Đề kiểm tra giữa học kì I môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 8 (Cánh diều) - Trường THCS Thiệu Công (Có đáp án)

Câu 1. Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

 

A. Quyết đoán.                                  B. Dễ cáu giận.

C. Thiếu chính kiến.                           D. Lười biếng

Câu 2. Cách thức xây dựng, gìn giữ tình bạn.

 

1- Luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống

 

2- An ủi, chia sẻ, động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn

 

3- Biết thông cảm, chia sẻ, tha thứ cho nhau.

 

4. Chia sẽ với mọi người tất cả những gì biết về bạn.

A. 1, 2, và 3.         B. 2, 3 và 4.          C. 4, 3 và 1.          D. 1, 2 và 3.

Câu 3. Đâu không phải là định nghĩa về cách thương thuyết?

 

A. Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn hoặc không mong muốn

B. Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương ứng

C. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được

D. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối

Câu 4. Hành động nào dưới đây không phải là hành vi của bắt nạt học đường?

 

A. Nhắn tin đe dọa.

B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng.

C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập.

D. Cùng bạn cố gắng phấn đấu trong thi đua chào mừng ngày 20-11.

Câu 5. Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?

 

A. Không tham gia các hoạt động của trường

B. Học tập còn chưa tập trung

C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường

D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.

docx 5 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 18/05/2024 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 8 (Cánh diều) - Trường THCS Thiệu Công (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 8 (Cánh diều) - Trường THCS Thiệu Công (Có đáp án)
THCS THIỆU CÔNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 8
MA TRẬN 
Tên bài học
MỨC ĐỘ
Tổng số câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VD cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Em với nhà trường
2
0
3
0
0
1
0
1
5
2
Chủ đề 2: Khám phá bản thân
2
0
3
0
0
1
0
0
5
1
Tổng số câu TN/TL
4
0
6
0
0
1
0
1
10
3

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số câu TL/
Số câu hỏi TN
Câu hỏi
TN
(số câu)
TL
(số câu)
TN
TL
Chủ đề 1
5
2


Môi trường học đường
Nhận biết
- Nhận diện được dấu hiệu bắt nạt học đường và có kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
- Thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
2

C4, C5

Thông hiểu
Xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn.
Biết được hậu quả của bắt nạt học đường về tinh thần.
3

C6, C8
C9

Vận dụng
Nhận diện được các dấu hiệu trong bắt nạt học đường.

1

C11
Vận dụng cao
Kể được những cách cần thiết để phòng, tránh bắt nạt học đường.

1

C 12
Chủ đề 2
2
1


Phát triển bản thân
Nhận biết
Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
Biết cách xây dựng, giữ gìn tình bạn.
2

C1, C2

Thông hiểu
Nhận diện được khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân trong một số tình huống.
Biết được quy trình tranh biện của bản thân.
Biết được tính cách của người hướng nội.
3

C3
C7
C10

Vận dụng
Biết tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân đối với vấn đề "Cần có nhiều bài tập về nhà".

1

C13
Vận dụng cao






ĐỀ BÀI
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Lựa chọn chữ cái in hoa đứng đầu đáp án đúng nhất điền vào bảng trả lời các câu tương ứng.
Câu 1. Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?
A. Quyết đoán.	B. Dễ cáu giận.
C. Thiếu chính kiến.	D. Lười biếng
Câu 2. Cách thức xây dựng, gìn giữ tình bạn.
1- Luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống
2- An ủi, chia sẻ, động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn
3- Biết thông cảm, chia sẻ, tha thứ cho nhau.
4. Chia sẽ với mọi người tất cả những gì biết về bạn.
A. 1, 2, và 3.	B. 2, 3 và 4.	C. 4, 3 và 1.	D. 1, 2 và 3.
Câu 3. Đâu không phải là định nghĩa về cách thương thuyết?
A. Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn hoặc không mong muốn
B. Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương ứng
C. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được
D. Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối
Câu 4. Hành động nào dưới đây không phải là hành vi của bắt nạt học đường?
A. Nhắn tin đe dọa.
B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng.
C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập.
D. Cùng bạn cố gắng phấn đấu trong thi đua chào mừng ngày 20-11.
Câu 5. Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?
A. Không tham gia các hoạt động của trường
B. Học tập còn chưa tập trung
C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường
D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.
Câu 6. Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?
A. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
B. Trao đổi thẳng thắn với bạn khi có hiểu lầm
C. Nói xấu sau lưng bạn
D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn
Câu 7. Khả năng tranh biện (tư duy phản biện) theo trật tự các bước nào dưới đây?
	1- Kết luận được quan điểm của bản thân.
	2- Dẫn chứng: phân tích, lập luận có chứng cứ.
	3- Đưa ra luận điểm ủng hộ hay phản đối.
A. 1 → 2 →3.	B. 2→ 3 → 1.
C. 3 → 1 → 2.	D. 3 → 2 → 1.
Câu 8. Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?
A. Xông vào bảo vệ bạn
B. Hét to lên và chạy
C. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
D. Đánh nhau với các bạn
Câu 9. Hậu quả của bắt nạt học đường về tinh thần là gì?
A. Buồn rầu, suy nghĩ tiêu cực về bản thân và mọi người.
B. Lo sợ, không dám đến trường.
C. Tổn thương thể chất.
D. Xấu hổ, xa lánh mọi người.
Câu 10. Người hướng nội có tâm hồn sâu lắng, tầm nhìn rộng thuộc nhóm nào dưới đây?
A. Thích ở một mình, thích hoạt động cá nhân.
B. Thích giao tiếp rộng, thích hoạt động nhóm.
C. Dễ thông cảm với người khác, sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ mọi người.
D. Chu đáo, kĩ càng trong công việc, kỉ luật, làm việc có kế hoạch, có tinh thần trách nhiệm.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 11. Chỉ ra những dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống sau: M là một người trầm tính, nhút nhát. Một số bạn trong nước không ưa M, luôn tỏ ra khó chịu, nói xấu, tẩy chay và không cho M cùng tham gia các hoạt động nhóm. M đã rất buồn vì cảm thấy bị cô lập.
Câu 12. Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp. Nếu là Minh em sẽ làm gì?
Câu 13. Tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân đối với vấn đề "Cần có nhiều bài tập về nhà".
HƯỚNG DẪN CHẤM
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
A
D
D
D
C
D
C
A
A

Câu 11. - Dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống:
+ Tỏ ra khó chịu, nói xấu, tẩy chay
+ Không cho M tham gia các hoạt động nhóm.
- Một số biểu hiện bắt nạt học đường: chửi bới, đánh đập, trấn lột tiền, ...
Hậu quả: khiến nạn nhân bị sợ hãi, lo lắng, đau đơn về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Câu 12. Nếu em là Minh em sẽ nói chuyện thẳng thắn với bạn Thành em không sợ những bức ảnh như vậy và nếu như bạn còn đe dọa, Minh sẽ báo cáo chuyện này với thầy cô và người lớn để kịp thời xử lí.
Câu 13. Cần có nhiều bài tập về nhà
HS chỉ nêu một hướng là ủng hộ hoặc phản đối.
- Phản đối: bài tập về nhà sẽ được giao vừa phải, tránh tình trạng quá tải kiến thức.
- Ủng hộ: Nhiều bài tập để tăng sự kiên trì, chịu khó, phát triển tư duy logic.
(CÓ THỂ ĐÁP ÁN KHÁC PHÙ HỢP)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_hoat_dong_trai_nghiem_huong_ng.docx
  • pdfKIỂM TRA GIỮA KÌ 1_13637680.pdf