Để kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí 9 - Đề 1

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Để kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí 9 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để kiểm tra giữa học kì II môn Vật lí 9 - Đề 1
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 9 Đề 1
Thời gian: 45 phút
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1: Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm. C. luân phiên tăng, giảm.	D. luân phiên không đổi.
Câu 2: Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ: A. tăng lên 100 lần.	B. giảm đi 100 lần C. tăng lên 200 lần.	D. giảm đi 10 000 lần.
Câu 3: Ảnh tạo bởi TKPK luôn có tính chất là: 
A. Ảnh thật, lớn hơn vật
B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, lớn hơn vật.
D. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
Câu 4. Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện sẽ thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế tăng lên gấp đôi?
A. Giảm 4 lần.
B. Tăng 4 lần.	
C. Giảm 2 lần.	
D. Tăng 2 lần.
Câu 5: Khi tia sáng đi từ không khí vào nước, gọi i là góc tới, r là góc khúc xạ (i ≠ 0o). Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng? A.i> r.	B.i< r. 	C.i =r.	D.i= 2r.
Câu 6: Khi đặt vật trước thấu kính hội tụ ở khoảng cách d < f thì thấu kính cho ảnh có đặc điểm là:
A. Ảnh ảo ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. 
B. Ảnh ảo ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.	
D. Ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
Câu 7:Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để:
A. Biến đổi điện năng thành cơ năng. B. Biến đổi cơ năng thành điện năng.
C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng. D. Biến đổi quang năng thành điện năng.
Câu 8: Trong trường hợp nào dưới đây, trong khung dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
	A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín nhiều.
	B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín không đổi.
	C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín thay đổi.
	D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín mạnh.
Câu 9: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 10V, cuộn dây sơ cấp có 4400 vòng. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?
	A. 200 vòng.	B. 600 vòng.	C. 400 vòng.	D. 800 vòng.
Câu 10: Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
	A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.
	B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa
	C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
	D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 11:Khi mô tả đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ, Câu mô tả không đúng là
	A. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.
	B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm chính.
	C. Tia tới qua tiêu điểm chính thì tia ló truyền thẳng.
	D. Tia tới đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính.
Câu 12: Đặt một vật sáng PQ hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Hình vẽ nào vẽ đúng ảnh P'Q' của PQ qua thấu kính?
P'
Q'
P
P
P'
Q'
P'
Q'
P
P'
Q'
P
A.
C.
Q
O
F'
F
Q
O
F'
F
B.
Q
O
F'
F
D.
Q
O
F'
F
Hình 1
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 13:(3,5 điểm) Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2500V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên 30000V bằng cách sử dụng một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 2000 vòng .
 a) Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp.
 b) Khoảng cách từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ là 100km, công suất điện cần truyền là 300kW. Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây, biết cứ mỗi km dây dẫn có điện trở 0,2Ω.
Câu 14:(3,5 điểm) Đặt vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=15cm, AB vuông góc trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 30cm.
a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính và nhận xét về đặc điểm của ảnh.
b) Biết AB=5cm. Tính A’B’.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 9 Đề 2
Thời gian: 45 phút
A. TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây, trong khung dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín không đổi.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín thay đổi.
C. Từ trường xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín mạnh.
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín nhiều.
Câu 2: Đặt một vật sáng PQ hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Hình vẽ nào vẽ đúng ảnh P'Q' của PQ qua thấu kính?
P'
Q'
P
P
P'
Q'
P'
Q'
P
P'
Q'
P
A.
B.
Q
O
F'
F
Q
O
F'
F
C.
Q
O
F'
F
D.
Q
O
F'
F
Hình 1
Câu 3. Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện sẽ thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế tăng lên gấp đôi?
A. Tăng 4 lần.
C. Tăng 2 lần.
B. Giảm 2 lần.	
D. Giảm 4 lần.
Câu 11:Khi mô tả đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ, Câu mô tả không đúng là
A. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm chính.
B. Tia tới qua tiêu điểm chính thì tia ló truyền thẳng.
C. Tia tới đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính.
D. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng.	
Câu 3: Ảnh tạo bởi TKPK luôn có tính chất là: 
A. Ảnh ảo, lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, lớn hơn vật
D. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.
Câu 5: Khi tia sáng đi từ không khí vào nước, gọi i là góc tới, r là góc khúc xạ (i ≠ 0o). Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng?
A.i> r.	 B.i= 2r. C.i< r.	 D.i =r.	
Câu 6: Khi đặt vật trước thấu kính hội tụ ở khoảng cách d < f thì thấu kính cho ảnh có đặc điểm là:
A. Ảnh ảo ngược chiều với vật và lớn hơn vật. C. Ảnh ảo cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. 	D. Ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
Câu 1: Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
A. luôn luôn giảm. B. luôn luôn tăng.	C. luân phiên không đổi D. luân phiên tăng, giảm.	.
Câu 7:Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để:
A. Biến đổi cơ năng thành điện năng. C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng.
B. Biến đổi điện năng thành cơ năng. D. Biến đổi quang năng thành điện năng.
Câu 9: Một máy biến thế dùng trong nhà cần phải hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 20V, cuộn dây sơ cấp có 4400 vòng. Hỏi cuộn dây thứ cấp có bao nhiêu vòng?
	A. 200 vòng.	B. 600 vòng.	C. 400 vòng.	D. 800 vòng.
Câu 2: Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây dẫn sẽ:
A. tăng lên 100 lần.	B. tăng lên 200 lần.	C. giảm đi 10 000 lần. D. giảm đi 100 lần
Câu 10: Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng?
A. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa
C. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.
II/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 13:(3,5 điểm) Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 5000V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên 30000V bằng cách sử dụng một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 2000 vòng .
 a) Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp.
 b) Khoảng cách từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ là 200km, công suất điện cần truyền là 200kW. Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây, biết cứ mỗi km dây dẫn có điện trở 0,3Ω.
Câu 14:(3,5 điểm) Đặt vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm, AB vuông góc trục chính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 15cm.
a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính và nhận xét về đặc điểm của ảnh.
b) Biết AB=7cm. Tính A’B’.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_vat_li_9_de_1.doc