Đề kiểm tra định kì cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017

doc 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017
TRƯỜNG TIỂU HỌC
 PHIẾU KIỂM TRA LỚP 3 Tờ số 1
 Kiểm tra định kì cuối học kì 2
 Năm học 2016-2017
Họ và tên người coi, chấm thi
Họ và tên HS:..........Lớp:.......
1.
Họ và tên GV dạy:.....
 Môn: Tiếng Việt 
2.
Điểm
Đọc:............. Tổng:...........
Viết..............
Lời nhận xét của giáo viên
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
	- HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở trong SGK Tiếng Việt lớp 3 hoặc một đoạn văn không có trong SGK (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). 
	- HS trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
II. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm) – Thời gian 30 phút
Cho bài đọc sau:
Người đi săn và con vượn
	Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
	Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
	Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
	Người đi săn đứng im chờ kết quả...
	Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.
	Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.
	Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
	Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
 Phỏng theo LÉP TÔN – XTÔI	
Đọc thầm bài “Người đi săn và con vượn”, sau đó khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng (hoặc hoàn thiện câu trả lời) cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Chi tiết nói lên tài săn bắn của bác thợ săn là :
A. Con thú rừng nào gặp bác thì được coi là ngày tận số.
B. Con thú rừng nào gặp bác thì được coi là ngày may mắn.
C. Con thú rừng nào gặp bác thì được coi là ngày đổ máu.
D. Con thú rừng nào gặp bác thì được coi là ngày có bạn.
2. Con vật mà bác thợ săn gặp trong câu chuyện trêncó đặc điểm là :
A. Con vượn bố lông màu xám đang ngồi ôm con bên tảng đá.
B. Con vượn mẹ lông màu xám đang ngồi ôm con trên tảng đá.
C. Con vượn mẹ lông màu xám đang ngồi ôm con cạnh tảng đá.
D. Con vượn con lông màu xám đang ngồi bên trên tảng đá
3. Cái nhìn căm giận của con vượn nói lên điều gì ?
A. Căm giận mũi tên đã bắn trúng vào nó.
B. Căm giận vượn con không đỡ mũi tên cho nó.
C. Căm giận tảng đá không che chở cho nó
D. Căm giận kẻ độc ác bắn chết nó.
4. Thái độ của bác thợ săn trước cái chết của vượn mẹ ?
A. Mừng rỡ vì có thịt rừng để ăn, tiếp tục đi săn con thú khác.
B. Rất bực mình vì phải chờ lâu, định bắn thêm mũi tên nữa.
C. Hối hận rơi nước mắt, cắn môi khỏi bật tiếng khóc.
D. Sung sướng rơi nước mắt , lẳng lặng quay về.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
........................................................................................................................................
6. Bộ phận in đậm trong câu “Ngày xưa có một người săn bắn rất tài.” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Để làm gì ?	B. Khi nào ?	
C. Vì sao?	D. Ở đâu ?
7. Từ chỉ hoạt động trong câu “Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về” Là :
A. Cắn môi, bẻ gãy, quay gót.
B. Cắn môi, gãy nỏ, lẳng lặng.	
C. Cắn môi, bẻ gãy, ra về.
D. Bác, cắn môi, quay gót.
8. Từ chỉ trạng thái trong câu “Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn” là: 
A. Vượn mẹ, giật mình, nhìn mũi tên
B. Vượn mẹ, giật mình, nhìn người đi săn 
C. Vượn mẹ, giật mình, nhìn mũi tên
D. Giật mình, nhìn mũi tên, nhìn về phía người đi săn
9. Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu sau “Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng” 
10. Em có suy nghĩ gì về vượn mẹ qua bài đọc trên ? 
TRƯỜNG TIỂU HỌC
 PHIẾU KIỂM TRA LỚP 3 Tờ số 2
 Kiểm tra định kì cuối học kì 2 
 Năm học 2016-2017
Họ và tên người coi, chấm thi
Họ và tên HS:.......Lớp:.......
1.
Họ và tên GV dạy:.......
 Môn: Tiếng Việt 
2.
Điểm
Chính tả:........ Tổng:...........
TLV...............
Lời nhận xét của giáo viên
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả: (4 điểm) – Thời gian 20 phút
Nghe-viết: Bài “Ngôi nhà chung” (Tiếng Việt 3- Tập 2-Trang 115) viết tên bài và đoạn từ "Trên thế giới...........bệnh tật" (Đối với các trường thuộc dự án VNEN trong tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 3 tập 2B - Trang 67)
II.Tập làm văn (6 điểm) – Thời gian 25 phút
Hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một người lao động mà em biết.
 Bài làm
KHỐI 3
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
* Cách đánh giá, cho điểm:
	- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
	- Đọcđúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
	- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) 30 - 35 phút	
1.Chi tiết nói lên tài săn bắn của bác thợ săn là (0,5 điểm):
A. Con thú rừng nào gặp bác thì được coi là ngày tận số.
2. Con vật mà bác thợ săn gặp trong câu chuyện trêncó đặc điểm là (0,5 điểm):
B. Con vượn mẹ lông màu xám đang ngồi ôm con trên tảng đá.
3. Cái nhìn căm giận của con vượn nói lên điều gì (0,5 điểm)?
D. Căm giận kẻ độc ác bắn chết nó.
4. Thái độ của bác thợ săn trước cái chết của vượn mẹ (0,5 điểm)?
C. Hối hận rơi nước mắt, cắn môi khỏi bật tiếng khóc.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì (1,0 điểm) ?
Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường.
6. Bộ phận in đậm trong câu “Ngày xưa có một người săn bắn rất tài.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)
	B. Khi nào?	
7. Từ chỉ hoạt động trong câu “Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.” Là (0,5 điểm):
A. Cắn môi, bẻ gãy, quay gót.
8. Từ chỉ trạng thái trong câu “Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn.” là: (0,5 điểm)
D. Giật mình, nhìn mũi tên, nhìn về phía người đi săn
9. Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu sau “Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng” (0,5 điểm)
Một hôm, người đi săn làm gì?
10. Em có suy nghĩ gì về vượn mẹ? (1,0 điểm)
HS viết được một trong các ý sau: Vượn mẹ thương con đã lớn hơn nỗi đau và cái chết/ Trước tình thế nguy nan, cái chết đang đến gần trong giây lát, vượn mẹ dồn cả tình cảm âu yếm, thương yêu cho đứa con thơ.
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả: nghe-viết (4 điểm) 20 phút
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
	- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
	- Viết đúng chính tả (Không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
	- trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II. Tập làm văn (6 điểm) - 25 phút
Đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày,diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể 
* Nội dung: (Ý): 3 điểm
 HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài)
* Kỹ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_3_nam_h.doc