Đề kiểm tra cuối năm - Năm học 2014 - 2015 môn tiếng Việt lớp 5 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

docx 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm - Năm học 2014 - 2015 môn tiếng Việt lớp 5 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối năm - Năm học 2014 - 2015 môn tiếng Việt lớp 5 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
TRƯỜNG TH SỐ 4 SƠN TRẠCH
Họ và tên:......................................
Lớp:...............................................
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM- NĂM HỌC 2014-2015
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
SỐ BÁO DANH
Giám thị 1:	SỐ PHÁCH
Giám thị 2:
Điểm:
Bằng chữ:
Giám khảo 1:
Giám khảo 2:
SỐ PHÁCH
ĐỌC HIỂU (30 phút): (5 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
	Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. 
	Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
	 Theo Đoàn Minh Tuấn 
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái (a, b, c) trước ý trả lời đúng nhất:
1. Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?
 a. Nghĩa Lĩnh b. Ba Vì c. Tam Đảo
2. Tác giả dùng những chi tiết nào để miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng? 
a. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ 
b. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
c. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc.
3. Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
 “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giổ Tổ mồng mười tháng ba.”
 a. Nhắc nhở mọi người nhớ về ngày mồng mười tháng ba
 b. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ, nhớ về ngày giỗ của các vua Hùng.
	 c.Câu ca nhắc mọi người nhớ đến ngày vua Hùng dựng nước. 
4. Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
 a. nhân hóa và so sánh b. nhân hóa c. so sánh 
5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ vòi vọi?
 a. vun vút b. xa xa c. vời vợi 
6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
 a. Dập dờn, chót vót, xanh thẳm, xa xa, cuồn cuộn.
 b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa vời, thăm thẳm.
 c. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
Câu 2: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
Trạng ngữ:.........................................................................................................................
Chủ ngữ:.............................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Vị ngữ:.................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3: Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?
a. Ngăn cách thành phần chính trong câu
b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu
c. Kết thúc câu.
KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I.Chính tả: 25 phút (5 điểm):
1. Nghe - viết bài: Tà áo dài Việt Nam (TV 5, tập 2, trang 122)
 Viết tên bài và đoạn: “Áo dài phụ nữ.......chiếc áo dài tân thời.”	

2. Bài tập: Viết hoa các danh từ riêng được in đậm trong câu văn sau:
Vượt đại tây dương, ma - gien - lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển nam mĩ.
II. Tập làm văn: 35 phút (5 điểm): Viết một bài văn (khoảng 20 dòng) tả lại quang cảnh ngôi trường mà em đang học. 

TRƯỜNG TH SỐ 4 SƠN TRẠCH
HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1: 3 điểm
Ý 1: Khoanh đúng vào a: 0,5 điểm
Ý 2: Khoanh đúng vào c: 0,5 điểm
Ý 3: Khoanh đúng vào b: 0,5 điểm
Ý 4: Khoanh đúng vào a: 0,5 điểm
Ý 5: Khoanh đúng vào c: 0,5 điểm
Ý 6: Khoanh đúng vào c: 0,5 điểm
Câu 2: 1,5 điểm
Xác đúng mỗi bộ phận:
Trạng ngữ: Trước đền (0,5 điểm)
Chủ ngữ: những khóm hải đường, những cánh bướm nhiều màu sắc (0,5 điểm)
Vị ngữ: đâm bông rực đỏ, bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa (0,5 điểm)
Câu 3: 0,5 điểm
b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu
	HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN KIỂM TRA VIẾT
I.Chính tả (nghe- viết): 5 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đẹp, trình bày đúng hình thức chính tả: 4 điểm
- Mỗi lỗi chính tả (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh, không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 điểm
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn...thì trừ 0,5 điểm toàn bài.
- Bài tập chính tả: 1 điểm (Đáp án: Đại Tây Dương, Ma - gien – lăng, Nam Mĩ): viết đúng 1 từ: 0,5 điểm; viết đúng 2 từ: 0,75 điểm; viết đúng 3 từ: 1 điểm
II. Tập làm văn: Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm
- Viết được bài văn (khoảng 20 dòng) đảm bảo:
+ Đúng thể loại văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh
+ Đủ các phần mở bải, thân bài, kết bài theo đúng yêu cầu đã học.
+ Thể hiện được nội dung trọng tâm là tả lại quang cảnh ngôi trường em đang học, hành văn trong sáng, bộc lộ tình cảm chân thành.
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, bài viết trình bày sạch sẽ.
*Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG
Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn của một trong các văn bản sau đây:
	* Bài : Tranh làng Hồ	(TV 5 tập2, trang 88, 89)
Học sinh đọc từ : Từ ngày còn ít tuổi .bên gà mái mẹ.
Trả lời câu hỏi:
Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
Bài : Lập làng giữ biển	(TV 5 tập2, trang 36)
Học sinh đọc từ : Ông Nhụ bước ra võng .phía chân trời.
Trả lời câu hỏi:
Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.
	* Bài : Hộp thư mật	(TV 5 tập2, trang 62)
Học sinh đọc từ : Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm,  chỉ cách anh ba bước chân.
Trả lời câu hỏi:
Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ? 
	* Bài : Út Vịnh	 	(TV 5 tập2, trang136,137)
Học sinh đọc từ: Nhà Út Vịnh .như vậy nữa. 
Trả lời câu hỏi:
Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì ? Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
	* Bài : Phong cảnh đền Hùng	 	(TV 5 tập2, trang 68)
Học sinh đọc từ: Đền Thượng nằm chót vót .đồng bằng xanh mát. 
Trả lời câu hỏi:
Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐIỂM PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
- Đọc và trả lời tốt: 5 điểm. Trong đó:
+ Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm. Đọc sai 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi đúng: 1 điểm
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 120 tiếng/phút): 1 điểm
+ Trả lời đúng ý, diễn đạt rõ ràng: 1 điểm
* Bài : Tranh làng Hồ	(TV 5 tập2, trang 88, 89)
- Tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam: tranh vẽ lợn, gà, chột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ.
*Bài : Lập làng giữ biển	(TV 5 tập2, trang 36)
- Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
* Bài : Hộp thư mật	(TV 5 tập2, trang 62)
- Đặt hộp thư mật ở nơi dễ tìm mà lại ích bị chú ý nhất- Nơi một cột cây số ven đường giữa cánh đồng vắng; hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi dấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
* Bài : Út Vịnh	 	(TV 5 tập2, trang136,137)
- Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh rai nhiều khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua. 
- Vịnh đã tham gia phong trào em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn – một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu.
* Bài : Phong cảnh đền Hùng	 	(TV 5 tập2, trang 68)
- Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sửng, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc.
TRƯỜNG TH SỐ 4 SƠN TRẠCH
Họ và tên:......................................
Lớp:...............................................
ĐỀ KIỂM CUỐI NĂM- NĂM HỌC 2014-2015
MÔN TOÁN LỚP 5
 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) 
SỐ BÁO DANH
Giám thị 1:	SỐ PHÁCH
Giám thị 2:
Điểm:
Bằng chữ:
Giám khảo 1:
Giám khảo 2:
SỐ PHÁCH
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
	Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Chữ số 9 trong số thập phân 17,902 có giá trị là:
900 B. 90 C. D. 
Câu 2: Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
 A. 1,5 B. 0,2 C. 1,2 D. 0,5
Câu 3: 45% của 240m2 là:
108m2 B. 10,8m2 C. 1080m2 D. 120m2
Câu 4: Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm.
          Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là :           
      A.    10dm                B.    6dm                   C.   8dm         D.    4dm 
Phần 2: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Đặt tính rồi tính:
a, 327,86 + 59,34 b, 835,63 - 428,75 c, 128,06 3,4 d, 24,36 : 6
.. ..  .... .... ...
.. ... . ...
..  . ...
..  . ...
..  . ...
..  . ...
..  . ...
Câu 2: (1,5 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
Bài giải
Câu 3: (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy bé 150m và bằng đáy lớn, chiều cao bằng đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó. 
Bài giải
Câu 4: (1,5 điểm) Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 15 phút và đến B lúc 9 giờ 45 phút. Quãng đường AB dài 60km. Tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ.
Bài giải
.
TRƯỜNG TH SỐ 4 SƠN TRẠCH
	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN TOÁN LỚP 5
NĂM HỌC 2014 – 2015
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): khoanh đúng mỗi ý 0,5 điểm
Câu 1: ý C
Câu 2: ý B
Câu 3: ý A
Câu 4: ý D
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: 3 điểm Ý c: đặt tính và tính đúng 1 điểm
Ý a: Đặt tính và tính đúng kết quả: 0,5 điểm	 128,06
 327,86	x
+	đặt tính: 0,25 điểm	 3,4
 59,34
	 51224	0,25 điểm
 387,20 	0,25 điểm 38418	0,25 điểm
	435,404	 0,5 điểm
Ý b: Đặt tính và tính đúng kết quả: 0,5 điểm	 
 835,63	Ý d: 1 điểm
-	đặt tính: 0,25 điểm	24,36	6
 428,75
	036	4,06 	0,5 điểm
 406,88 	0,25 điểm 0,5 điểm	 0
Câu 2: 1,5 điểm
 Bài giải
 Số học sinh cả lớp là: 0,25 điểm
18 + 12 = 30 (bạn) 0,25 điểm
 Số phần trăm học sinh nữ so với cả lớp là: 0,25 điểm
 18 : 30 = 0,6= 60%	 0,5 điểm
 Đáp số: 60% 0,25 điểm
Câu 3: 2 điểm
	 Bài giải
 Đáy lớn hình thang là: 0,25 điểm
 150 : 3 x 5 = 250 (m) 0,25 điểm
 Chiều cao hình thang là: 0,25 điểm
 250 x = 100 (m) 0,25 điểm
 Diện tích đám đất hình thang là:	0,25 điểm
 (250 + 150) x 100 : 2 = 20000 (m2) 0,5 điểm
 Đáp số: 20000 m2 0,25 điểm
Câu 4: 1,5 điểm Bài giải
 Thời gian xe máy đi từ A đến B là: 0,25 điểm
 9 giờ 45 phút – 8 giờ 15 phút = 1 giờ 30 phút 0,25 điểm
 Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 	0,25 điểm
 Vận tốc trung bình của xe máylà: 0,25 điểm
 60 : 1,5 = 40 (km/giờ)	 0,25 điểm
 Đáp số: 40 km/giờ 0,25 điểm
*Lưu ý: Đối với các bài giải:
- Nếu lời giải sai phép tính đúng không ghi điểm;
- Học sinh làm cách khác nhưng có đáp án đúng vẫn cho điểm tối đa.
* Đối với các bài làm trình bày bẩn tùy theo mức độ để trừ điểm.
*Điểm toàn bài làm tròn 0,5 thành 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KT_TOANTV_KY_2_LOP_5.docx