Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5K

doc 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 688Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5K", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5K
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH ......
LỚP: 5K
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
Số 
thứ tự
.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII 
Năm học 2016 - 2017 
MÔN ĐỌC THẦM 5– 25 PHÚT
Giám thị 1
Giám thị 2
ĐIỂM
( Ghi số và chữ )
Nhận xét bài làm HS
Giám khảo 1
Giám khảo 2
 I. BÀI ĐỌC.
SAU TRẬN MƯA RÀO
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm ápKhóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy.
Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ nhung gấm, bạc, vàng bày lên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.
 (Vích-to Huy-gô)
PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
 II. ĐỌC THẦM: /5 điểm
 Dựa vào nội dung bài đọc thầm: “Sau trận mưa rào” làm các bài tập sau. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau:
/0.5điểm
Câu 1:
Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì?
a.
Đôi má của em bé.
b.
Đôi mắt của em bé.
c.
Mái tóc của em bé.
d.
Lông mi em bé.
/0.5điểm
Câu 2:
Dòng nào nêu đầy đủ những âm thanh trong khu vườn sau trận mưa rào?
a.
Tiếng chim gù, tiếng ong vò vẽ.
b.
Tiếng gió hồi hộp dưới lá.
c.
Tiếng chim gù, tiếng ong vo vẽ và tiếng gió hồi hộp dưới lá.
d.
Tiếng gió xào xạc.
/0.5điểm
Câu 3:
Hoa cẩm chướng có mùi thơm như thế nào? 
a.
Thơm nồng.
b.
Thơm nồng nồng.
c.
Thơm ngây ngất.
d.
Thơm ngát.
/0.5điểm
Câu 4:
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a.
Sau cơn mưa không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong.
b.
Sau cơn mưa chim chóc vui mừng.
c.
Sau cơn mưa cảnh vật thêm sạch hơn.
d. 
Sau cơn mưa mọi vật như bừng thêm sức sống.
/0.5điểm
Câu 5:
Em hiểu thơm ngây ngất nghĩa là thơm như thế nào?
a.
Thơm một cách hấp dẫn, làm say mê, thích thú.
b.
Thơm đậm thơm đến mức cho ta khó chịu.
c.
Thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng.
d.
Thơm kỳ lạ, dìu dịu.
/0.5điểm
Câu 6:
Trong câu : “Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng.” Quan hệ từ là :
 / 0,5điểm 
Câu 7:
Trong câu: "Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng."
Chủ ngữ là:.................................................................................................................
/0,5điểm
Câu 8:
Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép biểu thị quan hệ “nguyên nhân – kết quả”:
Vì em đã cố gắng rèn luyện.......................................................................................
 ../1điểm
 Câu 9:
Đặt một câu ghép biểu thị quan hệ "Giả thiết - Kết quả":
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
ĐÁP ÁN ĐỀ KTGKII (2016 – 2017)
MÔN : ĐỌC THẦM 5
1. C .Mái tóc của em bé. 	(0,5 điểm)
2. B .Tiếng gió hồi hộp dưới lá. 	(0,5 điểm)
3. B .Thơm nồng nồng 	(0,5 điểm)
4. D . Sau cơn mưa mọi vật như bừng thêm sức sống.	(0,5 điểm)
5. A .Thơm một cách hấp dẫn làm say mê, thích thú. 	(0,5 điểm)
6. và 	(0,5 điểm)
7.Chủ ngữ trong câu trên là : Hoa cẩm chướng	 	(0,5 điểm)
8.Học sinh điền đúng vế câu biểu thị quan hệ “nguyên nhân – kết quả” (0,5 điểm)
9.Đặt câu ghép chỉ điều kiện kết quả	
Học sinh đặt câu đúng đạt 	 	(1 điểm )
Đầu câu không viết hoa, cuối câu không dấu chấm trừ 	(0,5 điểm)
II. Tập làm văn (5 điểm) 
Yêu cầu :
Nội dung
Vận dụng những điều đã học về loại bài tả người để viết bài văn tả người thân trong gia đình.
Biết lồng ghép cảm xúc để bài văn trở nên phong phú, hấp dẫn.
Tránh chuyển sang kể lể dài dòng.
Hình thức:
Bài làm đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
Bố cục rõ rang với 3 phần cân đối.
Dùng từ chính xác.
Diễn đạt lưu loát.
Viết đúng chính tả, sử dụng đúng dấu câu.
Biểu điểm :
 Loại giỏi (4,5 – 5đ) : thực hiện tốt các yêu cầu một cách xuất sắc. Bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, dễ nhìn. Các lỗi chung không đáng kể (1 – 2 lỗi)
Loại khá (3,5 – 4đ) : Thực hiện đúng yêu cầu, từ ngữ sinh động (không quá 3 – 4 lỗi chung)
Loại trung bình (2,5 – 3đ) : Các yêu cầu đều thực hiện nhưng còn sơ lược, khuôn sáo. Nhìn chung người đọc hình dung được về người mà học sinh tả, (không quá 5 – 6 lỗi chung).
Loại yếu (1,5 – 2đ) : Từng yêu cầu thực hiện chưa đầy đủ, không cân đối, dung từ không chính xác, kể lể, thiếu cảm nghĩ.
Loại kém (0,5 – 1đ) : Lạc đề, không hiểu bài, bài viết dở dang

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_doc_tham_lop_5_nam_ho.doc