PHÒNG GD & ĐT TP THANH HÓA BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II LỚP 5 TRƯỜNG TH MINH KHAI 2 Năm học 2016 - 2017 MÔN : TIẾNG VIỆT ( Tờ số 1) Họ và tên:................................................................................................................Lớp.................................................... Giám thị (kí và ghi rõ họ tên) :....... Điểm Nhận xét Giám khảo Đọc hiểu - LT&C ...... ................................................................................................ .............................................................................................. 1... 2................................... Đọc thành tiếng Tổng điểm đọc A/KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) Đọc hiểu, luyện từ và câu (7 điểm) – thời gian làm bài 30 phút I. Đọc hiểu: (4 điểm) HOA ĐỎ Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ nói riêng màu hoa đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp. Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập loè về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ. Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến loé lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy. Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa là nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố. Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý. (Theo Băng Sơn) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1 (0,5 điểm) Trong đoạn “Đỏ tía là ..màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? M1 A.đỏ tía, đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực. C. đỏ thắm, đỏ ối, đỏ hồng. B.đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng. D.đỏ tía, đỏ tươi, đỏ rực. Câu 2: (0,5 điểm) Hoa nào nở vào mùa thu ? M1 A.Hoa thược dược B.Hoa lựu C. Hoa lộc vừng D. Hoa đỗ quyên Câu 3:(0,5 điểm) Hoa nào gợi cho ta cảm giác ngon lành? M2 A. Hoa lộc vừng B.Hoa thu hải đường C. Hoa hải đường D. Hoa gạo Câu 4: (0,5 điểm) Cây gạo và cây vông được so sánh với cái gì?M1 A.Những chiếc đèn lồng. C. Ngọn lửa hồng tươi. B.Cây đào ngày Tết. D. Mùa xuân. Câu5: (1 điểm) Vì sao màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, không có lá bao giờ? M2 A. Vì cây không có lá. C. Vì lá cũng có màu đỏ. B. Vì nhìn xa không thấy lá. D. Vì hoa đỗ quyên màu đỏ và nở rất nhiều. Câu 6: (1 điểm) Bài văn trên giới thiệu về điều gì ? M3 A. Những loài hoa nở vào mùa xuân. C. Vẻ đẹp của cây trái nước ta. B. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta. D. Mỗi mùa có một loài hoa riêng. II.LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ( 3 điểm) Câu 7:(1 điểm) Gạch chân những quan hệ từ có trong câu : “Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý” M2 Câu 8:(1 điểm) Có thể thay thế dấu phẩy thứ nhất trong câu: “ Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết” bằng dấu câu nào? M3 Có thể thay thế dấu phẩy thứ nhất ... .. Câu 9 (1 điểm) Sử dụng hình ảnh so sánh để hoàn thiện câu sau: . M4 Thân đào uốn lượn, gân guốc .............................................................................. B/ Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: ( 3 điểm) – Thời gian cho mỗi em khoảng 2 phút. HS bốc thăm để đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 19 – tuần 27 sách giáo khoa TV lớp 5 tập 2 NXBGD sau đó trả lời một câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. PHÒNG GD & ĐT TP THANH HÓA BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II LỚP 5 TRƯỜNG TH MINH KHAI 2 Năm học 2016 - 2017 MÔN : TIẾNG VIỆT ( Tờ số 2) Họ và tên:................................................................................................................Lớp........................................................... Chữ kí giám thị :.. Điểm bằng số: Bằng chữ:.. Nhận xét... . Chữ kí giám khảo ...... B/ KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) I. Chính tả: (2 điểm) - Thời gian 20 phút Nghe - viết: Bài “Ai là thuỷ tổ loài người ?” (SGK Tiếng Việt 5 - Tập hai - Trang – NXBGD) PHÒNG GD & ĐT TP THANH HÓA BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II LỚP 5 TRƯỜNG TH MINH KHAI 2 Năm học 2016 - 2017 MÔN : TIẾNG VIỆT ( Tờ số 3) Họ và tên:................................................................................................................Lớp.................................................... Chữ kí giám thị :.. Điểm bằng số: Bằng chữ:... Nhận xét. ... Chữ kí giám khảo ...... II. Tập làm văn ( 8 điểm) - Thời gian 35 phút. Đề bài: Tả một người bạn thân của em ở trường Bài làm THEO DÕI KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐIỂM I. Điểm Chính tả II.Điểm Tập làm văn TỔNG ĐIỂM VIẾT ĐIỂM TRUNG BÌNH CỘNG ĐỌC VÀ VIẾT PHÒNG GD & ĐT TP THANH HÓA BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II LỚP 5 TRƯỜNG TH MINH KHAI 2 Năm học 2016 - 2017 MÔN :TOÁN ( Thời gian làm bài 40 phút ) Họ và tên:................................................................................................................Lớp..................................................... Chữ kí giám thị :. Điểm bằng số: ...Bằng chữ:. Nhận xét. . Chữ kí giám khảo ...... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Bài 1:M1 (0,5 điểm) Khoanh vào đáp án đúng 8% của 350 l là: 28 l B. 280 l C. 2800l D.240 l Bài 2: M1(0,5 điểm) Khoanh vào đáp án đúng Tam giác có độ dài đáy là 34cm ; đường cao là 12cm . Diện tích tam giác đó là 408 cm2 B. 204 cm C. 46 cm D.204 cm2 Bài 3: M1( 2 điểm ) Điền Đ, S vào ô trống a ) 2 giờ 34 phút + 3 giờ 26 phút = 6 giờ b) 4 giờ 25 phút – 2 giờ 18 phút = 1 giờ 7 phút c) 1giờ 40 phút 2 = 2 giờ 20 phút d) 6 phút 15 giây : 5 = 1 phút 25 giây Bài 4: M2(1 điểm) Khoanh vào đáp án đúng Một cái bàn hình tròn có chu vi là 3,14 m. Bán kính của cái bàn đó là : 1m B. 0,1 dm C . 0,5 m D. 0,5 dm Bài 5: M2( 1 điểm ) Khoanh vào đáp án đúng Người ta dùng 27 khối lập phương nhỏ cạnh 1 cm để xếp thành khối lập phương lớn. Khối lập phương lớn có thể tích là : 27cm2 B.27 cm3 C. 3 cm3 D. 19638 cm3 Bài 6: M3(1 điểm) Khoanh vào đáp án đúng Một mảnh vườn hình thang có trung bình cộng hai đáy là 14,5m và chiều cao là 88dm. Hỏi mảnh vườn đó rộng bao nhiêu mét vuông? A.1276 B. 638 C. 127,6 D. 63,8 Bài 7: M3 (1 điểm) Khoanh vào đáp án đúng Một người đi bộ ,khởi hành lúc 7 giờ tại xã A và đến xã B lúc 8 giờ 45 phút, biết quãng đường từ xã A đến xã B dài 7km. Hỏi người đó đi với vận tốc bằng bao nhiêu? A. 4km/phút B. 4 km/ giờ. C 12,25 km/giờ D.122,5 km/giờ PHẦN II: TỰ LUẬN Bài 8: M1(1 điểm) Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều rộng , chiều dài và chiều cao là . Bài giải Bài 9: M4 (2 điểm) Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 600 cm2, chiều cao 10 cm, chiều dài hơn chiều rộng 6cm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó. Bài giải
Tài liệu đính kèm: