Đề kiểm tra định kỳ cuối kì I môn Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Năm học 2017- 2018 - Đề 2

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối kì I môn Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Năm học 2017- 2018 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ cuối kì I môn Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Năm học 2017- 2018 - Đề 2
Trường TH Chiềng Đông A
 Khối 4:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA - ĐÁP ÁN ĐKCKI MÔN ĐỊA LÍ
( Thời gian kiểm tra 45 phút - không kể chép đề )
A. Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm. (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) mỗi ý khoanh đúng 1 điểm.
 Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng nhất.
Trang phục các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường:
Giống nhau.
Có màu sắc sặc sỡ.
Đơn giản, không mất nhiều thời giờ để may.
Làm bằng vật liệu đắt tiền.
Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm ruộng bậc thang để trồng:
Chè.
Cây ăn quả.
Lúa nước.
Ngô.
Câu 2: (3 điểm) mỗi ý khoanh đúng 1 điểm.
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Người dân sống ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là:
A. Người Thái. B. Người Tày.
C. Người Mông. D. Người Kinh.
2. Nhà của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm:
A. Được xây dựng đơn giản, chủ yếu bằng tre, lá.
B. Có nhiều nhà sàn để tránh lũ lụt.
C. Được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao.
D. Tập trung trên các đê ven sông.
3. Những hoạt động có ở lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ là:
A. Tế lễ. B. Đấu vật C. Đua voi
D. Đấu cờ người. Đ. Đâm trâu.
II. Phần tự luận. (5 điểm)
Câu 1: (3 điểm) 
 Hãy trình bày một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và lợi ích của nó ? Rừng ở Tây Nguyên có đặc điểm gì ? Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên.
Câu 2: (2 điểm) 
 Tại sao nói Đồng Bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ?
Trường TH Chiềng Đông A Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Khối 4 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI ĐKGHKI
MÔN: ĐỊA LÍ - NĂM HỌC: 2017 - 2018
B.Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) mỗi ý khoanh đúng 1 điểm.
 1. Trang phục các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường:
 Đáp án đúng: Khoanh vào: B
 2. Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm ruộng bậc thang để trồng:
 Đáp án đúng: Khoanh vào: C
Câu 2: (3 điểm) mỗi ý khoanh đúng 1 điểm.
 1. Người dân sống ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là:
 Đáp án đúng: Khoanh vào: D
 2. Nhà của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm:
 Đáp án đúng: Khoanh vào: C
 3. Những hoạt động có ở lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ là:
 Đáp án đúng: Khoanh vào: A, B, D
II. Phần tự luận. (5 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm )
 Một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và lợi ích của nó : Sông ở Tây Nguyên có nhiều thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sức nước và làm thủy điện.
 Rừng ở Tây Nguyên có đặc điểm : Tây Nguyên có rất nhiều loại rừng( rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ). Rừng ở Tây Nguyên có nhiều gỗ và lâm sản quý khác, cần phải bảo vệ, khai thác hợp lí và trồng rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc.
Một số cao nguyên ở Tây Nguyên như: Cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Plây Ku, cao nguyên Đắc Lắc, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh.
Câu 2: ( 2 điểm )
 Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước là vì: Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
Trường TH Chiềng Đông A
 Khối 4:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA - ĐÁP ÁN ĐKCKI MÔN LỊCH SỬ
( Thời gian kiểm tra 45 phút - không kể chép đề )
A. Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) mỗi ý khoanh đúng 1 điểm. 
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1. Trước nguy cơ bị quân Tống xâm lược, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
 A. Chuẩn bị lực lượng chờ giặc tới.
 B. Lo lắng, xin giảng hòa trước.
 C. Bất ngờ đem quân sang đánh trước vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu.
2. Việc Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh Tống thể hiện điều gì?
 A. Hấp tấp, vội vàng trong việc dùng binh.
 B. Chủ động chặn thế mạnh của giặc.
 C. Chủ quan, khinh địch.
Câu 2: (3 điểm). Ý 1 khoanh đúng 1 điểm. Ý 2 khoanh đúng 2 điểm.
1. Trong các câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai (nếu đúng thì điền chữ Đ, sai thì điền chữ S vào ô * đầu câu)
 * Lý Chiêu Hoàng là vua cuối cùng của nhà Lý.
 * Trần Thủ Độ là vua đầu tiên của nhà Trần.
 * Năm 1226 nhà Trần được thành lập.
2. Nhà Trần rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Hãy ghi tên các chức quan chăm lo công việc đó vào chỗ trống trong bảng.
Chức quan
Công việc được giao
a)...
Trông coi việc đắp đê, bảo vệ đê.
b)...
Chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất.
c)...
Tuyển mộ người đi khẩn hoang.
II. Phần tự luận. (5 điểm)
Câu 1: (3 điểm ) 
 Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? Thành tựu đắc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ?
Câu 2: (2 điểm) 
 Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ?
Trường TH Chiềng Đông A Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Khối 4 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI ĐKGHKI
MÔN: LỊCH SỬ - NĂM HỌC: 2017 - 2018
B.Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) mỗi ý khoanh đúng 1 điểm. 
 1. Trước nguy cơ bị quân Tống xâm lược, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
 Đáp án đúng: Khoanh vào: C
 2. Việc Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh Tống thể hiện điều gì?
 Đáp án đúng: Khoanh vào: B
Câu 2: (3 điểm). Ý 1 khoanh đúng 1 điểm. Ý 2 khoanh đúng 2 điểm.
 1. Trong các câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai (nếu đúng thì điền chữ Đ, sai thì điền chữ S vào ô * đầu câu)
 T Lý Chiêu Hoàng là vua cuối cùng của nhà Lý.
 * Trần Thủ Độ là vua đầu tiên của nhà Trần.
 T Năm 1226 nhà Trần được thành lập.
2. Nhà Trần rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. Hãy ghi tên các chức quan chăm lo công việc đó vào chỗ trống trong bảng.
Chức quan
Công việc được giao
a) Hà đê sứ
Trông coi việc đắp đê, bảo vệ đê.
b) Khuyến nông sứ
Chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất.
c) Đồn điền sứ
Tuyển mộ người đi khẩn hoang.
II. Phần tự luận. (5 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm )
 Nước Âu Lạc ra đời: Năm 218 TCN, quân Tần (ở Trung Quốc ngày nay) tràn xuống xâm lược các nước phương Nam. Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm rồi sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Kinh đô được dời xuống vùng Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
 Thành tựu đắc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là: Chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và xây dựng thành Cổ Loa.
Câu 2: ( 2 điểm )
 Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa: Đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_ki_i_mon_lich_su_dia_li_lop_4_nam_h.doc