Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Tân Lộc 2

doc 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Tân Lộc 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Tân Lộc 2
MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT- PHẦN ĐỌC
CUỐI HỌC KÌ 2- LỚP: 4B 
Năm 2017 - 2018
TT
Chủ đề
Mức 1 (30%)
Mức 2 (30%)
Mức 3 (20%)
Mức 4 (20%)
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
3
1
1
Câu số
1-3
4
9
Số điểm
1,5
0,5
1
2
Kiến thức Tiếng việt
Số câu
1
1
1
1
1
Câu số
5
6
7
8
10
Số điểm
1
1
0,5
1
0,5
Tổng số câu
3
2
1
1
1
2
Tổng số
03
03
02
02
10
Số điểm
1,5
2,5
1,5
1,5
7
MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI NĂM HỌC 2017-2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - PHẦN VIẾT
Mạch kiến thức, kỹ năng
Số câu,
Số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3 
Mức 4 
Tổng
TN
TL
HTK
TN
TL
HTK
TN
TL
HTK
TN
TL
HTK
1.Viết 
chính tả
Số câu
1
1
 Số điểm
2đ
2đ
2.Viết đoạn, bài
Số câu
1
1
Số điểm
8đ
8đ
Tổng
Số câu
1
1
2
Số điểm
2đ
8đ
10đ
Trường tiểu học Tân Lộc 2
Lớp: 4B
Họ và tên:.........................................................
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM
Năm học: 2017 -2018
Ngày.........tháng .. năm 2018.
Họ tên, chữ ký GT1:
..........................................................................
Họ tên, chữ ký GT2:
.......................................................................
ĐIỂM
Giám khảo : ... .
Bằng số
Bằng chữ
Nhận xét:..
..
MÔN : Tiếng Việt – Lớp : 4 B
THỜI GIAN: 40 phút
A/. Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3 điểm)
Cho HS bốc thăm đọc 1 đoạn ( 1 trong 5 bài ) và trả lời 1 câu hỏi có trong đoạn đọc.
1.Đường đi Sa pa Từ Buổi chiềutím nhạt ( tr4- SHD tập 2B ) 
+ Buổi chiều xe dừng lại ở thị trấn tác giả thấy những gì ?
2. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.Từ đầu . Thái Bình Dương 
 (tr 22- SHD –tập 2B )
+ Ma gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ?
3. Ăng - co vát Từ đầu . Như xây gạch vữa (Tr.37- SHD- tập 2B)
+ Ăng- co- vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
4. Vương quốc vắng nụ cười Từ đầu . Chuyện về môn cười ( tr.52- SHD- tập 2B )
+ Vì sao ở ương quốc ấy buồn chán như vậy ?
5. Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo) Từ đầu . Bật cười thành tiếng (Tr. 57- SHD- tập 2B)
+ Cậu bé phát hiện ra chuyện buồn cười ở đâu?
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: ( Thời gian 35 phút)
HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...
Theo Băng Sơn
Câu 1: (0,5 đ M1) Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?
A. Do cây xanh tốt quanh năm
B. Do những cô tiên không bao giờ già
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
D. Do thầy giáo chăm sóc tốt
Câu 2: (0,5 đ M1) Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?
A. Mùi thơm mát của sương đêm
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
C. Mùi thơm của một loại bánh
D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành
Câu 3: (0,5 đ M1) Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?
A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà
Câu 4: (0,5 đ M2) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì?
A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc
B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên
C. Tưởng như nếp sống của thầy
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo
Câu 5: (1 đ M2) Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: (1đ M2). Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm?
A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao.
B. Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn.
C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn
D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: (0.5đ M3): Trạng ngữ có trong câu: "Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen" là:
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 8: (1đ M3). Câu: "Cuộc đời tôi rất bình thường." Là kiểu câu:
A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nà?
D. Câu cảm.
Câu 9: (M4)(1 đ) Theo em, nội dung chính của bài văn là gì?
.................................................................................................................................
Câu 10: (M4)(0,5 đ) Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết.
..................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả: (2đ)
Tiếng cười là liều thuốc bổ
	Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thoải mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
	Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
	Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn. 
II. Tập làm văn: (8đ)
Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)
HS đọc lưu loát các bài tập đọc đã học từ HKII, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản.
GV tùy theo lỗi của HS mà có thể trừ mỗi lỗi từ 0,1 đến 0,2 ...
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu 1: (0,5 đ M1) 
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
Câu 2: (0,5 đ M1)
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
Câu 3: (0,5 đ M1)
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
Câu 4: (0,5 đ M2)
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo
Câu 5: (1 đ M2) 
Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan như: thị giác, khứu giác
Câu 6: (1đ M1).
D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.
Câu 7: (0.5đ M2):
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 8: (1đ M3).
C. Ai thế nào?
Câu 9: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.(1 điểm)
Câu 10: Học sinh chuyển câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm.
VD: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá!
Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật!
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả: Nghe - viết (2 điểm) -15 phút: Đường đi Sa Pa
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp (2 đ).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, ...trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (8 điểm) - 25 phút.
- Học sinh tả được một con vật mà em yêu thích.
- Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (1 điểm).
- Phần mở bài: (1đ) Giới thiệu được con vật yêu thích.
- Phần thân bài: (5,5 đ) 
Tả được bao quát một con vật (1,5 điểm).
Tả được một số bộ phận của con vật (2 điểm). Hoạt động của con vật đó (2)
- Phần kết bài: (1 đ) nêu được ích lợi, tình cảm của mình với con vật đó, ...
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. (0,5 điểm)
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm.
	Tân Lộc, ngày 11 tháng 4 năm 2018
	GVCN
	Nguyễn Quốc Duy

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_20.doc