Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019 (Tham khảo 1)

doc 9 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019 (Tham khảo 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2018-2019 (Tham khảo 1)
Trường Tiểu học Lương Thế Vinh
Họ tên: 	
Lớp:	
KTĐK GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2018– 2019
Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Tham khảo 1)
KIỂM TRA ĐỌC 
Ngày / 10/ 2018
Thời gian: 25 phút 
Giám thị
Số thứ tự
ĐIỂM
Nhận xét bài làm của HS
Giám khảo
Số thứ tự
II. ĐỌC THÀNH TIẾNG : (1 phút)
A. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn ( khoảng 100 tiếng / phút ) trong số các bài sau :
Bài 1 : Một chuyên gia máy xúc (Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 45 - 46)
Đoạn1: Chiếc máy xúc .. những nét giản dị , thân mật. 
Đoạn 2 : Đoàn xe tải ....... giữa tôi và A-lếch-xây.
Bài 2 : Ê-mi-li,con (Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 49-50)
Đoạn 1: .Ê-mi-li, con đi cùng cha .. của thơ ca nhạc họa ?. 
Đoạn 2 : Phần còn lại
Bài 3 : Những người bạn tốt (Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 64 - 65)
Đoạn 1: A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng .. trở về đất liền 
Đoạn 2 : Nhưng những tên cướp đã nhầm . Trả lại tự do cho A-ri-ôn
B. Giáo viên nêu hai câu hỏi trong nội dung đoạn học sinh đọc cho học sinh trả lời.
Tiêu chuẩn cho điểm đọc
Điểm
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ
/ 1 đ
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa
/ 1 đ
3. Đọc diễn cảm
/ 1 đ
4. Tốc độ đọc
/ 1 đ
5 Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu
/ 1 đ
Cộng
/ 5 đ
Hướng dẫn kiểm tra
1. Đọc sai 2 -4 tiếng : 0,5 điểm ; sai quá 5 tiếng : 0 đ
2. Ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ :0,5 điểm; ngắt, nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0đ
3. Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm :0,5 điểm ; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 đ
4. Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm ; đọc quá 2 phút : 0 điểm
5. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 đ
Trường Tiểu học Lương Thế Vinh
Họ tên: 	
Lớp:	
KTĐK GIỮA KÌ 1 – NĂM HỌC 2018– 2019
Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Tham khảo 1)
KIỂM TRA ĐỌC 
Ngày / 10/ 2018
Thời gian: 25 phút
Giám thị
Số thứ tự
ĐIỂM
Nhận xét bài làm của HS
Giám khảo
Số thứ tự
I/./ 5 điểm
 / 0,5đ
 / 1đ
 / 0,5đ
/ 0,5đ
 / 0,5đ
 / 0,5đ
 / 0,5đ
/ 0,5đ
/ 0,5đ
ĐỌC THẦM: 
Em đọc thầm bài: “Quần đảo Trường Sa” và làm các bài tập sau: 
1) Đánh X vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất
Quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí nào của bờ biển nước ta?
 a. Ở phía đông nam của bờ biển nước ta.
 b. Đây là chùm đảo san hô xa xôi nhất Tổ quốc.
 c. Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam.
 d. Ở đây có nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung.
Quần đảo trông như thế nào ?
Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng thành hình vòng cung.
Cây bàng quả vuông bốn cạnh và cây dừa đá, trái nhỏ, dày cùi.
Quần đảo là một bông hoa san hô rực rỡ
Cây bàng quả vuông bốn cạnh, gốc to, tán lá rộng.
Trên đảo có trồng những loại cây gì?
2) Nối ý ở cột trái với ý thích hợp ở cột phải!
3) Qua bài đọc này, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa?
	Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
4) Việc anh chiến sĩ đào được một mảnh đồ gốm có nét hoa văn giống hệt hoa văn trên hũ rượu ở đình làng anh có ý nghĩa gì?
a. Người Việt Nam đã cất giữ báu vật trên quần đảo này từ xa xưa.
b. Người Việt Nam là người đầu tiên đã phát hiện ra quần đảo san hô này.
c. Người Việt Nam đã đến quần đảo này Trường Sa sinh sống và sản xuất đồ gốm để bán.
d. Người Việt Nam đã đến, sống ở quần đảo này từ rất lâu, Trường Sa là của Việt Nam.
5) Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa?
a. xa xôi – gần gũi	c. xa xưa – gần gũi
b. xa lạ - xa xa	d. xa cách – xa lạ
6) Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng nghĩa?
 a. Tổ quốc – thế giới	c. thế giới – nước nhà
b. Non sông – Tổ quốc	d. năm châu – nước nhà
7) Chủ ngữ trong câu: “Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút.” là: 
8) Trong câu : ”Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.” Em hãy tìm 2 từ láy.
9) Em hãy đặt 1 câu có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển.
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA (262 chữ ) 
Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông – nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.
Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.
Từ lâu, Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là một cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn từ rất xa xưa.
Một buổi sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay.
	Hà Đình Cẩn
	Trích “ Quần đảo san hô”
Chú thích:
Bà Rịa: nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Công sự: những thứ được xây dựng để bảo vệ quân đội trong chiến đấu (như hầm, hố, hào, lũy,)
Chiếc bi đông: bình đựng nước uống của các anh chiến sĩ.
Trường Tiểu học Lương Thế Vinh
Họ tên: 	
Lớp:	
KTĐK GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2018– 2019
Môn TIẾNG VIỆT – LỚP 5 (Tham khảo 1)
KIỂM TRA VIẾT 
Ngày / 10 /2018
Thời gian: 55 phút
Giám thị 
Số thứ tự
ĐIỂM
Nhận xét bài làm của học sinh 
Giám khảo 
Số thứ tự
./ 5 điểm
I. CHÍNH TẢ ( Nghe – Viết ) : (15 phút) - ( 100 chữ)
Bài “Vịnh Hạ Long” từ Mùa xuân của Hạ Long đến tâm hồn ta (SGK TV5 / tập 1, trang 71).
./ 5 điểm
II. TẬP LÀM VĂN : (40 phút)
Đề bài: Em hãy viết một bài văn miêu tả cảnh đẹp mà em đã đến thăm.
Bài làm
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT GK1 LỚP 5 (Tham khảo 1)
NĂM HỌC: 2018 - 2019
ĐỌC :
1) Quần đảo Trường Sa nằm ở vị trí nào của bờ biển nước ta?
c. Cách Bà Rịa khoảng 500 cây số về phía đông - nam.
2) Nối ý ở cột trái với ý thích hợp ở cột phải!
Quần đảo trông như thế nào ?
Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng thành hình vòng cung.
Cây bàng quả vuông bốn cạnh và cây dừa đá, trái nhỏ, dày cùi.
Quần đảo là một bông hoa san hô rực rỡ
Cây bàng quả vuông bốn cạnh, gốc to, tán lá rộng.
Trên đảo có trồng những loại cây gì?
3) 3) Qua bài đọc này, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa?
- Chúng ta cần chung tay bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo
4). Việc anh chiến sĩ đào được một mảnh đồ gốm có nét hoa văn giống hệt hoa văn trên hũ rượu ở đình làng anh có ý nghĩa gì?
d. Người Việt Nam đã đến, sống ở quần đảo này từ rất lâu, Trường Sa là của Việt Nam.
5) Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa?
a. xa xôi – gần gũi 
6) Dòng nào dưới đây là cặp từ đồng nghĩa?
b. Non sông – Tổ quốc 
7) Chủ ngữ trong câu: “Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút.” là: Đảo Nam Yết và Sơn Ca
8) Trong câu : ”Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt biển Đông xanh mênh mông.” 
- 2 từ láy là: rực rỡ, mênh mông
9) Em hãy đặt 1 câu có từ “chân” được dùng theo nghĩa chuyển.
- Chân bàn của em bị hư.
- Chân ghế 
CHÍNH TẢ :
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng hình thức bài chính tả được 5đ.
- Sai 1 lỗi chính tả trong bài (sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5đ.
- Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ và bài viết không sạch sẽ trừ 1 điểm.
TẬP LÀM VĂN :
YÊU CẦU : 
Nội dung :
HS viết một bài văn miêu tả một cảnh đẹp.
Hình thức :
Bố cục ba phần phù hợp, cân đối.
Dùng từ gợi tả, gợi cảm; viết câu đúng ngữ pháp, chính tả.
Diễn đạt lưu loát; trình bày sạch sẽ, chữ viết dễ đọc. 
BIỂU ĐIỂM :
Loại Giỏi : (4,5 - 5 điểm) : Bài làm thể hiện rõ kĩ năng biết quan sát, gây được cảm xúc cho người đọc. Sử dụng tốt các biện pháp so sánh, Lỗi chung về ngữ pháp, từ ngữ, chính tả: từ 2 – 3 lỗi.
Loại Khá : (3 - 4 điểm) : Thực hiện đầy đủ các yêu cầu như loại giỏi nhưng ở mức thấp hơn một chút. Các lỗi chung : 4 – 5 lỗi.
Loại Trung bình : (2 - 2,5 điểm) : Từng yêu cầu đều đạt trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu. Bố cục đủ 3 phần nhưng chưa cân đối, thiếu cảm xúc khi miêu tả. Lỗi chung: 6 – 7 lỗi.
Loại Yếu : (1 – 1,5 điểm) : Chưa đúng yêu cầu về thể loại; các ý miêu tả rời rạc. Bố cục không cân đối. Diễn đạt khó hiểu, lủng củng. Các lỗi chung : 8 – 9 lỗi.
Loại Kém : (0,5 điểm) : Viết lan man. lạc đề hoặc dở dang.
Lưu ý : Trong quá trình chấm, giáo viên ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp học sinh nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể rút kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc