình
B. Giúp em hiểu và tự hào về ngôi trường của mình
C. Bớt căng thẳng sau những giờ học
D. Tất cả các nội dụng trên
Câu 4: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ
A. Tích cực tham gia để phát huy truyền thống
B. Không tham gia khi phát động phong trào
C. Lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học
D. Im lặng, không có ý kiến gì
Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai? 
A. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần
B. Cùng tìm hiểu sở thích của nhau là một cách rất hiệu quả để duy trì tình cảm bạn bè
C. Giữ mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè sẽ giúp em học tập hiệu quả hơn
D. Không nên nhận lời làm bài tập hộ bạn đến tránh bạn ý lại vào mình
Câu 6: An là bạn thân của Bình. Dạo gần đây An thường xuyên nhờ Bình chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì? 
A. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp An
B. Tìm hiểu lí do tại sao An lại nhờ vả mình. Nếu An gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết
C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà
D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn An
Câu 7: Khi nghe bạn thân chia sẻ về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì? 
A. Thi thoảng hù doạ cho bạn sợ
B. Chú ý lắng nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt bạn trong suốt quá trình bạn kể chuyện
C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó
D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói
Câu 8: Dấu hiệu thường thấy của biệc bạo lực học đường trong trường học là?
A. Bắt ém bạn chép bài và làm bài tập cho mình
Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Người không có khả năng thương thuyết là?
A. Thuyết phục được đối tác về sự hợp lý của phương án mà em đề xuất
Thống nhất được với đối tác về phương án cuối cùng mà cả hai bên đều chấp nhận
Không nêu được đề xuất của bản thân
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Cách giải toả thường sử dụng khi có cảm xúc tiêu cực trong thực tiễn đó là?
A. Rủ bạn ra quán uống rượu
B. Tâm sự với bạn, thầy cô, người thân trong gia đình hoặc người em tin cậy
C. Bỏ đi chỗ khác
D. Trút giận lên người khác
Câu 11:  Hoàng và Nam là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Toán tuần trước, Hoàng không làm được bài nên cầu cứu Nam cho mình chép bài nhưng bị từ chối. Từ hôm ấy Hoàng giận Nam nên tránh mặt, không nói chuyện cũng như không qua rủ bạn cũng đi học như mọi ngày. Thái độ của Hoàng khiến Nam rất buồn. Nếu em là Nam, em sẽ xử lí như thế nào? 
A. Chủ động tìm Hoàng nói chuyện, giải thích lí do mình không cho bạn chép bài để bạn hiểu và cùng cố gắng ôn tập, chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới.
B. Giữ khoảng cách với Hoàng vì Hoàng là học sinh không trung thực trong học tập, không có ý thức tự giác
C. Không giao tiếp, giữ khoảng cách với Hoàng để Hoàng tự giác trong học tập
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Biện pháp rèn luyện tính chưa tự tin khi tranh biện là?
A. Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm lí lẽ dẫn chứng trước khi tranh biện
Luyện tập trước khi tranh biện
Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện
Cả ba đáp án trên đều đúng
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13 (1,0điểm): Những việc em có thể làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường. 
Câu 14 (1,5điểm): Hãy tìm hiểu và đưa ra các biện pháp tranh biện có hiệu quả? 
Câu 15 (2,5điểm): Em sẽ làm gì để bảo vệ bản thân an toàn trước nguy trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường? 
Câu 16: (2,0điểm)
a)  Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong tình huống sau
Tình huống 1: Cuối tiết học, cô giáo trả bài kiểm tra, T bị điểm kém. Đến tiết tiếp theo, T không thể tập trung học được.
Tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào cuối tuần. Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống.
b) Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em trong một số tình huống cụ thể
 .Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HĐTN 8 (thời gian làm bài 60 phút)
Năm học: 2023- 2024
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Đúng mỗi ý 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
D
A
A
B
B
D
C
B
A
D

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
13
(1,0đ)
+ Học tập tốt, đọc nhiều sách, đạt thành tích cao trong học tập.
+ Tham gia văn nghệ chào mừng các ngày lễ quan trọng: 20/11, 22/12, 26/3,
+ Tham gia các hoạt động cộng đồng: ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
+ Các hoạt động khác: Giữ vệ sinh trường lớp, an toàn giao thông,
0,25
0,25
0,25
0,25
14
(1,5đ)
Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối
Phân tích, lập luận có chứng cứ
Kết luận được quan điểm của bản thân
Trong khi tranh biện nên :
+ Kiềm chế cảm xúc khi bày tỏ quan điểm
+ Lắng nghe, nhìn nhận vấn đề theo hướng khách quan
+ Tránh làm tổn thương người khác, tránh gây mất đoàn kết
0,25
0,25
0,25
0,75
15
(2,5đ)
Nhận diện tình huống có nguy cơ bị bắt nạt học đường
Chia sẻ với người tin tưởng nếu mình hoặc bạn có nguy cơ bị bắt nạt
Luôn có ít nhất một người biết em đang ở đâu và làm gì
Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhận thấy dấu hiệu của hành vi bắt nạt
Tích cực rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân
Tích cực học tập, tham gia các hoạt động tập thể
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ

16
(2,0đ)
a)
Tình huống 1: Trước khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Sau khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy buồn bã.
Tình huống 2: Lúc đầu cả lớp cảm thấy háo hức, vui sướng. Sau khi cô giáo thông báo thì lớp cảm thấy thất vọng, hụt hẫng, buồn bã.
b) Ví dụ: Em đang chơi game rất vui vẻ trong phòng thì mẹ bước vào và mắng em, nhắc nhở em phải học bài. Cảm xúc của em thay đổi từ vui vẻ => khó chịu, tức giận

0,5đ
0,5đ
1,0đ
*Lưu ý: tính điểm toàn bài, thực hiện quy đổi : 
 Xếp loại Đ: HS đạt từ 5,0đ trở lên. 	
 Xếp loại CĐ: HS đạt dưới 5,0đ . 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_hoat_dong_trai_nghiem_huong_ng.doc