Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5E

doc 3 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1091Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5E", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5E
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH ......
LỚP: 5E
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
Số 
thứ tự
.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII 
Năm học 2016 - 2017 
MÔN ĐỌC THẦM 5– 25 PHÚT
Giám thị 1
Giám thị 2
ĐIỂM
( Ghi số và chữ )
Nhận xét bài làm HS
Giám khảo 1
Giám khảo 2
I. BÀI ĐỌC.
CÂY CỐI VÀ CON NGƯỜI
Mỗi người đều hiểu rằng: cây cối là “lá phổi xanh” lọc dưỡng khí, duy trì sự sống của con người. Cây đem lại cho con người càm giác bình yên. Dân cư sống ở đô thị càng đông thì càng cảm thấy có nhu cầu về cây cối. Người ta ước ao được đến với tự nhiên, nơi có bóng lá xanh, tiếng chim hót, tiếng suối reo để thả hồn về với những kỉ niệm của riêng mình. Những năm gần đây, nhiều người say mê với cái thú làm vườn hoặc chơi cây cảnh.
 Những loài cây còn mang lại những giá trị biểu trưng khác nhau. Cây nguyệt quế biểu hiện sự vinh quang. Người La Mã cuốn nó thành chiếc vòng nguyệt quế đặt lên đầu các hoàng đế, tướng lĩnh chiến thắng. Cây bách hợp là một thứ cây xanh tốt quanh năm, gỗ thơm như hương, mang ý nghĩa của sự trường tồn vĩnh cửu. Trong tâm thức của người Do Thái, người theo đạo Thiên Chúa, cây ô liu tượng trưng cho hoà bình.
 Ở nước ta, năm 1960, Bác Hồ đã phát động Tết trồng cây. Đi thăm mỗi địa phương, Người thường trồng cây kỉ niệm. Những năm gần đây, thiên tai lũ lụt làm cho cây cối một số vùng rộng lớn của nước ta bị triệt phá. Không những các chủ đất, chủ vườn phải xót xa mà gần như cả nước phải xúc động. Hình ảnh cây cối cụt cành, gãy ngọn khiến người ta đau nhói trong lòng. Con người cảm thấy mồ côi khi thấy những miệt vườn chết trong màu lá úa.
 SƯU TẦM
PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
 II. ĐỌC THẦM: /5 điểm
 Dựa vào nội dung bài đọc thầm:“ Cây cối và con người ”làm các bài tập sau. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau:
/0.5điểm
Câu 1:
Mọi người đều hiểu sự cần thiết của cây cối đối với con người ra sao?
a.
Lọc dưỡng khí, tô đẹp cuộc sống, đem lại cảm giác thư thái.
b.
Lọc dưỡng khí, duy trì sự sống, đem lại cảm giác bình yên.
c.
Cải thiện cuộc sống, đem lại nhiều niềm vui, gợi nhớ kỉ niệm.
d.
Tô đẹp cuộc sống, đưa con người đến với tự nhiên, gợi kỉ niệm. 
/0.5điểm
Câu 2:
Một số loài cây có giá trị biểu trưng cho điều gì?
a.
Cây nguyệt quế - hoà bình, cây bách – sự trường tồn vĩnh cửu.
b.
Cây ô liu – sự vinh quang, cây nguyệt quế – sự trường tồn vĩnh cửu.
c.
Cây bách - hoà bình, cây nguyệt quế - sự vinh quang.
d.
Cây nguyệt quế - sự vinh quang, cây bách – sự trường tồn vĩnh cửu.
/0.5điểm
Câu 3:
Năm 1960, Bác Hồ đã phát động phong trào gì?
a.
Tết trồng cây.
b.
Trồng cây kỉ niệm.
c.
Tết tiết kiệm.
d.
Chăm sóc cây.
/0.5điểm
Câu 4:
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a.
Cây cối gần gũi với con người.
b.
Cây cối giúp con người thoả mãn nhu cầu đến với tự nhiên.
c.
Cây cối giúp con người thả hồn về kỉ niệm.
d. 
Cây cối mang lại cho con người những biểu trưng đẹp đẽ, gần gũi, nơi con người thả hồn với kỉ niệm.
/0.5điểm
Câu 5:
Từ đồng nghĩa với “ ước ao” là gì?
a.
Ước mơ, trông đợi, ao ước.
b.
Mơ ước, chờ đợi, tuyệt vọng.
c.
Ước mơ, ao ước, mong ước.
d. 
Mơ mộng, mơ ước, nguyện cầu.
/0.5điểm
Câu 6:
Xác định các vế câu trong câu ghép: “ Không những các chủ đất, chủ vườn phải xót xa mà gần như cả nước phải xúc động”
Vế 1:..........................................................................................................................
Vế 2:..........................................................................................................................
/0.5điểm
Câu 7:
Trong câu: “Đi thăm mỗi địa phương, Người thường trồng cây kỉ niệm.” 
Chủ ngữ là:................................................................................................................
/0.5điểm
Câu 8:
Câu: “Dân cư sống ở đô thị càng đông thì càng cảm thấy có nhu cầu về cây cối”.
Cặp từ dùng để nối là:...............................................................................................
/1điểm
Câu 9:
Đặt một câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ “tương phản”
..................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 5 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2016 – 2017
I. ĐỌC THẦM: (5đ)
Câu 1: b. Loc dưỡng khí, duy trì sự sống, đem lại cảm giác bình yên. ( 0.5 điểm)
Câu 2: d. Cây nguyệt quế - sự vinh quang, cây bách – sự trường tồn vĩnh cửu. ( 0.5 điểm)
Câu 3: a. Tết trồng cây. ( 0.5 điểm)
Câu 4: d. Cây cối mang lại cho con người những biểu trưng đẹp đẽ, gần gũi, nơi con người thả hồn với kỉ niệm. (0.5 điểm)
Câu 5: c. Ước mơ, ao ước, mong ước. ( 0.5 điểm)
Câu 6: các vế câu trong câu ghép: (0.5 điểm)
Vế 1: các chủ đất, chủ vườn phải xót xa
Vế 2: cả nước phải xúc động
Câu 7: Chủ ngữ là: Người (0.5 điểm)
Câu 8: Học sinh tìm đúng cặp từ dùng để nối là: Càng......càng...... (0.5 điểm)
Câu 9 : Đặt câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm (1 điểm) 
- Đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không ghi dấu chấm (-0,5 điểm)
- Đặt câu không có quan hệ từ hoặc sai quan hệ từ ( 0 điểm )
II.TẬP LÀM VĂN: (5đ)
Yêu cầu : 	
1. Thể loại: Miêu tả
 2. Nội dung: 
Xác định đúng thể loại tả đồ vật, biết dựa vào dàn ý tả đồ vật đã được ôn tập viết được một bài văn tả một đồ vật mà em yêu thích.
Biết lồng ghép cảm xúc để bài văn trở nên phong phú, hấp dẫn.
Tránh chuyển sang kể lể dài dòng.
3. Hình thức : 
- Bài làm đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài
- Bố cục rõ rang với 3 phần cân đối .
Dùng từ chính xác.
Diễn đạt lưu loát.
Viết đúng chính tả, sử dụng đúng dấu câu.
Biểu điểm :
Loại giỏi (4,5 -> 5đ) : thực hiện tốt các yêu cầu một cách xuất sắc . Bài làm sạch sẽ, chữ viết dễ nhìn. Các lỗi chung không đáng kể ( 1->2 lỗi)
Loại khá (3,5 -> 4đ) :Thực hiện đúng yêu cầu, từ ngữ sinh động ( không quá 3 -> 4 lỗi chung)
Loại trung bình ( 2,5 -> 3đ) : các yêu cầu đều thực hiện nhưng còn sơ lược, khuôn sáo. Nhìn chung, người đọc hình dung được về đồ vật mà học sinh tả. ( không quá 5 -6 lỗi chung ).
Loại yếu( 1,5 – 2đ) : Từng yêu cầu thực hiện chưa đầy đủ, không cân đối, dùng từ không chính xác, kể lể, thiếu cảm nghĩ.
 - Loại kém (0,5 -->1đ) : Lạc đề, không hiểu bài, bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_doc_tham_lop_5_nam_ho.doc