Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 8

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 15/06/2022 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 8
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - VẬT LÍ 8
MÔN: Vật lý
Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề
Họ và tên: ..................................................................... Mã đề: 001
Câu 1. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2500 kg lên độ cao 12 m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
A. 250 kJ 	B. 300 J 	C. 300 kJ 	D. 2,08 kJ
Câu 2. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
A. Khối lượng và vận tốc của vật. 	B. Khối lượng.
C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. 	D. Trọng lượng riêng.
Câu 3. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. Một máy bay đang bay trên cao.
B. Một ô tô đang chuyển động trên đường.
C. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
D. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
Câu 4. Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.
A. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.
B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực.
C. Khi có lực tác dụng vào vật.
D. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực.
Câu 5. Biểu thức tính công suất là:
A. P = t/A 	B. P = A/t 	C. P = A.t 	D. P = At
Câu 6. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng và chất làm vật. 	B. Khối lượng.
C. Vận tốc của vật. 	D. Khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 7. Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp?
A. 4 	B. 3 	C. 2 	D. 1
Câu 8. Một máy cơ trong 1h sản sinh ra một công là 330kJ, vậy công suất của máy cơ đó là:
A. P = 97,5W 	B. P = 90,2W 	C. P = 91,7W 	D. P = 92,5W
Câu 9. Hiện tượng khuếch tán là:
A. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.
B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.
C. Hiện tượng cầu vồng.
D. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.
Câu 10. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng và chất làm vật. 	B. Khối lượng.
C. Vận tốc của vật. 	D. Độ biến dạng của vật đàn hồi.
Câu 11. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?
A. Trọng lượng riêng của vật 	B. Nhiệt độ của vật
C. Thể tích của vật 	D. Khối lượng của vật
Câu 12. Một máy cơ có công suất P = 160W, máy đã sinh ra công A= 720kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là:
A. 1 giờ 10 phút 	B. 1 giờ 5 phút 	C. 1 giờ 15 phút 	D. 1 giờ
Câu 13. Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5 m. Dốc dài 40 m, biết lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 20 N và cả người cùng xe có khối lượng 37,5 kg. Công tổng cộng do người đó sinh ra là bao nhiêu?
A. 4000 J 	B. 4200 J 	C. 3800 J 	D. 2675 J
Câu 14. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?
A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.
B. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.
C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
D. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.
Câu 15. Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học?
A. Máy xúc đất đang làm việc.
B. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn.
C. Một người đang kéo một vật chuyển động.
D. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
Câu 16. Vật có cơ năng khi:
A. Vật có tính ì lớn. 	B. Vật có khối lượng lớn.
C. Vật có đứng yên. 	D. Vật có khả năng sinh công
Câu 17. Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:
A. A = F –s 	B. A = F/s 	C. A = F.s 	D. A = s/F
Câu 18. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
C. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
D. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
Câu 19. Chọn phát biểu sai?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
B. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
C. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
Câu 20. Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất?
A. Vì khoảng cách giữ các hạt chất rất nhỏ.
B. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
C. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.
D. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
ĐÁP ÁN
1C
2C
3A
4D
5B
6D
7B
8C
9D
10D
11B
12C
13D
14C
15B
16D
17C
18B
19D
20C

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_vat_li_8.docx