Đề kiểm tra định kì cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017

doc 7 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2016-2017
TRƯỜNG TIỂU HỌC
 PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 Tờ số 1
Kiểm tra định kì cuối học kì 2 Năm học 2016-2017
Họ và tên người coi, chấm thi
Họ và tên HS:.........Lớp:........
1.
Họ và tên GV dạy:.....
 Môn: Tiếng Việt 
2.
Điểm
Đọc:................. Tổng:..........
KTTV:..............
Lời nhận xét của giáo viên
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
	- HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở trong SGK Tiếng Việt lớp 4 hoặc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). 
	- HS trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (7điểm) – Thời gian 30 phút
Cho bài đọc sau:
Ăn “Mầm đá”
	Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.
	Một hôm, Trạng túc trực trong phủ chúa. Chúa bảo :
	- Ta ăn đủ của ngon vật lạ trên đời mà vẫn không thấy ngon miệng. Ngươi biết thứ gì ngon thì mách cho ta.
	Trạng bẩm :
	- Chúa đã xơi “mầm đá” chưa ạ ?
	Nghe nói món lạ, chúa bèn sai Trạng dâng lên. Trạng Quỳnh cho người đi lấy đá đem về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa. Lọ tương được bịt thật kỹ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.
	Bữa ấy, chúa đợi món “mầm đá” đã quá bữa, thấy đói bụng bèn hỏi :
- “Mầm đá” đã chín chưa ?
Trạng đáp :
- Dạ, chưa ạ.
Chốc chốc, đói quá, chúa lại hỏi, Trạng lại tâu :
- Thứ ấy phải ninh thật kỹ, không thì khó tiêu.
Đã khuya, chúa lại hỏi. Trạng Quỳnh biết chúa đã đói lả mới tâu:
- Xin chúa hãy xơi tạm vài thứ dã vị này, còn : “mầm đá” thần xin dâng sau.
Rồi Trạng truyền dọn cơm với tương lên. Chúa đang đói nên ăn rất ngon miệng. Thấy chiếc lọ đề hai chữ “đại phong”, chúa lấy làm lạ, bèn hỏi :
	- Mắm “đại phong” là mắm gì mà ngon thế?
	- Bẩm, là tương ạ !
	- Vậy ngươi đề hai chữ “đại phong” nghĩa là làm sao?
	- Bẩm, “đại phong” là gió lớn. Gió lớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương ạ.
	Chúa bật cười :
	- Lâu nay ta không ăn, quên cả vị. Sao tương ngon thế ?
	- Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon, no thì chẳng có thứ gì vừa miệng đâu ạ.
	 Truyện dân gian Việt Nam
	Dựa vào bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (hoặc hoàn thiện câu trả lời) trong các câu hỏi dưới đây:
1. Vì sao Chúa Trịnh bảo Trạng Quỳnh mách cho món ăn ngon ?
A. Vì Chúa chưa bao giờ được ăn các món ăn ngon.
B. Vì Chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng.
C. Vì Chúa biết Trạng Quỳnh rất thông minh.
D. Vì Chúa biết Trạng Quỳnh thường được ăn các món ngon
2. Chúa Trịnh ăn cơm với tương mà vẫn thấy ngon miệng vì
A. Tương là một món mà Chúa rất thích ăn. 
B. Tương là món lần đầu tiên Chúa được ăn.
C. Chúa đang đói thì ăn thứ gì cũng thấy ngon.
D. Chúa được ăn tương lần đầu tiên.
3. Trạng Quỳnh không dâng Chúa món “mầm đá” là vì ?
A. Chúa đã đói mà món “mầm đá” lại chưa kịp chín.
B. Món “mầm đá” ăn vào sẽ rất khó tiêu.
C. Thật ra không có món ăn “mầm đá”. 
D. Món “mầm đá” đắt nhất trên đời.
4. Cách làm của Trạng Quỳnh đối với Chúa là ?
A. Làm cho Chúa đói hoa mắt, giúp Chúa thấy bài học về sự hài hước.
B. Làm cho Chúa phải ăn tương, giúp chúa thấy bài học về sự tham ăn.
C. Làm cho Chúa ăn món ”mầm đá”, giúp Chúa nhớ lại món ăn dân dã.
D. Làm cho Chúa ăn ngon miệng, giúp Chúa thấy bài học về sự ăn uống.
5. Trạng Quỳnh nói lái “tượng lo” thành “lọ tương” bằng cách nào ?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................6. Nêu nhận xét của em về việc làm của Trạng Quỳnh trong bài đọc trên ?
.........................................................................................................................................7. Có thể thay từ “ninh” trong câu “Thứ ấy phải ninh thật kỹ, không thì khó tiêu.”, bằng từ nào dưới đây ?
A. Nấu.	 B. Luộc.	 C. Xào.	 D. Hầm
8. Trong câu “Vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh.” Có mấy danh từ riêng, là những từ nào? 
A. Một danh từ riêng:............................................................................................
B. Hai danh từ riêng:.............................................................................................
C. Ba danh từ riêng:..............................................................................................
D. Bốn danh từ riêng:............................................................................................
9. Nghĩa của chữ “bẩm” trong bài đọc trên có nghĩa là):
.........................................................................................................................................10. Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,...)
Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC
 PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 Tờ số 2
Kiểm tra định kì cuối học kì 2 Năm học 2016-2017
Họ và tên người coi, chấm thi
Họ và tên HS:.........Lớp:........
1.
Họ và tên GV dạy:.....
 Môn: Tiếng Việt 
2.
Điểm
Chính tả:......... Tổng:............
TLV:..............
Lời nhận xét của giáo viên
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm) – Thời gian 20 phút
Nghe-Viết: Bài “Vương Quốc vắng nụ cười ” (Tiếng Việt 4- Tập 2-Trang 132) viết tên bài và đoạn từ đầu đến trên những mái nhà. (Đối với các trường thuộc dự án VNEN trong tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 tập 2B – Trang 53)
TRƯỜNG TIỂU HỌC
 PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 Tờ số 3
Kiểm tra định kì cuối học kì 2 Năm học 2016-2017
Họ và tên người coi, chấm thi
Họ và tên HS:.........Lớp:........
1.
Họ và tên GV dạy:.....
 Môn: Tiếng Việt 
2.
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
II. TẬP LÀM VĂN: (8 điểm) – Thời gian 35 phút.
Hãy tả lại một con vật nuôi của gia đình em (hoặc gia đình bạn ).
Bài làm
KHỐI 4
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
	* Cách đánh giá, cho điểm :
	- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm
	- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II- Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)- Thời gian 35 phút	
1. Vì sao Chúa Trịnh bảo Trạng Quỳnh mách cho món ăn ngon?(0,5 điểm)
B. Vì Chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng.
2. Chúa Trịnh ăn cơm với tương mà vẫn thấy ngon miệng vì?( 0,5 điểm)
C. Chúa đang đói thì ăn thứ gì cũng thấy ngon.
3. Trạng Quỳnh không dâng Chúa món “mầm đá” là vì?( 0,5 điểm)
C. Thật ra không có món ăn “mầm đá”. 
4. Cách làm của Trạng Quỳnh đối với Chúa là ?( 0,5 điểm)
D. Làm cho Chúa ăn ngon miệng, giúp Chúa thấy bài học về sự ăn uống.
5. Trạng Quỳnh nói lái “tượng lo” thành “lọ tương” bằng cách nào?( 1,0 điểm)
	Đảo vị trí và thanh của hai tiếng “tượng” và “lo” cho nhau.
6. Nêu nhận xét của em về việc làm của Trạng Quỳnh trong bài đọc trên?( 1,0 điểm)
Trạng Quỳnh là người có trí thông minh; nhờ trí thông minh và sự hóm hỉnh của mình, Trạng Quỳnh đã khéo răn chúa mà không bị buộc tội.
7. Có thể thay từ “ninh” trong câu “Thứ ấy phải ninh thật kỹ, không thì khó tiêu.”, bằng từ nào dưới đây?( 0,5 điểm) 
	D. Hầm
8. Trong câu “Vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh.” Có mấy danh từ riêng, là những từ nào? (0,5 điểm)
C. Ba danh từ riêng: vua Lê - chúa Trịnh và Trạng Quỳnh
9. Nghĩa của chữ “bẩm” trong bài đọc trên có nghĩa là (1,0 điểm):
Thưa, trình
10. Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,...)( 1,0 điểm)
Bẩm chúa, lúc đói ăn cơm muối cũng ngon.
	Ví dụ: Bẩm chúa, lúc đói lả người ra thì ăn cơm muối cũng ngon không kém gì ăn cơm thịt cá.
	Thưa chúa, khi con người đói khát rồi thì ăn cơm muối trắng cũng thấy ngon như ăn cơm thịt.....
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả: Nghe-Viết (2 điểm) – Thời gian 20 phút
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
	- Viết đúng chính tả (Không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
II. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút
	Mở bài: 	1 điểm
	Thân bài:	 - Nội dung: 1,5 điểm
- Kĩ năng: 	1,5 điểm
	- Cảm xúc:	 1 điểm
Kết bài:	 1 điểm
Chữ viết, chính tả: 	0,5 điểm
Dùng từ, đặt câu: 	0,5 điểm
Sáng tạo: 	1 điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc