MA TRẬN PHẦN ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG VIỆT 5 GIỮA KÌ II LỚP 5 - NĂM HỌC : 2018-2019 TT Chủ đề Mức 1 (30%) Mức 2 (20%) Mức 3 (30%) Mức 4 (20%) Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc thành tiêng 3đ 2 Đọc hiểu văn bản Số câu 3 1 1 1 6 Câu số 1, 2,3 4 5 6 Số điểm 1,5 0,5 1 1 4 3 Kiến thức tiếng Việt Số câu 1 1 1 1 4 Câu số 7 8 9 10a,b Số điểm 0,5 0,5 1 1 3 Tổng số câu 4 2 2 2 10 Tổng số điểm 2 1 2 2 7 TRƯỜNG TH LÝ TỰ TRỌNG Họ và tên: Lớp: 5/.... KIỂM TRA GIỮA KÌ II Năm học : 2018 – 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT 5 Ngày.........tháng........năm 2019 Điểm số: Bằngchữ: ..................... Giám thị:................. Giám khảo:.............. Nhậnxét: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) HS bốc thăm và đọc 1 đoạn trong bài từ tuần 19 đến tuần 27 - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1đ. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng tiếng, từ, không sai quá 5 tiếng: 1đ. - Trả lời đúng câu hỏi nội dung đoạn đọc: 1đ. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Em đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Ôi! Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..." (Theo Nguyễn Quỳnh) *Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và thực hiện bài tập theo yêu cầu: Câu 1: (0,5) Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì? A. Ánh nắng. B. Mặt trăng. C. Sắc mây. D. Đàn vàng anh. Câu 2 (0,5): Hà thích làm điều gì bên cửa sổ? A. Ngắm nhìn bầu trời không chán. B. Ngửi hương thơm của cây trái. C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. D. Ngắm đàn chim đi ăn. Câu 3: (0,5)Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào? A. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. C. Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. D. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Câu 4.(0,5) Trong câu : Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”, từ “búp vàng” chỉ gì? A. Ngọn bạch đàn. B. Đàn vàng anh C. Lá bạch đàn D. Những cái nụ Câu 5: (1) Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì? Hãy viết câu trả lời của em. Câu 6 (1đ): Qua bài đọc: “Bầu trời qua khung cửa sổ”, em hiểu nội dung câu chuyện miêu tả những gì? Viết câu trả lời của em. Câu 7: (0,5) Từ chao trong câu “Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.” Thuộc từ loại nào ? A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Quan hệ từ Câu 8 : (0,5) Đoạn văn sau: “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ.” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ B. Bằng cách thay thế từ ngữ C. Bằng cách lặp từ ngữ và dùng quan hệ từ D. Bằng cách thay thế từ ngữ và dùng quan hệ từ Câu 9: (1đ) Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ “cao” ? A. Một từ. Đó là từ:.. B. Hai từ: Đó là từ:.. C. Ba từ. Đó là từ:.. Câu 10 (1đ): a) Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp tạo thành câu ghép. b) Tách chủ ngữ và vị ngữ của từng vế câu bằng dấu gạch xiên (/), khoanh tròn vào các quan hệ từ. ................................................................................... nhưng Hà vẫn đi học đúng giờ. ........................................................................................................................................................ B. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: (nghe-viết) (2 điểm/ 15 phút) Bài: Tranh làng Hồ từ “ Kĩ thuật tranh làng Hồ đến trong hội họa” ( Sách TV5 tập 2 trang 88,89) 2. Tập làm văn (8 điểm): 40 phút Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA KÌ II Năm học 2018-2019 ĐỌC THÀNH TIẾNG : (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1đ. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng tiếng, từ, không sai quá 5 tiếng: 1đ. - Trả lời đúng câu hỏi nội dung đoạn đọc: 1đ. II . ĐỌC HIỂU: (7 điểm ) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Đáp án C C A B B C C B Điểm 0,5đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1 đ 0,5 đ 0,5đ 1đ Câu 5: (1đ) Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh : Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách. Câu 6: Miêu tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ thật đẹp . Câu 9: (1đ) 2 từ: chót vót, cao vút ( mỗi từ 0,5 đ) Câu 10: ( 1đ; đúng, đủ mỗi ý được 0,5đ) B. KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm) 1.Chính tả : nghe - viết (2 điểm) - Viết và trình bài bài chính tả đúng quy định, chữ viết đều nét, ghi dấu thanh đúng quy tắc trong đoạn văn (2 điểm) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,2 điểm.* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. trừ 0,5 điểm toàn bài. Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) 2. Tập làm văn (8 điểm): 40 phút * Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng viết đoạn văn/ văn bản của học sinh. a. Yêu cầu. - Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài tả người; bài văn hoàn chỉnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. Độ dài bài viết khoảng 15 đến 20 dòng. - Viết câu đầy đủ, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch. b. Cách đánh giá, cho điểm: - Mở bài (1 điểm) Giới thiệu người thân mà em sẽ tả. - Thân bài (4 điểm): Bài văn miêu tả một cách sinh động; biết dùng từ gợi tả, gợi cảm, câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa; câu văn rõ ý, ngắn gọn gây ấn tượng cho người đọc. Nội dung (1,5 điểm) Kĩ năng (1,5 điểm) Cảm xúc (1 điểm) - Kết bài (1 điểm) Nêu được cảm nghĩ của mình đối với người được miêu tả. - Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). - Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm). - Sáng tạo (1 điểm) * Đảm bảo các yêu cầu trên: 8 điểm - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết.. * Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Tài liệu đính kèm: