Đề kiểm tra cuối năm môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018

doc 13 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối năm môn Toán, Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Năm học 2017 - 2018
Ngày kiểm tra:
Thời gian viết bài: 15 phút
BÀI KIỂM TRA VIẾT
1/ Chính tả (5 điểm)
 	Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết chính tả bài “ Công việc đầu tiên” trong khoảng 15 phút. 
Công việc đầu tiên 
	 Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
 Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
 Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Năm học 2017 - 2018
Ngày kiểm tra:
Thời gian viết bài: 35 phút
BÀI KIỂM TRA VIẾT
2/ Tập làm văn ( 5 điểm) (35 phút)
Đề bài:
 Hãy tả một con vật mà em yêu thích. 
Lời nhận xét của giáo viên
TRƯỜNG TIỂU HỌC
LỚP: 5
HỌ VÀ TÊN:
Điểm
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TOÁN - LỚP 5
Năm học 2017 - 2018
Ngày kiểm tra:
Thời gian viết bài: 30 phút
Đề bài: Đọc thầm bài “ Út Vịnh”, sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi phía dưới:
Út Vịnh
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
Hoa, Lan, tàu hỏa đến !
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.
Theo Tô Phương
Câu 1: Nhà	 Út Vịnh ở đâu? 
Ở ngay bên đường bộ
Ở ngay bên đường thủy
Ở ngay bên đường sắt
Ở ngay bên đường hàng không
Câu 2: Đoạn đường sắt chạy qua gần nhà Út Vịnh có sự cố gì? 
Đá tảng nằm trên đường tàu. 
Trẻ con chơi trên tàu và ném đá lên tàu.
Đá tảng nằm trên đường tàu và có người tháo ốc gắn các thanh ray.
Đá tảng nằm trên đường tàu, trẻ con ném đá lên tàu và có người tháo cả ốc gắn các thanh ray.
Câu 3: Hưởng ứng phong trào do trường phát động, Vịnh đã nhận việc làm khó nhất là gì? 
Thuyết phục bạn Sơn không thả diều trên đường tàu.
Thuyết phục trẻ chăn trâu đừng ném đá lên đường tàu.
Thuyết phục mọi người đừng xả rác lên đường tàu.
Thuyết phục trẻ chăn trâu không thả diều trên đường tàu.
Câu 4: Qua bài đọc, em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? 
Út Vịnh là người rất dũng cảm.
Út Vịnh là người con rất ngoan.
Út Vịnh là tấm gương giữ gìn an toàn đường sắt và có hành động dũng cảm để cứu người.
Út Vịnh là tấm gương giữ gìn an toàn đường sắt.
Câu 5: Đặt một câu ghép với cặp quan hệ từ: mặc dù.nhưng.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..
LỚP: 5
HỌ VÀ TÊN:
Điểm
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TOÁN - LỚP 5
Năm học 2017 - 2018
Ngày kiểm tra:
Thời gian viết bài: 40 phút
Lời nhận xét của giáo viên
Phần I: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 4).
 Câu 1: Chữ số 3 trong số 14,302 thuộc hàng nào? 
Hàng đơn vị 
Hàng phần mười
Hàng phần trăm
Hàng phần nghìn
 Câu 2: Phân số viết dưới dạng số thập phân là: 
a. 3,4 	b. 7,5	 c. 7,50 	d. 0,75
 Câu 3: Từ 8 giờ kém 15 phút đến 8 giờ 15 phút là: 
a. 20 phút
b. 30 phút
c. 40 phút
d. 50 phút
Câu 4: Hình lập phương là hình: 
 a. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau.
 b. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau.
 c. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 12 đỉnh và 8 cạnh bằng nhau.
 d. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 12 đỉnh và 8 cạnh bằng nhau.
Phần II:
Câu 5: Đặt tính rồi tính: 
a) 6 giờ 31 phút + 9 giờ 16 phút 	b) 12 ngày 8 giờ - 7 ngày 4 giờ
...................................	......................................
	...................................	 	......................................
	...................................	......................................
c) 3 giờ 14 phút x 3	d) 36 phút 12 giây : 3 
..............................	.....	....................................
	..............................	.....	....................................
	..................................	....................................
..................................	....................................
..................................	....................................
Câu 6: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
15 km	 = .	m	0,056 tấn = 	kg
1m3 = dm3	3 ha = ..km2
Câu 7: Bài toán
Một thửa ruộng hình thang có chiều dài 20cm, chiều rộng 15cm và chiều cao 12 cm. Tính diện tích của thửa ruộng hình thang đó?
Bài giải
.................................................................................................................................................................... ....................
.................................................................................................................................................... ..
Câu 8: Bài toán: 
Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 11 giờ 30 phút với vận tốc 45km/giờ. Tính độ dài quãng đường AB
Bài giải
.................................................................................................................................................... ......................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN – KHỐI 5
HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017 – 2018
PHẦN I: 4 ĐIỂM
Câu 1: b (1đ) 
Câu 2: d (1đ) 
Câu 3: b (1đ) 
Câu 4: a (1đ) 
PHẦN I: 6 ĐIỂM
Câu 5: (2đ)
	Tính đúng mỗi bài đạt 0,5đ ( 0,5đ x 4 = 2đ) 
Câu 6: (1đ) 
Điền số đúng mỗi chỗ chấm đạt 0,25đ ( 0,5đ x 4 = 1đ)
15 km	 = 15000	m	0,056 tấn = 56 kg
1m3 = 1000 dm3	3 ha = 0,03 km2
Câu 7: ( 1đ)
	Bài giải
Diện tích của thửa ruộng hình thang là: 	( 0,25đ) 	
( 20 + 15) x 12 : 2 = 210 ( cm2) ( 0,5đ) 	
Đáp số: 210 cm2 ( 0,25đ) 	
Câu 8: (2đ) 
 Bài giải
Thời gian ô tô đi là:	(0,5đ)
11 giờ 30 phút - 7 giờ 30 phút = 4 ( giờ)	( 0,5đ)
Độ dài quãng đường AB là: 	(0,5đ)
45 x 4 = 180 ( km)	 ( 0,5đ)
 	Đáp số: 180 km
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..
LỚP: 5
HỌ VÀ TÊN:
Điểm
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Năm học 2017 - 2018
Ngày kiểm tra:
Thời gian viết bài: 40 phút
Lời nhận xét của giáo viên
Yêu cầu: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1: Chất rắn có đặc điểm gì?
Không có hình dạng nhất định.
Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được
Có hình dạng nhất định.
Có hình dạng của vật chứa nó.
Câu 2: Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió? (mức 2)
Quạt máy
Thuyền buồm
Pin mặt trời
Tua – bin của nhà máy thủy điện
Câu 3: Dung dịch là gì? 
Là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều.
Là hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau.
Là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau.
Là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau.
Câu 4: Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào mạch điện cái gì? 
Một cái quạt.
Một bóng đèn điện.
Một cầu chì.
Một chuông điện.
Câu 5: Trong sự sinh sản của thực vật có hoa, bầu nhụy phát triển thành: 
Hạt phấn
Noãn
Phôi nằm trong hạt
Quả chứa hạt
Câu 6: Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ nhiều con trong một lứa? 
Lợn
Trâu
Khỉ
Bò
Câu 7: Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nguồn nước? 
Không khí
Nhiệt độ
Chất thải
Ánh sáng mặt trời
Câu 8: Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là năng lượng sạch? 
Năng lượng mặt trời
Năng lượng gió
Năng lượng nước chảy
Năng lượng từ than đá, xăng, dầu, khí đốt,...
Câu 9: Điền các từ: trứng, sự thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng vào chỗ chấm cho thích hợp: 
- Đa số loài vật chi thành hai giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra....................................... Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra..................................
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là.................................Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành..........................................., mang những đặc tính của bố và mẹ.
Câu 10: Hãy nêu hai việc làm để bảo vệ môi trường
a/.............................................................................................................................................................................................................................................................
b/.............................................................................................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..
LỚP: 5
HỌ VÀ TÊN:
Điểm
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN LS&ĐL - LỚP 5
Năm học 2017 - 2018
Ngày kiểm tra:
Thời gian viết bài: 40 phút
Lời nhận xét của giáo viên
* Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời em cho là đúng nhất:
I. PHẦN LỊCH SỬ
Câu 1: Ở Việt Nam cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước được tổ chức vào thời gian: 
 a. Ngày 24/05/1975
 b. Ngày 25/04/1976
 c. Ngày 25/05/1976
 d. Ngày 01/05/1975
Câu 2 : Đường Trường Sơn có tên gọi khác là: 
 a. Đường Hồ Chí Minh trên biển
 b. Đường số 1
 c. Đường Hồ Chí Minh
 d. Đường 5 – 59
Câu 3: Đế Quốc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam là bởi vì: 
 a. Mĩ muốn thể hiện thiện chí hòa bình với nhân dân Việt Nam.
 b. Mĩ không muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.
 c. Mĩ đã thất bại nặng nề về quân sự ở cả 2 miền Nam, Bắc.
 d. Mĩ giành được thắng lợi quyết định trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 4: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng hoàn thành trong bao lâu? 
 a. 14 năm
 b. 15 năm
 c. 16 năm
 d. 17 năm
Câu 5: Ngày 30 – 4 – 1975 , quân dân ta đã làm gì? 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II. PHẦN ĐỊA LÍ
Câu 1: Châu Á 
Nằm ở bán cầu Nam
Nằm ở bán cầu Bắc
Nằm ở bán cầu Bắc, có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. Thiên nhiên rất đa dạng.
Nằm ở bán cầu Bắc, có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
Câu 2: Hơn 2/3 dân số Châu Phi là: 
Người da trắng
Người da đen
Người da vàng
Người lai
Câu 3: Các nước láng giềng của Việt Nam là:
Cam – pu – chia, Thái Lan, Lào
Cam – pu – chia, Thái Lan, Trung Quốc
Trung Quốc, Thái Lan, Lào
Cam – pu – chia, Lào, Trung Quốc
Câu 4: Đại dương nào diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? 
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương
Câu 5: Em biết những gì về châu Âu? ( Châu Âu nằm ở đâu? Khí hậu như thế nào?...) 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LS&ĐL; KHOA HỌC – KHỐI 5
HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017 – 2018
I. LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
1. LỊCH SỬ: 5 điểm ( Mỗi câu làm đúng được 1đ)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
b
c
c
b
Câu 5: Ngày 30 – 4 – 1975 , quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước được thống nhất và độc lập.
2. ĐỊA LÍ: 5 điểm ( Mỗi câu làm đúng được 1đ)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
c
b
d
c
Câu 5: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, có khí hậu ôn hòa. Đa số dân cư châu Âu là người da trắng. Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển.
II. KHOA HỌC
Đáp án: Khoanh đúng mỗi câu đạt 1đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
c
b
d
c
d
a
c
d
Câu 9: ( 1đ) Điền đúng mỗi chỗ chấm đạt 0,25đ
Thứ tự đúng là: tinh trùng, trứng, sự thụ tinh, cơ thể mới.
Câu 10: ( 1đ) Nêu đúng mỗi việc bảo vệ môi trường được 0,5đ. 
Ví dụ: - Bỏ rác đúng nơi quy định.
 - Không phá hoại cây xanh.
 - .....
TRƯỜNG TIỂU HỌC .
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Năm học 2017 - 2018
Ngày kiểm tra:
Thời gian: 1- 3 phút/HS
BÀI KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thành tiếng : (5 điểm)
- Nội dung kiểm tra:	
 + Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 120 tiếng thuộc chủ điểm các bài tập đọc đã học. Giáo viên ghi tên bài, số trang SGK vào phiếu, cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.
 + GV đánh giá, cho điểm theo những yêu cầu sau:
 a/ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm
 - Đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0,5 điểm
 - Đọc sai trên 5 tiếng : 0 điểm
 b/ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
 - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm
 - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm
 c/ Đọc rành mạch, lưu loát, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm
 - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm : 0,5 điểm
 d/ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) : 1 điểm
 - Đọc trên 1 đến 2 phút : 0,5 điểm
 - Đọc quá 2 phút: 0 điểm
 e/ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 đ
 - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 đ
	- Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm.
Đọc thầm và làm bài tập 
Hướng dẫn đánh giá cho điểm:
Đáp án:
Câu 1: c ( 1điểm)
Câu 2: d ( 1điểm)
Câu 3: a ( 1điểm)
Câu 4: c ( 1điểm)
Câu 5: Học sinh đặt câu phù hợp nội dung, có cặp quan hệ từ theo yêu cầu (1 điểm)
VD: Mặc dù nhà bạn Lam nghèo nhưng bạn ấy học rất giỏi.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM BÀI KIỂM TRA VIẾT CUỐI NĂM – 
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
1. Chính tả : (5 điểm)
* Hướng dẫn đánh giá, cho điểm:
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, chữ thường, chữ hoa ) trừ 0,5 điểm
 2. Tập làm văn : (5 điểm)
 * Hướng dẫn đánh giá, cho điểm:
+ Hình thức: 1 điểm.
- Trình bày bài văn đúng thể loại văn miêu tả con vật phù hợp với yêu cầu của đề bài. ( 0,5đ).
- Lỗi chính tả: 
Từ 0 đến 2 lỗi : 0,5 điểm
Từ 3 đến 5 lỗi : 0,25 điểm
Trên 5 lỗi: 0 điểm.
+ Nội dung: 4 điểm.
a. Mở bài: 0,5đ
- Giới thiệu được con vật sẽ tả: 0,5đ.
b. Thân bài: 3đ.
- Tả được hình dáng của con vật: 1,5đ.
- Tả hoạt động hoặc thói quen của con vật: 1,5đ.
c. Kết bài: 0,5đ.
	- Nói được tình cảm của em về con vật được tả.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt có thể cho các mức điểm: 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_toan_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2017.doc