Đề kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019

docx 7 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 738Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì giữa kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019
Ngày kiểm tra: ..
Họ và tên: .
Lớp: 5
Trường ...........................
Điểm
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- GIỮA KÌ II
NĂM HỌC : 2018– 2019
MÔN:TIẾNG VIỆT (Đọc thầm) LỚP 5
THỜI GIAN: 30 PHÚT
Nhận xét
Giám thị
Giám khảo
ĐỌC THẦM: 5 điểm 
 Em đọc thầm bài tập đọc “Bầu trời ngoài cửa sổ” rồi trả lời câu hỏi. 
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi! Khung của sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên của sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."
...../0,5
 ...../5đ
...../0,5
...../0,5
...../0,5
...../0,5
...../0,5
...../0,5
...../0,5
...../0,5
...../0,5
A. Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì?
Ánh nắng.
Mặt trăng.
Sắc mây.
Đàn vàng anh.
Câu 2: Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào?
Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
Nắng như đổ lửa, trâu nằm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Câu 3: Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì? 
Như một câu chuyện cổ tích.
Như một đàn vàng anh.
Như một khung cửa sổ.
Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách.
Câu 4: Hà thích làm điều gì bên cửa sổ? 
Ngắm nhìn bầu trời không chán. 
Ngửi hương thơm của cây trái. 
Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.
Ngắm đàn chim đi ăn.
Câu 5: Câu nào dưới đây là câu ghép? 
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót.
Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.
Câu 6: Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào?
Tả cảnh vật, bầu trời qua khung cửa sổ.
Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ.
Tả cảnh bầu trời nắng.
Tả đàn chim bay qua khung cửa sổ.
Câu 7: Từ nào sau đây viết sai chính tả?
In - Đô - nê - xi – a.
Na - pô - lê – ông.
Sác - lơ Đác – uyn.
Bắc Kinh.
B. Em trả lời câu hỏi bằng cách điền vào chỗ trống.
Câu 8: Em hãy viết 1 câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
............................................................................................................................................
Câu 9: Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp tạo thành câu ghép: 
...................................................................................nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần.
Câu 10: Đặt 1 câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả nói về chủ đề học tập.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày kiểm tra: ..
Họ và tên: .
Lớp: 5
Trường .............................................
Điểm
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- GIỮA KÌ II
NĂM HỌC : 2018– 2019
MÔN:TIẾNG VIỆT LỚP 5
KIỂM TRA VIẾT
Nhận xét
Giám thị
Giám khảo
 I / CHÍNH TẢ ( nghe- viết ) : Thời gian 15 phút
 Bài: Tranh làng Hồ từ “ Kĩ thuật tranh làng Hồ” đến “trong hội họa” ( Sách TV5 tập 2 trang 88,89)
 Học sinh tự viết tựa bài và tên tác giả.
 Bài viết: 
	- Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm.
	- Mắc 1 lỗi chính tả: trừ 0,5 điểm.
	- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,...: trừ 0,5 điểm toán bài.
 II/ TẬP LÀM VĂN ( 40 phút)
 Đề bài: Em hãy tả một đồ vật gần gũi mà em yêu thích nhất.
Bài viết đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm: 
	- Viết được bài văn miêu tả đủ 3 phần, nội dung đúng yêu cầu đề bài.
	- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. 
	- Chữ viết rõ rang, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5
BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI TIẾNG VIỆT GIỮA HKII
NĂM HỌC: 2018 – 2019
LỚP: 5
Mạch kiến thức, kỹ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Hiểu nội dung bài
Số câu
2
2
1
5
Câu số
1,4
2,3
6
Số điểm
1.0
1.0
0.5
2.5
Câu ghép, thành ngữ, tục ngữ
Số câu
1
1
1
1
1
2
3
Câu số
7
5
8
9
10
Số điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1
1.5
Tổng
Số câu
3
0
3
1
1
1
0
1
7
3
Số điểm
1.5
0
1.5
0.5
0.5
0.5
0
0.5
3.5
1.5
Đọc thành tiếng
Số câu
Số điểm
5
Viết
Chính tả
Số câu
Số điểm
5
Tập làm văn
Số câu
Số điểm
5
ĐÁP ÁN ĐỀ TIẾNG VIỆT GIỮA HKII
I/ ĐỌC THẦM:
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5: C
Câu 6: B
Câu 7: A
Câu 8: Ví dụ: - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Không thầy đố mày làm nên
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy
- Trọng thầy mới được làm thầy..
Câu 9: Tuy đường sá lầy lội nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần.
Câu 10: Vì em chăm học nên em đạt kết quả học tập tốt. 
II/ VIẾT:
Tập làm văn: 5 điểm
* YÊU CẦU:
Bài viết phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
	Hình thức:
Bố cục rõ ràng với ba phần cân đối, đúng yêu cầu đã học, chuyển đoạn mạch lạc tự nhiên.
Diễn đạt mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, viết đúng chính tả. Biết dừng từ gợi tả, nghệ thuật tả. Bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của mình một cách chân thật.
Diễn đạt mạch lạc, câu văn đúng ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, sạch, viết câu không sai ngữ pháp.
Nội dung:
Giới thiệu đồ vật mà em tả.
Tả bao quát và chi tiết đồ vật đó.
Tình cảm, cảm nghĩ của bản thân, cách bảo quản đồ vật đó.
*BIỂU ĐIỂM:
	+ Đạt loại giỏi: (4,5 à 5 điểm)
Thực hiện tốt các yêu cầu trên. Bài viết thể hiện rõ kĩ năng viết văn gắn với cảm xúc chân thật khi tả.
Đọ dài bài viết từ 12 câu trở lên.
+ Đạt loại khá: (3à 4điểm)
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của loại giỏi nhưng thấp hơn loại giỏi một chút.
+ Đạt loại trung bình: (2 à 2,5 điểm)
Từng yêu cầu đạt trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu, các ý liên kết thiếu chặt chẽ.
Bố cục đủ 3 phần nhưng chưa cân đối.
+ Đạt loại yếu: (1 à 1,5 điểm)
Chưa đúng yêu cầu về thể loại, các ý miêu tả rời rạc.
Bố cục không cân đối.
Diễn đạt khó hiểu, lủng củng.
+ Đặt loại kém: viết lan man, lạc đề, hoặc dở dang (chỉ 2, 3 câu).

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc.docx