Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tản Lĩnh (Có đáp án)

docx 10 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 02/10/2023 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tản Lĩnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tản Lĩnh (Có đáp án)
Ngày soạn: 18/10/2022
Ngày dạy: 4/11/2022
Tiết 9 - KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Kiểm tra những yêu cầu kiến thức, kỹ năng của chương I. Cơ học từ tiết 1 đến tiết 7.
 - Nắm bắt khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học của học sinh.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng giải toán.
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống, khái quát hoá kiến thức.
3. Thái độ: 
- Yêu thích, hứng thú học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Đề kiểm tra.
 - HS: Ôn lại kiến thức từ tiết 1 đến tiết 7, xem lại các bài tập đã giải.
 MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: VẬT LÍ 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút	
1) Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung: Bài 7 - Áp suất
- Thời gian làm bài: 45 phút.
- Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm.
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 26,7% Thông hiểu; 26,6% Vận dụng; 6,7% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 10 câu, thông hiểu: 6 câu, vận dụng: 3 câu, vận dụng cao:1 câu ), mỗi câu 0,35 điểm; 
- Phần tự luận: 3,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 0 điểm).
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câu
Điểm số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1. Chuyển động cơ (3 tiết)
3
3
1
1
1
1
8
3,8
2. Lực cơ (3 tiết)
4
2
1
1
1
7
3,45
3. Áp suất (1 tiết)
3
1
1
1
1
5
2,75
Số câu
10
6
3
3
1
3
20
10,00
Điểm số
3,5
2,1
3,0
1,05
0,35
10 
Tổng số điểm
 3,5 điểm
2,1 điểm
4,05 điểm
0,35 điểm
10 điểm
10 điểm
2) Bản đặc tả
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số ý TL/số câu hỏi TN
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
1. Chuyển động cơ (3 tiết)
Nhận biết
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được các dạng chuyển động. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. 
2
C1, C3
Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
Viết được công thức tính tốc độ, đơn vị vận tốc.
Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
1
C12
Thông hiểu
Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Phân biệt được vật chuyển động, vật đứng yên.
2
C2, C11
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
1
C17
Vận dụng
Vận dụng được công thức tính tốc độ 
1
C10, 
Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm
Tính được tốc độ trung bình của một chuyển động không đều.
1
C23
Vận dụng
cao
Vận dụng các kiến thức về chuyển động cơ học để giải thích các hiện tượng thực tế, bài toán chuyển động phức tạp.
1
C19
2. Lực cơ (3 tiết)
Nhận biết
Nêu được lực là đại lượng vectơ, đơn vị, kí hiệu véc tơ lực. 
2
C4, C18
Nêu được hai lực cân bằng là gì?
Nêu được dấu hiệu nhận biết quán tính của vật.
1
C6
Nêu được có mấy loại lực ma sát, kể tên các loại lực ma sát.
1
C16 
Thông hiểu
Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
2
C5,C14
Nêu được quán tính của một vật là gì.
Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
Vận dụng
Biểu diễn được lực bằng vectơ.
1
C20
Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính
Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
1
C7
Vận dụng cao
Vận dụng các kiến thức về lực cơ để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan.
1
C22
3. Áp suất (1 tiết)
Nhận biết
Nêu được áp lực, áp suất là gì.
1
C8
Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
2
C9,
C13
Thông hiểu
Áp suất phụ thuộc như thế nào vào áp lực và diện tích tiếp xúc.
Trình bày được cách làm tăng, giảm áp suất.
1
C21
Vận dụng 
Vận dụng được công thức p = .
1
1
C21
C15
Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến áp suất trong đời sống.
Vận dụng cao
Vận dụng các kiến thức về áp suất để giải thích các tình huống thực tế liên quan.
3. ĐỀ KIỂM TRA.
UBND HUYỆN BA VÌ
TRƯỜNG THCS TẢN LĨNH
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Vật lí lớp 8
Năm học: 2022 - 2023
Thời gian: 45 phút 
ĐỀ KIỂM TRA
TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm)
Câu 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ học?
A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật.
B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật.
D. Chuyển động cơ học là chuyển dời vị trí của vật.
Câu 2. Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này:
A. Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên.
B. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động.
C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động.
D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên.
Câu 3.Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều ?
	A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.	
B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
	C. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.	
D. Tất cả các chuyển động nói trên là chuyển động không đều.
Câu 4. Muốn biểu diễn một véctơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố ?
A. Phương, chiều.	B. Điểm đặt.	C. Độ lớn.	D. Cả 3 ý trên.
Câu 5. Một vật có khối lượng m = 4,5 kg buộc vào một sợi dây, cần phải giữ dây một lực bằng bao nhiêu đề vật cân bằng ?
	A. F = 45 N.	B. F > 4,5 N.	C. F < 45 N.	D. F = 4,5 N.
Câu 6. Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì phanh đột ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào ? Chọn kết quả đúng ?
	A. Bị nghiêng người sang bên phải.	B. Bị nghiêng người sang bên trái.
	C. Bị ngã người ra phía sau.	D. Bị ngã người tới phía trước.
Câu 7. Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 8. Điều nào sau đây là đúng nhất khi nói về áp lực ?
	A. Áp lực là lực ép của vật lên mặt giá đỡ.
	B. Áp lực là lực do mặt giá đỡ tác dụng lên vật.
	C. Áp lực luôn bằng trọng lượng của vật.
	D. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Câu 9. Công thức tính áp suất là ?
	A. .	B. p=FS	C. p = F +s.	D. p = F.s
Câu 10. Một ô tô khởi hành từ Tản Lĩnh lúc 8 giờ đến bến xe Giáp Bát lúc 10 giờ, biết quãng đường Tản Lĩnh - Giáp Bát là 80km. Vận tốc ô tô là:
A. 20 km/h.	B. 40 km/h.	C. 60 km/h.	D. 80 km/h.
Câu 11. Một học sinh đang đi xe đạp từ nhà đến trường. Câu nhận xét nào là đúng?
A. Học sinh chuyển động so với ngôi nhà, đứng yên so với xe đạp.
B. Học sinh chuyển động so với xe đạp.
C. Học sinh đứng yên so với mặt đường.
D. Học sinh đứng yên so với cây cối bên đường.
Câu 12. Một người đi xe máy từ nhà đến cơ quan, thời gian đi trên đoạn đường đầu s1 với vận tốc v1 là t1 giây; thời gian đi trên đoạn đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 là t2 giây. Công thức đúng để tính vận tốc trung bình của người đó đi trên đoạn đường từ nhà đến cơ quan là:
A. 	B. 	
C. 	D. 
Câu 13. Đơn vị của áp suất là ?
	A. N.m2	B. N/m.	C. N/m2.	D. N.m
Câu 14. Một quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của những lực nào?
	A. Quyển sách không chịu tác dụng của một lực nào cả.
	B. Quyển sách chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.
	C. Quyển sách chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
	D. Quyển sách chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn.
Câu 15. Ban Trang có khối lượng 50kg đang đứng trên mặt sàn nằm ngang. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân bạn Trang là với đất là 0,025m2. Áp suất bạn Trang tác dụng lên mặt sàn là ?
A. 200 Pa	B. 200000 Pa
C. 2000 Pa	D. 20000 Pa	
Câu 16. Lực ma sát lăn đã xuất hiện khi
A. quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. B. quả bóng lăn trên sân bóng.
C. hộp bút nằm yên trên mặt bàn nghiêng. D. hòm đồ bị kéo lê trên mặt sàn.
Câu 17. Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe đạp là 10,8 km/h, của tàu hỏa là 10m/s. Ta nói:
A. Ô tô chuyển động nhanh nhất, tàu hỏa chuyển động chậm nhất.
B. Tàu hỏa chuyển động nhanh nhất, người đi xe đạp chuyển động chậm nhất.
C. Tàu hỏa và ô tô chuyển động nhanh như nhau và nhanh hơn người đi xe đạp.
D. Ô tô chuyển động nhanh nhất, người đi xe đạp chuyển động chậm nhất.
Câu 18. Đơn vị của lực là:
A. Kilôgam ( Kg ).	B. Gam ( g ).	 	C. Niutơn ( N ).	D. Lực kế.
Câu 19. Một người đi xe đạp đi một nửa đoạn đường đầu với vận tốc 12 km/h. Nửa còn lại người đó phải đi với vận tốc là bao nhiêu để vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là 8 km/h?
	A. v = 6 km/h.	B. v = 6.5 km/h.	C. v = 6.25 km/h.	D. 62,5 km/h
Câu 20. Trên hình vẽ người ta biểu diễn lực tác dụng lên vật theo tỉ xích 
5N
Câu trả lời đúng là:
A. lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 2,5N	
B. lực có phương từ trên xuống, chiều thẳng đứng, độ lớn 15N.
C. lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 25N.
D. lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 15N.
II. TỰ LUẬN ( 3 điểm).
Câu 21. ( 1 điểm):
a) Một vật hình hộp được đặt trên mặt nằm ngang, diện tích tiếp xúc của vật với mặt nằm ngang là 0,006m2, vật có khối lượng 6kg. Tính áp suất của vật tác dụng lên mặt nằm ngang.
b) Từ công thức áp suất hãy nêu các cách làm tăng và giảm áp suất.
Câu 22. ( 1 điểm): Một cái cặp xách có khối lượng 0,3 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang.
Cặp xách chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao cặp xách đứng yên? Nêu đặc điểm của các lực đó?
Câu 23. ( 1 điểm): Một người đi bộ đều trên quãng đường AB, đoạn đường đầu dài 3km người ấy đi với vận tốc 2 m/s. Quãng đường tiếp theo dài 1,95 km, người đó đi hết 0,5h.. 
Khi nói vận tốc của người đi bộ trên đoạn đường đầu là 2m/s là nói đến vận tốc nào? Điều đó cho biết gì?
Tính vận tốc trung bình của người ấy trên cả quãng đường AB?
4) Hướng dẫn chấm
TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm): 0,35 điểm/ câu.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
B
A
D
D
A
D
B
D
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
ĐA
B
B
A
B
C
B
D
B
Câu
17
18
19
20
ĐA
C
C
A
D
 TỰ LUẬN: ( 3 điểm)
Đáp án
Điểm
Câu 21. ( 1 điểm):
a) - Áp lực của vật tác dụng lên mặt bàn đúng bằng trọng lượng của vật:
 F = P = 10.m = 10.6 = 60 N
 - Áp suất của vật lên mặt bàn: 
	p = = 10 000 N/m2
b) - Nêu đúng từ 2 cách làm tăng áp suất:
+ Tăng áp lực giữ nguyên diện tích tiếp xúc
+ Tăng áp lực giảm diện tích tiếp xúc
+ Giữ nguyên áp suất, giảm diện tích tiếp xúc
- Nêu đúng từ 2 cách làm giảm áp suất:
+ Giảm áp lực giữ nguyên diện tích tiếp xúc
+ Giảm áp lực tăng diện tích tiếp xúc
 + Giữ nguyên áp suất, tăng diện tích tiếp xúc
Câu 22. ( 1 điểm):
a) - Kể tên các lực tác dụng vào cặp xách là: trọng lực P và lực đỡ N.
 - Cặp xách đứng yên do chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực đỡ. 
Đặc điểm:
- Trọng lực P và lực đỡ N.: có điểm đặt ở vật, phương thẳng đứng, chiều ngược nhau ( hoặc trọng lực có phương từ trên xuống dưới, lực đỡ có chiều từ dưới lên trên). 
+) Độ lớn: trọng lượng bằng độ lớn của lực đỡ: 
N = P = 10.m = 0,3 x 10 = 3N 
Câu 23. ( 1 điểm):
Khi nói vận tốc của người đi bộ trên đoạn đường đầu là 2m/s là nói đến vận tốc trung bình. Điều đó cho biết 1 giây trung bình người đó đi được 2m.
Vận tốc trung bình của người ấy trên cả quãng đường AB là 1,5 m/s.
Tóm tắt
s1 = 3km = 3 000m
s2 = 1,95km = 1 950m
v1 = 2m/s
t2 = 0,5h = 1 800s.
vtb = ?
Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu là:
 t1 = s1/v1 = 3 000/ 2 = 1500s
Vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường AB là:
vtb = s1+ s2t1+ t2 = 3 000+1 9501 500+1 800 = 1,5 m/s.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2022_2023.docx