Đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

 

Câu 1: Kim loại dẫn điện vì

 

A. trong kim loại có nhiều ion dương.

 

B. trong kim loại có các electron tự do chuyển động không ngừng.

 

C. kim loại cấu tạo từ các nguyên tử.

 

D. các nguyên tử câu tạo nên kim loại luôn chuyển động hỗn loạn.

 

Câu 2: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của

 

A. nguồn điện.

 

B. dòng điện.

 

c. thiết bị điện trong mạch

 

D. thiết bị an toàn của mạch

 

Câu 3: Đon vị nào dưới đây là đơn vị đo cường độ dòng điện?

 

A. kg. B. mm         C. mA                   D. cm

 

Câu 4: Bỏ ít muối vào nước nguyên chất (nước cất), nước trở nên dẫn điện vì

 

A. muối dẫn điện tốt.

 

B. muối làm các phân tử nước bị phân li.

 

C. các điện tích của muối dễ bị tách ra trong nước.

 

D. các phân tử muối dễ bị phân li thành các ion dương và ion âm chuyển động tự do trong nước.

 

Câu 5: Dòng điện được sử dụng trong trường họp nào dưới dây sẽ có tác dụng hoá học?

 

 A. Thắp sáng các bóng đèn.      B. Làm biến đổi các chất.

 

 C. Làm nóng chảy kim loại.      D. Làm nóng bàn là điện.

 

Câu 6: Cho mạch điện gồm 2 điện trở mắc song song nhau. Biết R1= 6Ω; R2= 4Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 24V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch song song?

 

9A              B. 10A                  C. 11A                  D. 12A

docx 17 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 12/08/2024 Lượt xem 163Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách Kết nối tri thức và cuộc sống - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
MÔN: KHTN - LỚP 8
Năm học: 2023-2024
I. Ma trận đề kiểm tra
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II, khi kết thúc nội dung chủ đề:Hệ hô hấp ở người
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).
- Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 11 câu; Thông hiểu: (5 câu); Vận dụng (4 câu)
+ Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 4 câu hỏi (Nhận biết: 1 câu-1,25 điểm; Thông hiểu: 1+1/2 câu - 1,75 điểm; Vận dụng:1 câu - 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1 câu - 1,0 điểm) 
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số
Điểm số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
Số ý tự luận
Số câu trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Chủ đề 5
ĐIỆN (11 tiết)
1
3

2
1
2


2
7
3,5
Chủ đề 6
NHIỆT (9 tiết)
1
3

2

1
1

2
6
3,0
Chủ đề 7
SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI (11 tiết)

5
1
2
1



2
7
3,5
Tổng
1,25
2,75
0,75
1,5
2,0
0,75
1,0

5,0
5,0
10,0












II. Bản đặc tả:
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số ý TL/số câu hỏi TN
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
(Ý/Câu số)
TN
(Câu số)

Điện (11 tiết)
Nhận biết

- Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện.
- Nhận biết được kí hiệu nguồn điện.
- Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện.
- Kể tên được một số nguồn điện trong thực tế.
- Phát biểu được định nghĩa về dòng điện.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu không dẫn điện.
- Nêu được dòng điện có tác dụng: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí.
- Nêu được khái niệm cường độ dòng điện
- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện.
- Nhận biết được ampe kế, kí hiệu ampe kế trên hình vẽ.
- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
- Nhận biết được vôn kế, kí hiệu vôn kế trên hình vẽ.
- Nhận biết được điện trở (biến trở) kí hiệu của điện trở (biến trở).
- Nhận biết kí hiệu mô tả: nguồn điện, điện trở, biến trở, chuông, ampe kế, vôn kế, cầu chì, đi ốt và đi ốt phát quang.

C1,C2,C3


Thông hiểu
- Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện.
- Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát.
- Chỉ ra được vật nhiễm điện chỉ có thể nhiễm một trong hai loại điện tích.
- Nguồn điện 1 chiều luôn có 2 cực (âm, dương) cố định.
- Nguồn điện xoay chiều đổi cực liên tục.
- Giải thích được nguyên nhân vật dẫn điện, vật không dẫn điện.
- Giải thích được tác dụng nhiệt của dòng điện. 
- Giải thích được tác dụng phát sáng của dòng điện. 
- Giải thích được tác dụng hóa học của dòng điện. 
- Giải thích được tác dụng sinh lí của dòng điện. 
- Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, điện trở (biến trở), ampe kế.
- Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, điện trở (biến trở), vôn kế.
- Mắc được mạch điện đơn giản khi cho trước các thiết bị.
- Vẽ được mạch điện theo mô tả cách mắc.
- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì (hoặc: rơ le, cầu dao tự động, chuông điện).

C4,C5


Vận dụng
- Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.
- Chỉ ra được các ví dụ trong thực tế về tác dụng của dòng điện và giải thích.
- Xác định được cường độ dòng điện chạy qua một điện trở, hai điện trở mắc nối tiếp (hoặc hai điện trở mắc song song) khi biết trước các số liệu liên quan trong bài thí nghiệm (hoặc xác định bằng công thức Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/R)
- Xác định được hiệu điện thế trên hai đầu đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp (hoặc mắc song song) khi biết trước các số liệu liên quan trong bài thí nghiệm (hoặc xác định giá trị bằng công thức Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/R)
- Xác định được cường độ dòng điện của đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp (hoặc đoạn mạch gồm ba điện trở mắc song song)
- Xác định được hiệu điện thế của đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp (hoặc đoạn mạch gồm ba điện trở mắc song song).

C6,C7



Vận dụng cao
- Vận dụng phản ứng liên kết ion để giải thích cơ chế vật nghiễm điện.
- Thiết kế phương án (hay giải pháp) để làm một vật dụng điện hữu ích cho bản thân (hay đưa ra biện pháp sử dụng điện an toàn và hiệu quả).
- Vận dụng công thức định luật Ôm để giải phương trình bậc nhất một ẩn số với đoạn mạch mắc hỗn hợp gồm 2 điện trở mắc song song và mắc nối tiếp với điện trở thứ ba {(R1 //R2)nt R3}.




Nhiệt (9 tiết)

Nhận biết
- Nêu được khái niệm năng lượng nhiệt.
- Nêu được khái niệm nội năng. 
- Kể tên được ba cách truyền nhiệt.
- Lấy được ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt.
- Lấy được ví dụ về hiện tượng đối lưu.
- Nêu được hiện tượng bức xạ nhiệt.
- Kể tên được một số vật liệu cách nhiệt kém.
- Kể tên được một số vật liệu dẫn nhiệt tốt

C8,C9,C10



Thông hiểu
Nêu được, khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật tăng. Cho ví dụ. 
- Giải thích sơ lược được sự truyền năng lượng (truyền nhiệt) bằng cách dẫn nhiệt.
- Giải thích sơ lược được sự truyền năng lượng (truyền nhiệt) bằng cách đối lưu.
- Giải thích sơ lược được sự truyền năng lượng (truyền nhiệt) bằng cách bức xạ nhiệt.
- Phân tích được một số ví dụ về công dụng của vật dẫn nhiệt tốt. 
- Phân tích được một số ví dụ về công dụng của vật cách nhiệt tốt.

C11,C12


Vận dụng
- Giải thích được ví dụ trong thực tế trong các trường hợp làm tăng nội năng của vật hoặc làm giảm nội năng của vật giảm.
- Giải thích được sơ lược sự truyền năng lượng trong hiệu ứng nhà kính.
- Giải thích được một số hiện tượng quan sát thấy về truyền nhiệt trong tự nhiên bằng cách dẫn nhiệt.
- Giải thích được một số hiện tượng quan sát thấy về truyền nhiệt trong tự nhiên bằng cách đối lưu.
- Giải thích được một số hiện tượng quan sát thấy về truyền nhiệt trong tự nhiên bằng cách bức xạ nhiệt.
- Giải thích được ứng dụng của vật liệu cách nhiệt tốt được sử dụng trong kĩ thuật và đời sống.
- Giải thích được ứng dụng của vật liệu dẫn nhiệt tốt được sử dụng trong kĩ thuật và đời sống. 
- Giải thích được một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong kĩ thuật và đời sống. 

C13



Vận dụng cao
- Trình bày được một số hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra.
- Trình bày ý tưởng khai thác nguồn năng lượng nhiệt trong tự nhiên để phục vụ trong sinh hoạt gia đình.
- Thiết kế phương án khai thác hoặc hạn chế nguồn năng lượng nhiệt trong nhiên để phục vụ trong sinh hoạt gia đình.

C22(b)



SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI 

Nhận biết
–Nêu được tên và vai trò chính của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người.
– Nêu được chức năng của hệ vận động ở người. 
– Nêu được tác hại của bệnh loãng xương.
– Nêu được một số biện pháp bảo vệ các cơ quan của hệ vận động và cách phòng chống các bệnh, tật. 
– Nêu được ý nghĩa của tập thể dục, thể thao.
– Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng. 
Nêu được mối quan hệ giữa tiêu hoá và dinh dưỡng.
Nêu được nguyên tắc lập khẩu phần thức ăn cho con người.
– Nêu được khái niệm an toàn thực phẩm
– Kể được tên một số loại thực phẩm dễ bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm do sinh vật, hoá chất, bảo quản, chế biến; 
– Kể được tên một số hoá chất (độc tố), cách chế biến, cách bảo quản gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm; 
– Nêu được chức năng của máu và hệ tuần hoàn. 
–Nêu được khái niệm nhóm máu, nguyên tắc truyền máu
– Nêu được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương).
– Nêu được một số bệnh về máu, tim mạch và cách phòng chống các bệnh đó. 
– Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. 
– Nêu được vai trò vaccine (vacxin) và vai trò của tiêm vaccine trong việc phòng bệnh. 


C14,18
C15
C20
C17
Thông hiểu
Dựa vào sơ đồ (hoặc hình vẽ):
– Mô tả được cấu tạo sơ lược các cơ quan của hệ vận động.
–Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vận động.
– Vận dụng được hiểu biết về lực và thành phần hoá học của xương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương.
– Liên hệ được kiến thức đòn bẩy vào hệ vận động.
Trình bày được một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động và một số bệnh về sức khoẻ học đường liên quan hệ vận động (ví dụ: cong vẹo cột sống). 
– Trình bày được chức năng của hệ tiêu hoá.
- Quan sát hình vẽ (hoặc mô hình, sơ đồ khái quát) hệ tiêu hóa ở người, kể tên được các cơ quan của hệ tiêu hóa. Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hoá.
– Trình bày được chế độ dinh dưỡng của con người ở các độ tuổi. 
Nêu được một số bệnh về đường tiêu hoá và cách phòng và chống (bệnh răng, miệng; bệnh dạ dày; bệnh đường ruột, ...). 
– Nêu được một số nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm. Lấy được ví dụ minh hoạ. 
– Trình bày được một số điều cần biết về vệ sinh thực phẩm.
– Trình bày được cách bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn. 
Trình bày được một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm và cách phòng và chống các bệnh này. 
Quan sát mô hình (hoặc hình vẽ, sơ đồ khái quát) hệ tuần hoàn ở người, kể tên được các cơ quan của hệ tuần hoàn. 
– Nêu được chức năng của mỗi cơ quan và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.
– Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn (ví dụ trong cấp cứu phải truyền máu). Nêu được ý nghĩa của truyền máu, cho máu và tuyên truyền cho người khác cùng tham gia phong trào hiến máu nhân đạo.
– Dựa vào sơ đồ, trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. 
– Giải thích được vì sao con người sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khoẻ mạnh. 

C23

C16
C19


Vận dụng
– Thực hiện được phương pháp luyện tập thể thao phù hợp (Tự đề xuất được một chế độ luyện tập cho bản thân và luyện tập theo chế độ đã đề xuất nhằm nâng cao thể lực và thể hình).
–Vận dụng được hiểu biết về hệ vận động và các bệnh học đường để bảo vệ bản thân và tuyên truyền, giúp đỡ cho người khác.
–Vận dụng được hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hoá để phòng và chống các bệnh về tiêu hoá cho bản thân và gia đình.
Vận dụng được hiểu biết về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình. 
Thực hiện được các bước đo huyết áp.

C24




Vận dụng cao
– Thực hành: Thực hiện được sơ cứu và băng bó khi người khác bị gãy xương; 
– Tìm hiểu được tình hình mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học và khu dân cư.
– Thực hành xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.
Vận dụng được hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình.
– Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.
– Thực hiện được dự án điều tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; dự án điều tra một số bệnh đường tiêu hoá trong trường học hoặc tại địa phương (bệnh sâu răng, bệnh dạ dày,...).
– Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu.
– Thực hiện được dự án, bài tập: Điều tra bệnh cao huyết áp, tiểu đường tại địa phương. 
– Tìm hiểu được phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: KHTN– Lớp 8
Năm học: 2023 - 2024
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 1 (đề gồm có 03 trang)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Câu 1: Kim loại dẫn điện vì
A. trong kim loại có nhiều ion dương.
B. trong kim loại có các electron tự do chuyển động không ngừng.
C. kim loại cấu tạo từ các nguyên tử.
D. các nguyên tử câu tạo nên kim loại luôn chuyển động hỗn loạn.
Câu 2: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của
A. nguồn điện.
B. dòng điện.
c. thiết bị điện trong mạch
D. thiết bị an toàn của mạch
Câu 3: Đon vị nào dưới đây là đơn vị đo cường độ dòng điện?
A. kg. 	B. mm	C. mA	D. cm
Câu 4: Bỏ ít muối vào nước nguyên chất (nước cất), nước trở nên dẫn điện vì
A. muối dẫn điện tốt.
B. muối làm các phân tử nước bị phân li.
C. các điện tích của muối dễ bị tách ra trong nước.
D. các phân tử muối dễ bị phân li thành các ion dương và ion âm chuyển động tự do trong nước.
Câu 5: Dòng điện được sử dụng trong trường họp nào dưới dây sẽ có tác dụng hoá học? 
	A. Thắp sáng các bóng đèn.	B. Làm biến đổi các chất.
	C. Làm nóng chảy kim loại.	D. Làm nóng bàn là điện.
Câu 6: Cho mạch điện gồm 2 điện trở mắc song song nhau. Biết R1= 6Ω; R2= 4Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 24V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch song song?
9A 	B. 10A 	C. 11A	D. 12A
Câu 7: Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1= 16Ω; R2= 24Ω; R3= 8Ω; hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 96V. Tính hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R2?
9V 	B. 69V 	C. 48V 	D. 220V
Câu 8: Năng lượng nhiệt của vật là: 
A. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. tổng động năng của các phân tử tạo nên vật
Câu 9: Nội năng của vật là:
A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật
B. Hiệu động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật
C. Tổng cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật
D. Hiệu cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật
Câu 10: Nhiệt năng truyền từ mặt trời tới trái đất bằng hình thức nào?
A. Bức xạ nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Dẫn nhiệt.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 11: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là
A. đối lưu.
B. bức xạ nhiệt.
C. truyền nhiệt.
D. cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.
Câu 12:  Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
A. Sự đối lưu.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Sự bức xạ.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 13: Điền vào chỗ trống. "Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu tia nhiệt qua kính vào nhà mà các vật và không khí trong nhà kính nhận được nhiệt lượng và nóng lên. Năng lượng do các tia nhiệt từ ngoài vào bên trong nhà kính ... năng lượng do các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài."
A. nhỏ hơn
B. lớn hơn
C. bằng
D. lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn
Câu 14: Cơ thể con người có bao nhiêu hệ cơ quan?
4	B. 8	C.7	D. 6
Câu 15: Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào?
A. Hình cầu	B. Hình trụ	C. Hình đĩa D. Hình thoi
Câu 16: Hệ vận động của người có chức năng gì?
A. Giúp cơ thể vận động.
B. Nâng đỡ bảo vệ cơ thể 
C. Nâng đỡ bảo vệ cơ thể, tạo ra hình dạng, duy trì tư thế và giúp cơ thể vận động.
D. Tạo ra hình dạng cơ thể
Câu 17:  Người mang nhóm máu B có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu?
A. Nhóm máu O
B. Nhóm máu AB
C. Nhóm máu A
D. Nhóm máu B, AB
Câu 18: Ở cơ thể người cơ quan nào nằm trong khoang bụng?
A. Tim
B. Phổi
C. Thực quản
D. Dạ dày
Câu 19: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho dạ dày của bạn?
A. Uống nước lọc
B.  Ăn đồ cay
C. Uống sinh tố 
D. Ăn rau xanh
Câu 20: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì? 
A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo
B. Mang vác về một bên liên tục
C. Mang vác quá sức chịu đựng
D. Khi ngồi sao cho thỏa mái nhất 
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 21.
a) (0,75 điểm).) Cho các vật: dây cước, dây nhôm, dây vải, dây xích sắt, dây chỉ, dây truyền vàng. Trong các vật trên, vật nào dẫn điện và vật nào cách điện?
b) (1,0 điểm). Biết mạch điện của chuông điện được mô tả như sơ đồ hình, dòng điện qua cuộn dây tạo ra lực hút lá thép đàn hồi để búa gõ vào chuông. Dựa vào sơ đồ, giải thích tại sao âm thanh liên tục phát ra từ chuông? Hãy nêu một số trường hợp sử dụng chuông điện trong đời sống?
Câu 22.
a. (0,5 điểm). Kể tên các cách truyền nhiệt?
b. (1,0 điểm) Trình bày ý tưởng tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời trong quá trình phơi sấy nông sản?
Câu 23. (0,75 điểm)
Quan sát hình bên cho biêt sự phụ thuộc giữa cấu tạo và chức năng của xương đùi.

Câu 24. (1,0 điểm)
Em và những người thân trong gia đình thường có những thói quen nào để bảo vệ đường tuần hoàn?
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
`18
19
20
ĐA
B
B
C
D
B
A
C
D
A
A
C
C
B
D
D
C
B
D
B
A
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
21
a
- Vật nào dẫn điện: dây nhôm, dây xích sắt, dây truyền vàng
0,25
- Vật nào cách điện: dây vải, dây chỉ, dây cước
0,5
b
-Âm thanh liên tục phát ra từ chuông vì dòng điện qua cuộn dây liên tục tạo ra lực hút lá thép đàn hồi để búa gõ vào chuông.
0,5
- Một số trường hợp sử dụng chuông điện trong đời sống: chuông bao cháy, chuông trường học,.....
0,5
22
a
Các cách truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
0,5
b
Dùng tấm kim loại màu đen để tăng mức độ hâp thụ nhiệt, hoặc tấm gương đặt dưới để tận dụng ánh sáng phản xạ, sử dụng hai tấm kim loại đen, bóng tạo với nhau một góc nhỏ tập trung năng lượng ánh sáng
1,0
23

- Xương đùi có cấu tạo phù hợp với chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể, giúp quá trình vận động dễ dàng hơn:

0,25
- Ở đầu xương có sụn bọc đầu xương, mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động;

0,25
- Phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.

0,25
24

Những biện pháp nào để bảo vệ hệ tuần hoàn:

- Ăn uống đúng cách
0,25
- Tiêm vắc xin phòng chống bệnh tim mạch;
0,25
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan;
0,25
- Tập thể dục thể thao vừa sức.
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_sach.docx