NỘI DUNG KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I- LỚP 5A NĂM HỌC 2018 – 2019 Mạch kiến thức, kĩ năng Sốcâu, Số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng 1.Đọc hiểu văn bản: -Xđ được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc. -Giải thích chi tiết trong bài bằng suy luận hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. -NX, liên hệ bản thân và thực tế cuộc sống. Số câu 2 2 2 1 7 Câu số 1,2 3,4 5,11 6 Số điểm 1 1 2 1 5 2.Kiến Thức Tiếng Việt -Hiểu nghĩa và sử dụng một số từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học: Tổ quốc; Hòa bình; Hữu nghị -hợp tác; Thiên nhiên;... -Nhận biết và sử dụng được từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; từ nhiều nghĩa; từ đồng âm;... -Biết dùng các biện pháp nhân hóa, so sánh để viết câu văn hay, giàu hình ảnh, cảm xúc. Số câu 2 2 4 Câu số 7,8 9,10 Số điểm 1 1 2 Tổng Số câu 4 4 2 1 11 Số điểm 2 2 2 1 7 Trường Tiểu học Đại Hưng Lớp: 5A Họ và tên: . Thứ , ngàytháng11năm 2018 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt –lớp 5 NĂM HỌC: 2018 – 2019 (Thời gian 80 phút) Đểm Lời nhận xét của thầy cô giáo ...................... .. I: KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng ( 3 điểm ) 2. Đọc hiểu ( 7 điểm ) Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu: Lý Tự Trọng Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh học rất sáng dạ. Mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyển thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng. Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là để buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát. Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”. Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ . Anh lập tức đứng dậy nói : - Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác. Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi . Theo Báo Thiếu niên Tiền phong Câu 1:(0,5 điểm) Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Mùa thu năm 1929 về nước, anh Lý Tự Trọng được tổ chức giao nhiệm vụ gì? A. Đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn. B.Làm liên lạc,chuyển và nhận thư từ, tài liệu. C.Làm liên lạc,bảo vệ anh cán bộ cách mạng. D. Chuyển tài liệu xuống tàu biển. Câu 2: (0,5 điểm) Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Vì sao những người coi ngục gọi anh là “Ông Nhỏ” ? (M1 ) A. Vì giặc tra tấn anh rất dã man. B. Vì anh là người thông minh, sáng dạ. C. Vì anh đã bắn chết tên mật thám. D. Vì mọi người rất khâm phục anh. Câu 3 : (0,5 điểm) Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Chi tiết nào sau đây thể hiện Lý Tự Trọng là người nhanh trí, dũng cảm? A. Anh mang bọc truyền đơn, gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. B. Anh sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. C. Anh vờ cởi bọc, thừa cơ, vồ lấy xe của tên mật thám, phóng đi. D. Anh gửi tài liệu của các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Câu 4: (0,5 điểm) Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Câu nói của anh :“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác” thể hiện truyền thống gì của thanh niên Việt Nam? A. Cần cù C. Yêu nước B. Nhân ái D. Đoàn kết. Câu 5 :(1 điểm) Qua câu chuyện Lý Tự Trọng , em hiểu anh Trọng là một thanh niên như thế nào? Câu 6: (1điểm) Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng hoà bình trên thế giới ? Câu 7: (0,5 điểm) Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “sáng dạ” có trong bài ? A. Thông minh B. Hoạt bát C.Nhanh nhảu D. Nhanh nhẹn Câu 8: (0,5 điểm)Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Từ nào sau đây là từ trái nghĩa với từ “Hòa bình” A. Chiến tranh B. Đoàn kết C. Yêu thương D. Đùm bọc Câu 9: (0,5 điểm)Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Trong câu : “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác”, từ“con đường” mang nghĩa gì? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển C.Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển D.Con đường Câu 10: (0,5 điểm)Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa? A. xa xôi – gần gũi C. xa xưa – gần gũi B. xa lạ - xa xa D. xa cách – xa lạ Câu 11: (1 điểm)Em hày khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất: Trong câu “ Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh B. Từ láy C. So sánh và nhân hóa D. Nhân hóa B. BÀI KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút) Nghe - viết bài: Kì diệu rừng xanh , (Từ Nắng trưa ..đến cảnh mùa thu). .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... II- Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................... TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HƯNG Họ tên HS: Lớp 5A BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT– LỚP 5 Thời gian làm bài: 90 phút Điểm Nhận xét của cô giáo chấm ............................................... ............................................. A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm) - Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi. 2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng ? Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh...Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì bến ra màu xanh lá ngái. Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng như vậy. Theo ĐOÀN GIỎI Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 7 và trả lời các câu còn lại. Câu 1: Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi...đến...biến đi) tả cảnh rừng phương nam vào thời gian nào ? A. Lúc ban mai. B. Lúc ban trưa. C. Lúc hoàng hôn. Câu 2. Câu “ Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Muốn nói điều gì? A. Rừng Phương Nam rất vắng người. B. Rừng Phương Nam rất hoang vu. C. Rừng Phương Nam rất yên tĩnh Câu 3. Tác giả tả mùi hoa tràm như thế nào? A. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng . B. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi. C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng. Câu 4. Những con vật trong rừng biến đổi màu sắc để làm gì? A.Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động. B. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình. C. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác. Câu 5. Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào? A. Thơm rất đậm, đến mức làm cho ta khó chịu. B. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật. C. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú. Câu 6. Câu nào dưới dây có dùng quan hệ từ ? A.Chim hót líu lo. B.Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. C. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “im lặng” A . Ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. B. Ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc. C. Ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ. Câu 8 . Các từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” Thuộc những từ loại gì ? .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 9: Em hãy thêm cặp quan hệ từ thích hợp vào câu văn sau: “Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán.” ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. CHÍNH TẢ (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”. Tiếng Việt 5 – Tập 1, trang 144 (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết) trong khoảng thời gian 15 phút. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. II- TẬP LÀM VĂN (8 điểm) Học sinh chọn làm một trong hai đề sau: Đề 1 : Tả một người thân của em. Đề 2 : Tả lại một thầy giáo hoặc cô giáo đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: