Câu 9. Chức năng của hệ nội tiết là
A. điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
B. điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
C. thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.
D. thực hiện quá trình sinh sản, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát.
Câu 10. Chức năng nào dưới đây là của cơ vân?
A. Vận động, dự trữ và sinh nhiệt.
B. Kết nối các xương trong cơ thể với nhau.
C. Sinh ra các tế bào máu.
D. Hoạt động của các nội quan.
Câu 11. Những phát biểu nào dưới đây về loãng xương là đúng?
(1) Loãng xương làm xương giòn dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.
(2) Khi cao tuổi, lượng collagen trong xương giảm nhanh dẫn đến loãng xương.
(3) Loãng xương do chất khoáng trong xương tăng lên làm xương giòn.
(4) Từ độ tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương tăng dần lên theo độ tuổi gây loãng xương.
A. (1), (4). B. (4), (3). C. (1), (2). D. (2), (3).
Câu 12. Cho các giai đoạn có trong quá trình tiêu hoá:
(1) Thức ăn được đảo trộn với dịch vị và tiêu hoá một phần.
(2) Phân được tích trữ ở trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn.
(3) Thức ăn được nghiền và đảo trộn với nước bọt.
(4) Thức ăn được trộn với dịch mật và dịch tụy.
(5) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ.
(6) Thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày.
(7) Phần còn lại của thức ăn được chuyển hoá thành phân.
THCS THIỆU CÔNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 KHTN 8 MA TRẬN Tên bài học MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 7 – Vật sống 3 0 2 2 2 1 1 0 8 3 Tổng số câu TN/TL BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt Số câu TL/ Số câu hỏi TN Câu hỏi TN (số câu) TL (số câu) TN TL Chủ đề 1 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 2 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 7 8 3 Vật sống Nhận biết Nêu được chức năng của hệ nội tiết. Nêu được chức năng của cơ vân. Nêu được cấu tạo của hệ tuần hoàn. C9 C10 C15 3 0 Thông hiểu Xác định được được trình tự các giai đoạn trong quá trình tiêu hóa. Hiểu được đặc điểm và chức năng của hồng cầu. Phân biệt chất dinh dưỡng và dinh dưỡng. Kể tên các cơ quan trong ống tiêu hóa. Kể tên các tuyến tiêu hóa. Nêu ý nghĩa của tập thể dục, thể thao đối với sự phát triển của hệ vận động đối với cơ thể em C12 C14. C17 C19 2 2 Vận dụng Hiểu được về bệnh loãng xương Trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Xác định được các chức năng của gan. C11 C16 C18 2 1 Vận dụng cao Phân tích kênh hình để xác định được chức năng của dạ dày và ruột non. C13 1 0 ĐỀ BÀI PHẦN TRẮC NGHIỆM: Lựa chọn chữ cái in hoa đứng đầu đáp án đúng nhất điền vào bảng trả lời các câu tương ứng. Câu 9. Chức năng của hệ nội tiết là A. điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể. B. điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. C. thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường. D. thực hiện quá trình sinh sản, hình thành các đặc điểm sinh dục thứ phát. Câu 10. Chức năng nào dưới đây là của cơ vân? A. Vận động, dự trữ và sinh nhiệt. B. Kết nối các xương trong cơ thể với nhau. C. Sinh ra các tế bào máu. D. Hoạt động của các nội quan. Câu 11. Những phát biểu nào dưới đây về loãng xương là đúng? (1) Loãng xương làm xương giòn dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. (2) Khi cao tuổi, lượng collagen trong xương giảm nhanh dẫn đến loãng xương. (3) Loãng xương do chất khoáng trong xương tăng lên làm xương giòn. (4) Từ độ tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương tăng dần lên theo độ tuổi gây loãng xương. A. (1), (4). B. (4), (3). C. (1), (2). D. (2), (3). Câu 12. Cho các giai đoạn có trong quá trình tiêu hoá: (1) Thức ăn được đảo trộn với dịch vị và tiêu hoá một phần. (2) Phân được tích trữ ở trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn. (3) Thức ăn được nghiền và đảo trộn với nước bọt. (4) Thức ăn được trộn với dịch mật và dịch tụy. (5) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ. (6) Thức ăn đi qua thực quản và vào dạ dày. (7) Phần còn lại của thức ăn được chuyển hoá thành phân. Trình tự các giai đoạn trong quá trình tiêu hoá là: A. (4) → (1) → (2) → (5) → (6) → (3) → (7). B. (3) → (6) → (1) → (4) → (5) → (7) → (2). C. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7). D. (2) → (3) → (4) → (6) → (5 )→ (1) → (7). Câu 13. Sơ đồ sau đây thể hiện ống tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa liên quan. Chức năng đúng của các cấu trúc trong hình là gì? Cấu trúc Chức năng Cấu trúc Chức năng A. 1 Tiêu hóa protein 3 Hấp thụ các sản phẩm của tiêu hóa B. 2 Nhũ tương hóa lipid (chất béo) 3 Hấp thụ các amino acids và glucose C. 4 Tạo ra mật 5 Tạo ra các enzyme tiêu hóa D. 4 Chứa enzyme tiêu hóa 2 Tạo ra các enzyme tiêu hóa Câu 14. Cho các phát biểu sau: (1) Hồng cầu có màu đỏ giúp tăng khả năng kết hợp với O2. (2) Hồng cầu chiếm khoảng 43% thể tích máu trong đó có một nửa là vận chuyển O2, phần còn lại vận chuyển CO2. (3) Hồng cầu có hình đĩa, lõm hai mặt giúp tăng diện tích tiếp xúc với không khí. (4) Hồng cầu không nhân giúp giảm tiêu hao năng lượng nên giảm lượng O2 tiêu thụ từ đó tăng lượng O2 được vận chuyển. Những phát biểu đúng về đặc điểm cấu tạo của hồng cầu thích nghi với chức năng là: A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (3), (4). Câu 15. Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ: A. tim và mao mạch. B. tim và động mạch. C. tim và hệ mạch D. tim và tĩnh mạch. Câu 16. Gan không có chức năng nào dưới đây? A. Dự trữ glucose (đường). B. Tạo chất nhờn. C. Sản xuất mật tham gia vào chức năng tiêu hoá. D. Loại bỏ các chất độc hại. PHẦN TỰ LUẬN Phân môn Sinh học (3 điểm) Câu 17. (1.0 điểm) a. Phân biệt chất dinh dưỡng và dinh dưỡng. b. Kể tên các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa ở người. Câu 18. (1.0 điểm). Trình bày được các cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Câu 19. (1.0 điểm). Nêu ý nghĩa của tập thể dục, thể thao đối với sự phát triển của hệ vận động đối với cơ thể em. HƯỚNG DẪN CHẤM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 A A C B A D C B Phân môn Sinh học (3 điểm) Câu 17. a. Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào duy trì hoạt động sống của cơ thể. Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. 0.25 0.25 b. - Các cơ quan trong ống tiêu hóa: Khoang miệng, hầu (họng), thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn. - Các tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, gan, túi mật, tuyến tụy, tuyến ruột. 0.25 0.25 Câu 18 Các cơ chế miễn dịch - Hàng rào bảo vệ tự nhiên: da, niêm mạc → ngăn không cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. - Thực bào, tạo ổ viêm → diệt mầm bệnh khi xâm nhập vào cơ thể. - Bạch cầu tạo kháng thể → liên kết với kháng nguyên để tiêu diệt. - Tiêm vaccine (chứa kháng nguyên) → Bạch cầu tiết ra kháng thể tương ưng để chống lại mầm bệnh. Câu 19 - Cơ tim và thành mạch khỏe hơn do việc luyện tập giúp tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn khi vận động. - Khớp chắc khỏe hơn do việc luyện tập giúp màng hoạt dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc và dẻo dai hơn. - Tăng khối lượng và kích thước xương do việc luyện tập giúp kích thích các tế bào tạo xương, sụn ở đầu xương. - Tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ do việc luyện tập giúp kích thích tạo tế bào cơ, tăng hấp thu glucose và sử dụng O2, tăng lưu lượng máu đến cơ. - Duy trì cân nặng hợp lí do việc luyện tập giúp tăng phân giải lipid. - Tăng sức khỏe hệ hô hấp do việc luyện tập giúp tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp. - Hệ thần kinh khỏe mạnh do việc luyện tập giúp tăng lưu lượng máu lên não. (HS nêu được 1 ý thì được 0.25 điểm; nêu được 4 ý trở lên là 1 điểm tối đa) 1.0
Tài liệu đính kèm: