1 UBND TP .. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn thi: KHTN Lớp: 6 Thời gian: 90 phút (Mã đề 146) Câu 1 : Động vật thuộc lớp nào có cấu tạo cơ thể tiến hóa nhất? A. Bò sát. B. Lưỡng cư. C. Chim. D. Thú. Câu 2 : Hãy sắp xếp các bước quan sát sợi nấm mốc bằng kính hiển vi 1. Dùng panh gắp một đám mốc nhỏ lên lam kính 2. Đậy lamen lên, thấm nước thừa, quan sát bằng kính hiển vi 3. Dùng kim tách nhẹ đám mốc thành các mảnh nhỏ 4. Nhỏ 1 -2 giọt nước cất lên đám mốc trên lam kính A. 1 – 3 -2 – 4 B. 1 – 4 – 3 - 2 C. 1 – 2 – 3 – 4 D. 1 – 4 – 3 – 2 Câu 3 : Sinh vật nào sau đây có thể sống trong cơ thể sinh vật khác? A. Sán dây. B. Cà cuống C. Trai sông D. Bọ cánh cứng. Câu 4 : Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Dương xỉ là? A. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế. B. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế. C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa. D. Cây dương xỉ, cây lông culi, bèo ong Câu 5 : Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì? A. Nón B. Hoa C. Rễ D. Bào tử Câu 6 : Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học? A. Đốt rừng làm nương rẫy B. Trồng cây gây rừng C. Xây dựng nhiều đập thủy điện D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp Câu 7 : Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách: A. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2 B. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2 C. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2 D. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2 Câu 8 : Các tế bào động vật không có thành phần nào sau đây? A. Không bào B. Ti thể C. Thành tế bào D. Tế bào chất Câu 9 : Loài động vật nào sau đây có khả năng thụ phấn cho cây? A. Ong B. Ếch C. Sóc D. Chuột. Câu 10 : Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực 2 B. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi C. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người Câu 11 : Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử? A. Dương xỉ B. Hạt trần C. Rêu D. Hạt kín Câu 12 : Động vật có bộ lông vũ bao phủ cơ thể thuộc lớp: A. Thú. B. Bò sát C. Chim. D. Lưỡng cư. Câu 13 : Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu? A. Mặt trên của lá B. Thân cây C. Mặt dưới của lá D. Rễ cây Câu 14 : Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật? A. Vì chúng sống trên cạn B. Vì chúng có hạt nằm trong quả C. Vì chúng có rễ thật D. Vì chúng có hệ mạch Câu 15 : Động vật nào sau đây có môi trường sống cả ở nước và ở cạn? A. Cá cóc. B. Gà. C. Vịt. D. Cá chim. Câu 16 : Địa y được hình thành như thế nào? A. Do sự cộng sinh giữa nấm và thực vật B. Do sự cộng sinh giữa nấm và một số loài tảo C. Do sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn D. Do sự cộng sinh giữa nấm và côn trùng Câu 17 : Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín C. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết Câu 18 : Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật? A. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường. B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. C. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Câu 19 : Động vật nào sau đây không thuộc lớp Bò sát? A. Rùa B. Rắn. C. Cá sấu D. Ếch giun. Câu 20 : Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây? A. Nấm bụng dê B. Nấm hương C. Nấm mốc D. Nấm men Câu 21 : Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là? A. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa. B. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. C. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế. D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế. Câu 22 : Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ? A. Nấm độc đỏ B. Nấm mốc 3 C. Nấm men D. Nấm mộc nhĩ Câu 23 : Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt trần? A. Cây vạn tuế B. Cây bưởi C. Cây thông D. Rêu tản Câu 24 : Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì? A. Dùng làm thuốc B. Lên men bánh, bia, rượu C. Cung cấp thức ăn D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật Câu 25 : San hô là động vật thuộc ngành A. Thân mềm B. Ruột khoang C. Giun dẹp D. Giun tròn Câu 26 : Động vật có xương sống gồm: A. Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. B. Động vật đơn bào và động vật đa bào. C. Chim và Thú. D. Các lớp cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú. Câu 27 : Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng. C. Gây ngộ độc thực phẩm ở người. D. Gây bệnh viêm gan B ở người. Câu 28 : Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc? A. Đông trùng hạ thảo B. Nấm kim châm C. Nấm thông D. Nấm đùi gà Câu 29 : Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên? A. Trùng giày B. Trùng Plasmodium C. Trùng Entamoeba D. Trùng roi Câu 30 : Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật? A. Xây dựng các nhà máy thủy điện B. Tuyên truyền bảo vệ thực vật C. Du canh du cư D. Phá rừng làm nương rẫy Câu 31 : Động vật nào không phải là động vật có xương sống? A. Con cá chép B. Con cào cào C. Con ngựa D. Con chẫu chàng Câu 32 : Hầu hết động vật là những sinh vật: A. không thể di chuyển. B. đơn bào. C. Dị dưỡng D. tự dưỡng. Câu 33 : Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào? A. Nơi khô ráo B. Nơi thoáng đãng C. Nơi ẩm ướt D. Nơi nhiều ánh sáng Câu 34 : Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác? A. Hoa B. Rễ C. Noãn D. Quả Câu 35 : Lớp cá được chia thành 2 lớp chính là: A. cá nước ngọt và cá nước mặn. B. cá nhà táng và các loài các khác. C. cá đơn bào và cá đa bào. D. cá sụn và cá xương 4 Câu 36. Đơn vị của lực là gì? A. N B. N.m C. N.m2 D. N/m3 Câu 37. Vật nào sau đây có biến dạng không giống như biến dạng của lò xo? A. Quả bóng chuyền C. Dép xốp B. Quả tạ sắt. D. Cục tẩy Câu 38. Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là? A. Lực kế B. Tốc kế C. Nhiệt kế D. Cân Câu 39. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực mà bạn An tác dụng vào ghế để đẩy ghế đi. B. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm. C. Lực Trái Đất tác dụng vào mọi vật. D. Lực của mặt vợt tác dụng vào quả bóng. Câu 40. Lực hút của trái đất có: A. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống. B. Phương nằm ngang, chiều từ dưới lên. C. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. D. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Câu 41. Trường hợp nào lực tác dụng làm cho vật bị biến dạng? A. Dùng tay vắt nửa quả cam để lấy nước uống. B. Dùng tay ném viên bị sắt lên cao. C. Dùng ngón tay búng 1 đồng xu xuống đất D. Dùng nam châm hút chiếc đinh sắt. Câu 42. Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng , tỉ lệ với: A. Khối lượng của vật treo B. Lực hút của trái đất C. Độ dãn của lò xo D.Trọng lượng của lò xo Câu 43. Chọn phát biểu đúng: Mỗi lực đều có các đặc trưng cơ bản gồm: A. Điểm đặt, phương, chiều B. Phương, chiều, độ lớn C. Phương và chiều D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn Câu 44. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. B. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động. C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc. D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động. Câu 45. Khi biểu diễn lực của búa tác dụng lên bờ tường thì ta dùng mũi tên có gốc của mũi tên đặt tại: A. Gốc mũi tên đặt trên búa B. Gốc mũi tên đặt trên cán búa. C. Gốc mũi tên đặt trên bờ tường D. Gốc của mũi tên đặt tại tay người gõ búa. 5 Câu 46. Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m1 và m2 (m2 > m1) lần lượt vào mỗi lò xo thì A. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1. B. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2. C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2. D. Lò xo treo vật m2 dãn ít hơn lò xo treo vật m1. Câu 47. Bạn Bình thả một quả bóng cao su xuống sàn nhà. Khi quả bóng chạm sàn nhà thì lực của sàn nhà tác dụng lên quả bóng: A. Chỉ làm cho quả bóng biến đổi chuyển động. B. Chỉ làm cho quả bóng biến dạng. C. Vừa làm cho quả bóng biến dạng, vừa làm cho quả bóng biến đổi chuyển động. D. Làm cho quả bóng bật nảy lên phía trên. Câu 48. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại? A. Em bé đang cầm chai nước trên tay. B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau. C. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng. D. Con người đi lại được trên mặt đất. Câu 49. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 200 g thì độ biến dạng của lò xo là 1 cm. Để độ biến dạng của lò xo là 3 cm thì cần treo vật nặng có khối lượng là: A. 200g B. 600g C. 900g D. 500g Câu 50. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30cm.Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 0,4 kg thì lò xo dài thêm được 5 cm. Để lò xo có chiều dài 41,25cm thì cần treo vật nặng có khối lượng bao nhiêu vào lò xo? A. 600g B. 700g C. 800g D. 900g
Tài liệu đính kèm: