Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5D

doc 3 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1357Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kì II môn Đọc thầm Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Đề 5D
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH ......
LỚP: 5D
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁM
Số 
thứ tự
.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HKII 
Năm học 2016 - 2017 
MÔN ĐỌC THẦM 5– 25 PHÚT
Giám thị 1
Giám thị 2
ĐIỂM
( Ghi số và chữ )
Nhận xét bài làm HS
Giám khảo 1
Giám khảo 2
I. BÀI ĐỌC.
CẦM LẤY TAY NHAU
 	Đêm ấy, dù đã rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và khẽ khàng gọi : " Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây !" 
Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại. Chàng thanh niên nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh và ngồi xuống bên cụ. Suốt đêm hôm đó, anh cứ ngồi như thế, chẳng thiết gì đến nghỉ ngơi, vừa cầm lấy tay cụ già vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai cụ. 
Đến rạng sáng thì cụ qua đời. Các nhân viên y tế đến làm những thủ tục cần thiết. Cô y tá đêm qua cũng trở lại và đang nói lời chia buồn với chàng lính trẻ thì anh chợt ngắt ngang hỏi : " Ông cụ ấy là ai vậy ?" 
Cô y tá sửng sốt : " Tôi tưởng ông cụ là cha anh chứ !" – Ồ không, ông ấy không phải là cha tôi. - Chàng thanh niên nhẹ nhàng đáp. – Tôi chưa gặp ông cụ lần nào cả. 
–Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ ? 
– Tôi nghĩ là người ta nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp phép, có thể do tôi và anh ấy trùng tên hay trùng quê quán gì đó. Ông cụ đang rất mong mỏi gặp được con trai mà anh ấy lại không có mặt ở đây, khi đến bên cụ tôi đã nhận thấy cụ đã yếu đến nỗi không thể nhận ra tôi không phải là con trai cụ. Tôi nghĩ cụ rất cần có ai đó ở bên nên tôi mới quyết định ở lại. 
Chúng ta sinh ra và cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của cuộc sống. Lúc nào cũng có một ai đó sẵn lòng chìa cho ta bàn tay thân ái. Và luôn có một ai đó, quanh đây, đang mong mỏi được ta dắt dìu. 
(Theo Xti-vơ-Gu-đi-ơ) 
PHẦN BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
 II. ĐỌC THẦM: /5 điểm
 Dựa vào nội dung bài đọc thầm: “Cầm lấy tay nhau” làm các bài tập sau. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau:
/0.5điểm
Câu 1:
Người ta đã đưa ai đến bên một cụ già đang hấp hối ? 
a.
Một thanh niên là bạn con trai cụ. 
b.
Người con trai cụ. 
c.
Một thanh niên xa lạ. 
d.
Một thanh niên là cháu ông cụ.
/0.5điểm
Câu 2:
Điều gì làm cô y tá ngạc nhiên ? 
a.
Cụ già qua đời. 
b.
Cậu thanh niên là con cụ già. 
c.
Cậu thanh niên không phải là con cụ già. 
d.
Cậu thanh niên đã ngồi bên cụ già suốt đêm. 
/0.5điểm
Câu 3:
Tại sao anh thanh niên đã ngồi suốt đêm bên cụ già ? 
a.
Vì anh không biết đi đâu. 
b.
Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc này. 
c.
Vì các bác sĩ yêu cầu như vậy.
d.
Vì ông cụ yêu cầu anh ở lại. 
/0.5điểm
Câu 4:
Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
a.
Hãy biết thông cảm với những khó khăn của người khác.
b.
Hãy biết sống chan hòa với mọi người. 
c.
Hãy biết kiên trì làm việc. 
d. 
Hãy cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của cuộc sống và sẵn lòng chìa bàn tay thân ái ra sưởi ấm giúp đỡ mọi người xung quanh.
/0.5điểm
Câu 5:
Trong câu : “Và luôn có một ai đó, quanh đây, đang mong mỏi được ta dắt dìu”. Từ “mong mỏi” đồng nghĩa với các từ nào dưới đây?
a.
Mong đợi, mong chờ, chờ mong, chờ đợi.
b.
Mong manh, mong chờ, chờ mong, chờ đợi.
c.
Mong đợi, mong manh, chờ mong, chờ đợi.
d. 
Mong đợi, mong chờ, mệt mỏi, chờ đợi.
/0.5điểm
Câu 6:
Xác định các vế câu trong câu ghép: “Tôi nghĩ cụ rất cần có ai đó ở bên nên tôi mới quyết định ở lại.”
Vế 1:..........................................................................................................................
Vế 2:..........................................................................................................................
/0.5điểm
Câu 7:
Trong câu: “Chàng thanh niên nhẹ nhàng đáp.” 
Chủ ngữ là:................................................................................................................
/0.5điểm
Câu 8:
Câu: “Đêm ấy, dù đã rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già.”
Cặp quan hệ từ dùng để nối là:.................................................................................
/1điểm
Câu 9:
Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ “tăng tiến”
..................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 5 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2016 – 2017
I. ĐỌC THẦM: (5đ)
Câu 1: c. Một thanh niên xa lạ. ( 0.5 điểm)
Câu 2: c. Cậu thanh niên không phải là con cụ già. ( 0.5 điểm)
Câu 3: b. Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc này. ( 0.5 điểm)
Câu 4: d. Hãy cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của cuộc sống và sẵn lòng chìa bàn tay thân ái ra sưởi ấm giúp đỡ mọi người xung quanh. (0.5 điểm)
Câu 5: c. Mong đợi, mong chờ, chờ mong, chờ đợi. ( 0.5 điểm)
Câu 6: Các vế câu trong câu ghép: (0.5 điểm)
Vế 1: Tôi nghĩ cụ rất cần có ai đó ở bên 
Vế 2: tôi mới quyết định ở lại
Câu 7: Chủ ngữ là: Chàng thanh niên (0.5 điểm)
Câu 8: Học sinh tìm đúng cặpquan hệ từ dùng để nối là: dù ... nhưng ... (0.5 điểm)
Câu 9 : Đặt câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm (1 điểm) 
- Đầu câu không viết hoa hoặc cuối câu không ghi dấu chấm (-0,5 điểm)
- Đặt câu không có quan hệ từ hoặc sai quan hệ từ ( 0 điểm )
II.TẬP LÀM VĂN: (5đ)
Yêu cầu : 	
1. Thể loại: Miêu tả
 2. Nội dung: 
Xác định đúng thể loại tả đồ vật, biết dựa vào dàn ý tả đồ vật đã được ôn tập viết được một bài văn tả một đồ vật có ý nghĩa sâu sắc đối với em.
Biết lồng ghép cảm xúc để bài văn trở nên phong phú, hấp dẫn.
Tránh chuyển sang kể lể dài dòng.
3. Hình thức : 
- Bài làm đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài
- Bố cục rõ ràng với 3 phần cân đối .
Dùng từ chính xác.
Diễn đạt lưu loát.
Viết đúng chính tả, sử dụng đúng dấu câu.
Biểu điểm :
Loại giỏi (4,5 -> 5đ) : thực hiện tốt các yêu cầu một cách xuất sắc . Bài làm sạch sẽ, chữ viết dễ nhìn. Các lỗi chung không đáng kể ( 1->2 lỗi)
Loại khá (3,5 -> 4đ) :Thực hiện đúng yêu cầu, từ ngữ sinh động ( không quá 3 -> 4 lỗi chung)
Loại trung bình ( 2,5 -> 3đ) : các yêu cầu đều thực hiện nhưng còn sơ lược, khuôn sáo. Nhìn chung, người đọc hình dung được về đồ vật mà học sinh tả. ( không quá 5 -6 lỗi chung ).
Loại yếu( 1,5 – 2đ) : Từng yêu cầu thực hiện chưa đầy đủ, không cân đối, dùng từ không chính xác, kể lể, thiếu cảm nghĩ.
 - Loại kém (0,5 -->1đ) : Lạc đề, không hiểu bài, bài viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ki_ii_mon_doc_tham_lop_5_nam_ho.doc