ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC CUỐI KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018 ( GV dùng đề này trong các tiết ôn tập để lấy điểm theo thông tư 22) Đề 1: Đọc thuộc lòng bài “Đường đi Sa Pa – từ hôm sau .hết” Trả lời câu hỏi 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên? Đề 2: Đọc thuộc lòng bài thơ: “Trăng ơi từ đâu đến” Trả lời câu hỏi 1: Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 3: Đọc thuộc lòng bài thơ: ”Trăng ơi từ đâu đến” Trả lời câu hỏi 4: Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương, đất nước? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 4: Đọc đoạn 1 bài Đường đi Sa Pa ( SGK trang102) Trả lời câu hỏi : Đường đi Sa Pa như thế nào, hai bên đường có những cảnh gì đẹp? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 5 : Đọc đoạn 1, 2 bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đât ( SGK trang 114) Trà lời câu hỏi 1: Ma- gien – lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 6: Đọc đoạn 5,6 bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đât ( SGK trang 114) Trà lời câu hỏi 2: Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 7 : Đọc đoạn 3,4 bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đât ( SGK trang 114, 115) Trà lời câu hỏi 4: Đoàn thám hiểm đã đạt những kết quả gì? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 8: Đọc thuộc lòng bài: Dòng sông mặc áo Nêu ý nghĩa bài thơ ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 9: Đọc đoạn 1,2 bài Ăng – co Vát ( SGK trang123) Trả lời câu hỏi1: Ăng – co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ? Đề 10 : Đọc đoạn 1 bài: Chú chuồn chuồn nước ( SGK trang 127) Trả lời câu hỏi 1 : Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 11: Đọc đoạn 2 bài: Chú chuồn chuồn nước ( SGK trang 127) Trả lời câu hỏi 4 : Tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn nào? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 12: Đọc đoạn 1 bài Vương quốc vắng nụ cười ( SGK trang 132) Trả lời câu hỏi 1: Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 13: Đọc đoạn 1 bài Vương quốc vắng nụ cười ( SGK trang 132) Trả lời câu hỏi 2: Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy? Đề 14: Đọc đoạn cuối bài Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) ( SGK trang 144) Trả lời câu hỏi 3: Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào? Đề 15: Đọc thuộc lòng hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác Hồ Trả lời câu hỏi: Hai bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Đề 16: Đọc thuộc lòng hai bài thơ Con chim chiền chiện. Trả lời câu hỏi1: Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào? --------------------------------------------------------------------------------------------------- CÁCH CHO ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ ĐỌC LỚP 4 Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm Đọc đúng dấu, ngắt nghỉ đúng rõ tiếng, từ ( Không sai quá 5 lỗi): 1 điểm Trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm Đề 1: Vì phong cảnh Sa Pa thật đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có. Đề 2: Trăng tong như quả chín. Trăng tròn như mắt cá Đề 3: Tác giả rất yêu trăng, yêu mến và tự hào về quê hương cho rằng không có nơi nào trăng sáng hơn đất nước em. Đề 4: Những thác nước trắng xóa tự mây trời, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa,. Đề 5: Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới Đề 6: Cạn thức ăn, hết nước ngọt thủy thủ phải ninh dờ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài người chết phải nem xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân. Đề 7: Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. Đề 8: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương Đề 9: Ăng – co Vát được xây dựng từ đầu thế kỉ XII trên đát nước Cam – pu – chia Đề 10: Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, hai con mắt long lanh như thủy tinh, thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu,. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phan vân Đề 11: Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; lũy tre xanh rì rào trong gió..... Đề 12: Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt ngươi rầu rĩ, héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy .... Đề 13: Vì cư dân ở đó không ai biết cười Đề 14: Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới bánh xe Đề 15: Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, , không nản chí trước khó khăn của Bác Hồ Đề 16: Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao và rất rộng.
Tài liệu đính kèm: