Đề kiểm tra đánh giá cuối học kì I môn Sinh học Lớp 11 (Có đáp án)

docx 11 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 1021Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá cuối học kì I môn Sinh học Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra đánh giá cuối học kì I môn Sinh học Lớp 11 (Có đáp án)
1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – MÔN SINH HỌC LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 Phút
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VD cao
Câu hỏi
Thời gian (phút)
% tổng
điểm
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
Số CH
Thời gian (phút)
TN
TL
1
1. Trao đổi nước ở thực vật
1.1. Sự hấp thụ nước ở thực vật
1
0,75
1
1,0
3
2,5
7,5
1.2. Vận chuyển nước trong cây
1.3. Thoát hơi nước
1
0,75
2
2. Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
2.1. Vai trò của các nguyên tố khoáng
1
0,75
1
1,0
5
4,25
12,5
2.2. Trao đổi và vận chuyển các nguyên tố khoáng ở thực vật
1
0,75
2.3. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
1
0,75
1
1,0
3
3. Quang hợp ở thực vật
3.1. Khái quát về quang hợp ở thực vật
2
1,5
7
2
22,5
50,0
3.2. Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
2
1,5
2
2,0
3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
1
1,0
1
4,5
1
6,0
3.4. Quang hợp và năng suất cây trồng
4
4. Hô hấp ở thực vật
Hô hấp ở thực vật
4
3,0
3
3,0
7
5
5. Tiêu hóa ở động vật
Tiêu hóa ở động vật
3
2,25
3
3,0
1
4,5
1
6,0
6
2
15,75
30,0
Tổng
16
12,0 
12
12,0 
2
9,0
2
12,0
28
4
45,0
100
Tỉ lệ (%)
40
30
20
10
Tỉ lệ chung (%)
70
30
2. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN: SINH HỌC LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 Phút
 TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ kiến thức
NB
TH
VD
VDC
1
1. Trao đổi nước ở thực vật
1.1. Sự hấp thụ nước ở thực vật
Nhận biết: 
- Nêu được vai trò của nước đối với thực vật. 
- Gọi được tên cơ quan hấp thụ nước ở thực vật. 
- Trình bày sơ lược về đặc điểm của quá trình trao đổi nước ở thực vật. 
- Trình bày sơ lược các con đường xâm nhập của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. (Câu 1-TN)
Thông hiểu:
- Trình bày được vai trò của nước đối với quá trình trao đổi chất ở thực vật. 
- Trình bày được các con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ. 
- Giải thích được đặc điểm của quá trình trao đổi nước.
1
1.2. Vận chuyển nước trong cây
Nhận biết: 
- Trình bày sơ lược cấu tạo mạch gỗ. 
- Trình bày sơ lược cấu tạo mạch rây. 
- Trình bày sơ lược đặc điểm của các dòng vận chuyển nước trong cây. 
- Nêu động lực của dòng mạch gỗ mạch rây
Thông hiểu: 
- Phân tích được đặc điểm của các dòng vận chuyển nước trong cây. 
- Giải thích được động lực của các dòng vận chuyển nước trong cây.
1.3. Thoát hơi nước
Nhận biết:
 - Trình bày sơ lược đặc điểm của quá trình trao đổi nước ở thực vật. 
- Gọi được tên các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến sự trao đổi nước ở thực vật. 
- Nêu được khái niệm, vai trò sự cân bằng nước ở cây trồng.
- Nêu được các con đường thoát hơi nước ở lá. 
- Nêu được vai trò của sự thoát hơi nước ở lá (Câu 2-TN)
Thông hiểu: 
- Trình bày được cách xác định cường độ thoát hơi nước. 
- Trình bày được ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật. 
- Phân tích được cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước. 
- Phân tích được đặc điểm của quá trình trao đổi nước. (Câu 17-TN)
- Trình bày được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng.
1
1
2
2. Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
2.1. Vai trò của các nguyên tố khoáng
Nhận biết: 
- Gọi được tên nguyên tố khoáng thiết yếu. 
- Nêu được vai trò của chất khoáng ở thực vật.
 - Gọi được tên các nguyên tố khoáng đại lượng, vi lượng. (Câu 3-TN)
Thông hiểu: 
- Trình bày được vai trò các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. 
- Trình bày được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây (Câu18-TN)
1
1
2.2. Trao đổi và vận chuyển các nguyên tố khoáng ở thực vật
Nhận biết: 
- Nêu được thành phần dịch mạch gỗ, mạch rây. 
- Trình bày sơ lược đặc điểm của các dòng vận chuyển nguyên tố khoáng trong cây.
 - Nêu được đặc điểm của quá trình trao đổi nguyên tố khoáng ở thực vật. (Câu 4-TN)
- Gọi được tên cơ quan hấp thụ ion khoáng ở thực vật.
 - Gọi được tên các con đường xâm nhập nguyên tố khoáng từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. 
Thông hiểu: 
- Trình bày được thành phần dịch mạch gỗ, dịch mạch rây.
 - Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật. 
- Chứng minh được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường.
1
2.3. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Nhận biết: 
- Nêu được vai trò của nitơ đối với trao đổi chất và năng lượng ở thực vật.
 - Gọi được tên dạng nitơ cây hấp thụ. (Câu 5-TN)
- Gọi được tên vi sinh vật có khả năng cố định nitơ. 
Thông hiểu: 
- Phân biệt được các nhóm vi sinh vật cố định nitơ với các vi sinh vật tham gia quá trình cố định nitơ trong đất.
 - Phân tích được sự phụ thuộc về mặt dinh dưỡng của cây vào hoạt động của vi sinh vật đất. 
- Trình bày được vai trò của nitơ, sự chuyển hoá nitơ trong đất và đồng hóa nitơ tự do (N2) trong khí quyển. (Câu 19-TN)
1
1
3
Quang hợp ở thực vật
3.1. Khái quát về quang hợp ở thực vật
Nhận biết : 
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật. (Câu 6-TN)
- Gọi được tên các cơ quan, bào quan, hệ sắc tố quang hợp ở thực vật. (Câu 7-TN)
Thông hiểu: 
- Trình bày được vai trò của quang hợp ở thực vật. 
- Phân tích được vai trò của sắc tố quang hợp ở thực vật.
2
3.2. Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật
Nhận biết: 
- Nêu được khái niệm pha sáng, pha tối quang hợp ở thực vật. 
- Liệt kê các nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp ở thực vật. (Câu 9 –TN)
- Liệt kê các nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng, pha tối trong quang hợp ở thực vật.
 - Trình bày sơ lược chu trình cố định CO2 được thực hiện ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM. 
- Nêu được đặc điểm của thực vật C3, C4, CAM. (Câu 8-TN)
Thông hiểu:
 - Giải thích được nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng quang hợp ở thực vật. (Câu 20-TN)
- Giải thích được nguyên liệu, sản phẩm của pha tối quang hợp ở thực vật. 
- Phân biệt được các nhóm thực v ật C3, C4, CAM và đặc điểm của chúng. (Câu 21-TN)
1
2
3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Nhận biết: 
- Liệt kê các các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp. 
Thông hiểu: 
- Trình bày được sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp. 
Vận dụng: 
- Phân tích được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. (Câu 22-TN)
- Chứng minh được hiệu quả của việc trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo (ánh sáng của các loại đèn). 
Vận dụng cao: 
- Xây dựng mô hình trồng một số loại cây trồng với hệ thống điều khiển các tác nhân như: ánh sáng nhân tạo, nhiệt độ....
1
1
1
3.4. Quang hợp và năng suất cây trồng
Nhận biết: 
- Gọi được tên các biện pháp tăng năng suất cây trồng. 
Thông hiểu: 
- Trình bày được các biện pháp tăng năng suất cây trồng. 
Vận dụng:
- Chứng minh được các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua một số ví dụ. (Câu 1-TL)
- Lấy được ví dụ về năng suất sinh học và năng suất kinh tế. 
Vận dụng cao: 
- Đề xuất mô hình trồng cây cho năng xuất cao nhờ điều khiển quá trình quang hợp.
1
4
Hô hấp ở thực vật
Hô hấp ở thực vật
Nhận biết: 
- Nêu được khái niệm hô hấp 
- Gọi được tên bào quan thực hiện quá trình hô hấp (Câu 11-TN)
- Liệt kê được các nguyên liệu, sản phẩm của quá trình hô hấp (Câu 10-TN)
- Viết được phương trình hô hấp. 
- Gọi được tên các cơ quan, giai đoạn diễn ra hô hấp mạnh ở thực vật. 
- Nêu được các ý nghĩa của hô hấp ở thực vật. 
- Liệt kê các đặc điểm, điều kiện, bào quan tham gia hô hấp sáng ở thực vật. (Câu 12-TN)
- Kể được tên các con đường hô hấp ở thực vật. (Câu 13-TN)
Thông hiểu: 
- Phân tích được mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường.
- Trình bày được cơ chế của quá trình hô hấp ở thực vật (Câu 25-TN)
- Trình bày được ý nghĩa của các con đường hô hấp ở thực vật. (Câu 23-TN)
- Trình bày được quá trình hô hấp sáng ở thực vật. (Câu 24-TN)
Vận dụng: 
- Lấy được ví dụ chứng minh ý nghĩa của quá trình hô hấp ở thực vật. 
- Thực hiện được thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. 
 Vận dụng cao:
 - Giải thích được một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng trọt, như bảo quản nông phẩm.; hiện tượng thối rễ ở cây trồng do ngập úng lâu ngày(Câu 4-TL)
4
3
5
Tiêu hóa ở động vật
Tiêu hóa ở động vật
Nhận biết: 
- Nêu được khái niệm về tiêu hóa động vật. 
- Liệt kê được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật. (Câu 14-TN); 
- Liệt kê các bộ phận cấu tạo của ống tiêu hóa (Câu 15-TN)
- Nêu các chức năng của ống tiêu hóa (Câu 16-TN)
Thông hiểu: 
- Trình bày được quá trình tiêu hoá ở các nhóm động vật. (Câu 26-TN)
- Phân biệt được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật. (Câu 28-TN)
- Phân tích được các đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. (Câu 27-TN)
Vận dụng: 
- Chứng minh được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào. 
- Chỉ ra được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau. (Câu 2-TL)
Vận dụng cao: 
- Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các nhóm động vật.(Câu 3-TL)
3
3
1
1
Tổng
16
12
2
2
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC ..
 MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề.
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Trong quá trình hút nước của thực vật, nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. nhập bào.	B. chủ động. 	C. thẩm thấu. 	D. thẩm tách. 
Câu 2: Khi khí khổng mở để thực hiện thoát hơi nước sẽ giúp cây hấp thụ 
A. CO2.	B. O2.	C. N2.	D. NH3.
Câu 3: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Mn.	B. N.	C. Cu.	D. Mo.
Câu 4: Trong quá trình hấp thu khoáng theo cơ chế chủ động, các ion khoáng di chuyển theo hướng từ nơi có
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.	B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. cần tiêu tốn ít năng lượng.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không tiêu tốn năng lượng.	D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 5: Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào?
A. NO.	B. NO2 và NH3	C. N2O.	D. NH4+ và NO3-.
Câu 6: Quá trình quang hợp ở thực vật có vai trò nào sau đây?
A. Phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. 	B. Cung cấp chất hữu cơ cho sinh vật.
C. Chuyển hóa hóa năng thành quang năng. 	D. Hấp thụ O2 và thải CO2
Câu 7: Sắc tố quang hợp nào tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng ATP, NADPH?
A. Carôten.	B. Xanthophyl.	C. Diệp lục b	D. Diệp lục a
Câu 8: Cây nào sau đây là thực vật CAM?
A. Rau dền.	B. Ngô.	C. Xương rồng.	D. Lúa.
Câu 9: Trong quá trình quang hợp, pha sáng cung cấp cho pha tối nguyên liệu nào sau đây?
A. ATP và NADPH.	B. ATP và O2.	C. NADPH và CO2.	D. FADH và ATP.
Câu 10: Ở thực vật, quá trình hô hấp sử dụng chất khí nào dưới đây?
A. O2.	B. CO2.	C. N2.	D. NH3.
Câu 11. Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật là gì?
A. Không bào.	B. Ti thể.	C. Nhân tế bào.	D. Lạp thể.
Câu 12: Ở thực vật, hô hấp sáng diễn ra ở những bào quan nào?
A. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.	B. Lục lạp, ti thể, lyzoxôm.	C. Lục lạp, perôxixôm, không bào.	D. Lục lạp, không bào, ti thể.
Câu 13: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. tổng hợp Axetyl –CoA.	B. chu trình crep.	C. chuỗi chuyển êlectron. 	D. đường phân.
Câu 14: Động vật nào dưới đây chưa có cơ quan tiêu hóa?
A. Trùng đế giày.	B. Giun đất.	C. Châu chấu.	 	D. Ốc sên.
Câu 15: Cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Manh tràng phát triển. 	B. Dạ dày đơn. 	C. Răng nanh phát triển. 	D. Ruột ngắn.
Câu 16: Ở động vật nhai lại, enzim pepsin và HCl do bộ phận nào tiết ra?
A. Dạ múi khế.	B. Dạ tổ ong.	C. Dạ cỏ.	D. Dạ lá sách.
Câu 17: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.	B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.	D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 18. Khi nói về trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hoà tan trong nước.
B. Muối khoáng chỉ tồn tại trong đất ở dạng hòa tan và rễ cây hấp thu dễ dàng.
C. Bón phân dư thừa sẽ gây độc hại cho cây, gây ô nhiễm môi trường.
D. Dư lượng phân bón làm xấu tính lí hoá của đất, có thể giết chết vi sinh vật có lợi trong đất.
Câu 19. Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây?
Chú thích từ (1) đến (4) lần lượt là :
A. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
B. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
C. (1). NO3- ; (2). N2 ; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ.
D. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ.
Câu 20. Xét các giai đoạn sau:: 
I. giai đoạn khử;	II. giai đoạn cố định CO2;	III. giai đoạn tái sinh chất nhận CO2.
Thứ tự diễn ra các giai đoạn trong 1 chu trình là
A.	I – II – III.	B. I – III – II.	C. II – III – I.	D. II – I – III.
Câu 21. Quá trình quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP (ribulôzơ - 1,5- điphôtphat).	B. Sản phẩm đầu tiên là APG (axit phôtphoglixêric).
C. Đều có chu trình Canvin.	D. Diễn ra trên cùng một loại tế bào.
Câu 22. Thực vật C4 thích nghi với điều kiện môi trường 
A.	Ánh sáng mạnh, nồng độ CO2 thấp.	B. Ánh sáng mạnh, nồng độ O2 thấp.
C.	Ánh sáng yếu, nồng độ CO2 thấp.	D. Ánh sáng yếu, nồng độ CO2 cao.
Câu 23. Quá trình hô hấp ở thực vật không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
B. Chuyển hóa năng lượng hóa học thành ATP cung cấp cho hoạt động sống của thực vật.
C. Tạo ra các sản phẩm trung gian để cung cấp cho quá trình tổng hợp các chất.
D. Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ CO2, H2O.
Câu 24. Cần bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả ở nhiệt độ thấp vì:
A. nhiệt độ thấp làm quá trình trao đổi chất tạm dừng lại.	B. ở nhiệt độ thấp đường sẽ chuyển hóa thành tinh bột dự trữ.
C. nhiệt độ thấp ức chế quá trình hô hấp.	D. ở nhiệt độ thấp vi khuân hoạt động mạnh.
Câu 25. Quá trình phân giải kị khí ở thực vật có những đặc điểm nào sau đây? 
I. Xảy ra ở rễ khi bị ngập úng.	II. Sản phẩm tạo ra có thể gây độc cho thực vật.
III. Tạo năng lượng cho thực vật hoạt động trong điều kiện thiếu oxi. 	IV. Xảy ra chuỗi chuyền e tới chất nhận e là các phân tử hữu cơ.
A. I, III.	B. I, II, III.	C. I, II, III, IV.	D. III, IV.
Câu 26: Thứ tự đúng các bộ phận dọc theo ống tiêu hóa của gia cầm là 
A. thực quản → dạ dày tuyến → diều → dạ dày cơ → ruột.	B. thực quản → diều → dạ dày cơ → dạ dày tuyến → ruột. 
C. thực quản → diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột. 	D. thực quản → diều → dạ dày tuyến → ruột → dạ dày cơ. 
Câu 27: Hình ảnh dưới đây mô tả cấu tạo răng và xương sọ của một loài thú. Có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Loài thú này có răng cửa và răng nanh khác nhau.	2. Loài thú này có răng trước hàm và răng ăn thịt lớn (phát triển).
3. Loài thú này là một loài thú chuyên ăn thịt.	4. Loài thú này phải nhai thức ăn trước khi nuốt.
5. Loài thú này sử dụng dạng thức ăn mềm và giàu dinh dưỡng.	6. Loài thú này có răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng.
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 28: Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hoá ngoại bào à TH nội bào kết hợp với ngoại bào à tiêu hoá nội bào.
B. Tiêu hoá nội bào à TH nội bào kết hợp với ngoại bào à tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hoá nội bào à TH ngoại bàoà Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào à TH nội bào à tiêu hoá ngoại bào
II. TỰ LUẬN (3 điểm).
Câu 1 (1,0 điểm). Tại sao thú ăn thực vật phải ăn lượng thức ăn rất lớn?
Câu 2 (1,0 điểm). Hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quá trình tiêu hóa hóa học ở miệng và dạ dày của người?
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao khi điều khiển diện tích bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng năng suất cây trồng?
Câu 4 (0,5 điểm). Khi rễ cây ngập nước hoặc hạt, củ, quả, rau được ngâm trong nước thì quá trình hô hấp có xảy ra hay không? Giải thích?
--- Hết ---
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 
 MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề.
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) ( 28 câu – 7đ, mỗi câu đúng 0,25 đ)
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
C
5
D
9
A
13
D
17
C
21
C
25
B
2
A
6
B
10
A
14
A
18
B
22
A
26
C
3
B
7
D
11
B
15
A
19
A
23
A
27
D
4
D
8
C
12
A
16
D
20
D
24
C
28
B
II. Tự luận ( 4 câu – 3 điểm).
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
1. Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa.
- Do thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học vừa được tiêu hóa hóa học
- Thức ăn được tiêu hóa tận cùng nhờ hệ thống men tiêu hóa hoàn chỉnh 
0,5
0,5
2. Hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quá trình tiêu hóa hóa học ở miệng và dạ dày của người?
- Tại miệng xảy ra quá trình biến đổi tinh bột thành đường mantozo
- Tại dạ dày xảy ra quá trình biến đổi protein thành chuỗi polipeptit ngắn
0,5
0,5
3. Vì sao khi điều khiển diện tích bộ lá có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng năng suất cây trồng?
- Diện tích lá quyết định diện tích hấp thụ năng lượng ánh sáng giúp cây tổng hợp chất hữu cơ.
- Diện tích lá lớn chứng tỏ số lượng bộ máy tổng hợp chất hữu cơ của cây nhiều giúp chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá đến các cơ quan kinh tế của cây.
0,25
0,25
4. Khi rễ cây trên cạn bị ngập nước thì quá trình hô hấp vẫn xảy ra. Tại sao?
- Nếu bị ngập nước trong thời gian ngắn, tế bào rễ vẫn thực hiện quá trình hô hâp hiếu khí do trong nước vẫn có một lượng oxi hòa tan nhất định
- Nếu bị ngập nước trong thời gian dài, tế bào rễ sẽ thực hiện hô hấp kị khí để tạo năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.
0,25
0,25
--- Hết ---

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_co_da.docx