PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Năm học 2017 - 2018 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TOÁN – LỚP 4 (Thời gian 40 phút) Họ và tên: .. Lớp 4.. Điểm - GV coi: - GV coi: - GV chấm: - GV chấm: I. TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm): Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: 1. Đổi 2 giờ 30 phút = . phút A. 230 phút B. 90 phút C. 150 phút D. 30 phút 2. Kết quả của phép chia : 3 là: A. B. C. D. 3. Mẹ đi chợ mua trứng gà và trứng vịt. Mẹ mua 24 quả trứng gà. Số trứng vịt bằng số trứng gà. Như vậy, mẹ mua quả trứng vịt. A. 32 quả B. 18 quả C. 30 quả D. 6 quả 4. Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 6 cm và 8 cm. Diện tích hình thoi là: A. 24 B. 24 cm2 C. 48 D. 48 cm2 5. Phân số thích hợp điền vào chỗ chấm để X . = 1 là: A. B. C. D. 6. Một mảnh vườn hình bình hành có diện tích 416m2. Độ dài đáy là 26m. Chiều cao của mảnh vườn hình bình hành đó là: A. 32dm B. 32m C. 16dm D. 16m 7. Phân số lớn nhất trong các phân số ; ; ; là: A. B. C. D. II. TỰ LUẬN ( 6,5 điểm) Bài 1 (2đ): Đặt tính rồi tính: 62358 + 78842 28694 - 8495 459 x 72 7065 : 45 Bài 2(1đ). Tìm x biết: a. x + = b. x x = 2 + . Bài 3(1,5đ). Tính bằng cách thuận tiện nhất: a/ 254 x 37 + 63 x 254 = b/ 9 x - 9 x = . Bài 4 (2đ). Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 280m. Chiều rộng bằng chiều dài. a/ Tính diện tích thửa ruộng đó? b/ Xung quanh thửa ruộng, người ta đắp bờ để lấy lối đi với bề mặt 1m, phía trong dùng để trồng lúa (hình vẽ). Tính diện tích phần ruộng để trồng lúa. 1m 1m Trồng lúa . .. ... PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Năm học 2017 - 2018 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Họ và tên: .. Lớp 4.. Điểm - GV coi: - GV coi: - GV chấm: - GV chấm: I. KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm) . 1/ Đọc thành tiếng : (3 điểm) . 2/ Đọc thầm bài văn PHÁO ĐỀN và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (7 điểm) PHÁO ĐỀN Không phải là pháo đùng, pháp tép, pháp hoa, pháo cao xạ, Nó chỉ là pháo bằng đất, đất sét thôi. Nhà ai vượt ao làm nền, nhà ai đào giếng và chỗ nào mà chẳng có đất. Lò gạch đầu làng, đất sét có hàng đống. Nhiều tiết thủ công, học nặn quả chuối, quả na, cái nồi, nặn xong còn thừa vô khối là đất. Thế là có nó: chiếc pháo đền. Đất sét có thứ vàng như pha nghệ, có thứ đen xám như màu chì. Chẳng sao. Cứ nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu, nhưng đáy phải mỏng, thật mỏng, rồi giơ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất. Có một tiếng nổ to như pháo đùng, đáy ang vỡ tung lên, từng mảnh đất sét còn nham nhở như bị xé. Một cuộc thi. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình, hàn vào chỗ vỡ của người được. Đền đấy. Anh nào đập không khéo, pháo xịt. Ai giỏi thì pháo nổ to, được đền nhiều. Pháo xịt không được đền, mà còn xấu hổ nữa. Tôi đã có lần phát khóc lên vì lúc bắt đầu chơi, hai nắm đất của hai người bằng nhau, cuối cuộc chơi, nắm đất của tôi bằng bàn tay chỉ còn lại bằng hòn bi. Còn nắm đất của bạn thì cứ lớn dần lên. Ức ghê. Chơi gì bị thua mà chẳng ức! Pháo đền là thứ trò chơi của con nhà nghèo. Không có đồ chơi sang trọng đắt tiền thì kiếm tí đất mà chơi vậy. Không chơi thì chịu làm sao được. Những trò chơi tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn cả những món quà ăn được. Ai không được chơi hoặc không biết chơi những trò chơi thơ bé quả là một thiệt thòi lớn, thiệt suốt đời Theo BĂNG SƠN Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em cho là đúng: 1/ Pháo đền được làm bằng gì? A. Đất sét B. Cát vàng C. Đất sét và thuốc pháo D. Giấy và thuốc pháo. 2/ Cách làm pháo đền như thế nào? A. Nặn một nắm đất thành hình quả pháo rồi châm lửa đốt. B. Nặn một nắm đất tròn rồi nhồi thuốc pháo. C. Nặn một nắm đất như cái ang cho lợn ăn, bé xíu nhưng đáy phải thật mỏng. D. Cả 3 ý trên. 3/ Cách chơi pháo đền như thế nào? A. Giơ thẳng cánh, đập vào quả pháo. B. Giơ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất. C. Giơ thẳng cánh, đập hai quả pháo vào nhau. D. Lấy hòn đá ném mạnh vào quả pháo. 4/ Luật chơi pháo đền như thế nào? A. Pháo của ai to nhất, nổ to nhất là người thắng cuộc. Người thắng cuộc được quyền lấy hết phần đất của người kia. B. Pháo của ai nổ to nhất là người thắng cuộc. Người thua phải cho người thắng hết chỗ đất của mình. C. Pháo của ai không nổ là người thua cuộc. D. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng và người ấy được cuộc. Người thua phải véo đất của mình, hàn vào chỗ vỡ của người thắng. 5/ Cái tên “Pháo đền” xuất phát từ đâu? A. Từ người chơi đầu tiên. B. Từ người chơi tiếp theo C. Từ luật chơi D. Từ làng quê nghĩ ra trò chơi đó. 6/ Câu văn: “Trên cành cây, chim hót líu lo.” có trạng ngữ chỉ: A. Thời gian B. Nơi chốn C. Nguyên nhân D. Mục đích 7/ Câu: “Bông hoa hồng này đẹp quá!” là câu: A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu khiến D. Câu cảm 8/ Từ niềm vui thuộc từ loại: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Không thuộc từ loại nào. 9/ Câu “Phía trước, trên cánh đồng, vì trời mưa, tôi chỉ nhìn thấy một màu trắng xóa.” có ........... trạng ngữ: A. Một trạng ngữ B. Hai trạng ngữ C. Ba trạng ngữ D. Bốn trạng ngữ 10/ Theo em, tác giả viết “Những trò chơi tuổi thơ đã cho chúng tôi bao nhiêu phút sung sướng, có khi còn quý hơn cả những món quà ăn được. Ai không được chơi hoặc không biết chơi những trò chơi thơ bé quả là một thiệt thòi lớn, thiệt suốt đời ” vì: B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) . 1/ Chính tả (2 điểm): 2/ Tập làm văn: (8 điểm) Tả một con vật nuôi mà em yêu thích. CHÍNH TẢ LỚP 4 CON ĐƯỜNG QUÊ EM Vui nhất là những lúc chiều tà, trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc móng gõ côm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy.
Tài liệu đính kèm: