Đề kiểm tra cuối năm môn Toán cho học sinh lớp 3

docx 45 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Toán cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối năm  môn Toán cho học sinh lớp 3
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 – MÔN TOÁN
Họ và tên:
PHẦN I : Trắc nghiệm : ( 7 điểm ) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng :
Câu 1. Số 54 175 đọc là: (0,5 điểm) 
	A. Năm tư nghìn một trăm bảy lăm. 	
	B. Năm mươi tư nghìn bảy trăm mười lăm. 
	C. Năm mươi tư nghìn một trăm bảy mươi lăm. 	
	D. Năm mươi tư nghìn một trăm bảy lăm. 
Câu 2. Số liền sau của số 68457 là: (0, 5 điểm)
A. 68467;
B. 68447
C. 68456
D. 68458
Câu 3. Các số 48617; 47861; 48716; 47816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
( 0, 5 điểm)
 A. 48617; 48716; 47861; 47816
 B. 48716; 48617; 47861; 47816
 C. 47816; 47861; 48617; 48716 
 D. 48617; 48716; 47816; 47861
Câu 4 . Số lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số là: (0,5 điểm)
A. 11000
B. 10100
C. 10010
D. 10001
Câu 5. Kết quả của phép cộng 36528+ 49347 là: (0,5 điểm)
A. 75865
B. 85865
C. 75875
D. 85875
Câu 6. Giá trị của biểu thức (98725 – 87561) x 3 là: (0, 5 điểm)
32493 B.39432 C. 33492 D 34293
Câu 7. Thứ hai tuần này là ngày 26, thứ hai tuần trước là ngày:
 (0,5 điểm)
	 A. 19 	 B. 18 	 C. 16 	 D. 17 
Câu 8. Số 12 được viết bằng chữ số La Mã là: (0,5 điểm)
	 A. XI 	 B. XII 	 C. VVII 	 D. IIX
Câu 9. 8 hộp bút chì như nhau có 96 cái bút chì. Hỏi 6 hộp như thế có bao nhiêu cái bút chì? (1điểm)
	A. 18 cái. 	B. 12 cái. 	C. 72 cái. 	D. 62 cái. 
Câu 10. Diện tích một hình vuông là 9 cm2. Hỏi chu vi hình vuông đó là bao nhiêu? (1điểm)
A. 3 cm
B. 12 cm
C. 4 cm 
D. 36 cm
Câu 11. Hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác? 
(1điểm)
	A. 4 hình tam giác, 5 hình tứ giác 	B. 4 hình tam giác, 4 hình tứ giác 
	C. 5 hình tam giác, 4 hình tứ giác 	D.5 hình tam giác,5 hình tứ giác 
PHẦN II : TỰ LUẬN: ( 3 điểm )
Bài 1. Đặt tính rồi tính: (1 điểm)
 21628 x 3 	 45603 + 12908 15250 : 5	67013- 23114
Bài 2. Một người đi bộ trong 6 phút đi được 480 m. Hỏi trong 9 phút người đó đi được bao nhiêu mét đường? (Quãng đường trong mỗi phút đi đều như nhau). (2 điểm)
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN.
Phần 1: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. (M1-0, 5 điểm) 	C. Năm mươi tư nghìn một trăm bảy mươi lăm. 	
Câu 2. (M1-0, 5 điểm) 	 D. 68458
Câu 3. (M1- 0, 5 điểm) 	 C. 47816; 47861; 48617; 48716 
Câu 4 . (M2-0,5 điểm) 	 D. 10001
Câu 5. (M2-0,5 điểm) 	 A. 85875
Câu 6. (M2 -0, 5 điểm) C. 33492
Câu 7: (M2-0,5 điểm) 	 A. 19 	 
Câu 8. (M1-0,5 điểm) 	 B. XII 	
Câu 9. (M3-1điểm) C. 72 cái	 
Câu 10. (M4-1điểm) 	 B. 12 cm
Câu 11. (M3-1điểm) 	 D.5 hình tam giác,5 hình tứ giác 
PHẦN 2 : Tự luận : ( 3 điểm )
Bài 1. (M1-1 điểm) HS đặt tính và tính đúng mỗi phần được 0,25 điểm.
21628 x 3 = 64884 15250: 5 = 3050
 	45603 + 12908 = 32695 	 67013- 23114 = 43899
Bài 2. (M2-2 điểm)
 Bài giải
 Mỗi phút người đó đi được số mét là. (0, 25 điểm)
	480: 6 = 80 (m) (0, 75 điểm)
 Trong 9 phút người đó đi bộ được số mét là: (0, 25 điểm)
 80 x 9 = 720 (m) (0,5 điểm)
	Đáp số : 720 m .(0,25 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 – MÔN TOÁN
Họ và tên:
PHẦN I : Trắc nghiệm : ( 7 điểm ) 
 Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng :
Câu 1. Trong các số: 42 078, 42 075, 42 090, 42 100, 42 099, 42 109, 43 000.
 Số lớn nhất là: (0, 5 điểm)
 A. 42 099               B. 43 000              C. 42 075             D. 42 090 
Câu 2. Số liền sau của 78999 là: (0,5 điểm)
 	 A.78901         B. 78991           C. 79000         D. 78100 
Câu 3. Cho dãy số liệu: 9; 1999; 199; 2009; 1000; 79768; 9999; 17.
Dãy trên có tất cả: (0,5 điểm)
	 A. 11 số 	 B. 8 số 	 	 C. 9 số 	 	 D. 10 số 
Câu 4. Giá trị của số 5 trong số 65 478 là: (0, 5 điểm)
 A. 5000                 B. 500                   C.   50 000           D. 50 
Câu 5.   Giá trị của biểu thức 2342 + 403 x 6 là: (0, 5 điểm)
A. 4660                   B. 4960                C. 4860                 D. 4760
Câu 6. Kết quả của phép trừ 85371- 9046 là: (0, 5 điểm)
 A. 86335
B. 76325
C. 76335
D. 86325
Câu 7. 2 giờ =  phút   Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: (0,5 điểm)
 A. 120 phút           B.  110 phút           C. 60 phút	 D. 240 phút
Câu 8. Tìm số tròn nghìn ở giữa số 9068 và 11982 là: (0, 5 điểm)
A.10000 và 12000 B. 10000 và 11000 C.11000 và 9000 D.12000 và 11000
Câu 9. Mua 2kg gạo hết 18 000 đồng. Vậy mua 5 kg gạo hết số tiền là: (1 điểm)
A. 35 000 đồng        B. 40 000 đồng       C. 45 000 đồng         D. 50 000 đồng 
Câu 10. Hình trên có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác: (1 điểm)
 9 hình tam giác, 2 hình tứ giác             
 5 hình tam giác, 4 hình tứ giác
 C. 5 hình tam giác, 5 hình tứ giác
 D. 9 hình tam giác, 4 hình tứ giác
Câu 11: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài là 12 cm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Chu vi hình chữ nhật đó là:
A. 32 cm B. 16 cm C. 18 cm D. 36 cm
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính: (1 điểm)
14 754 + 23 680 b. 15 840 – 8795 c. 12 936 x 3; d. 68325 : 8 
Bài 2: Một ô tô đi trong 8 giờ thì được 32624 km. Hỏi ô tô đó đi trong 3 giờ được bao nhiêu ki – lô – mét? (2 điểm)
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN.
I.TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 
Câu 1. (M1-0, 5 điểm) 	B. 43 000               
Câu 2. (M1-0, 5 điểm) 	C. 79000         
Câu 3. (M1-0, 5 điểm)	B. 8 số 	 	 
Câu 4. (M1-0, 5 điểm) 	A. 5000              
Câu 5.   (M2 -0, 5 điểm) D. 4760
Câu 6. (M2-0, 5 điểm) B. 76325
Câu 7. (M2 -0, 5 điểm) A. 120 phút            
Câu 8. (M3-0, 5 điểm) 	 B. 10000 và 11000 
Câu 9. (M3-1 điểm) 	 C. 45 000 đồng         
Câu 10. (M4 -1 điểm)	 D. 9 hình tam giác, 4 hình tứ giác            
Câu 11: (M3-1 điểm) 	 A. 32 cm 
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
 Bài 1: (M1 -1 điểm)
14 754 + 23 680 = 38 434
 15 840 – 8795 = 7045
 12 936 x 3 = 38 808 
68325 : 8 = 854 (dư 5)
Bài 2: (M2 -2 điểm)
Bài giải:
Quãng đường ô tô đi trong một giờ là: (0, 25 điểm)
32 624: 8 = 4078 (km) (0, 75 điểm)
Quãng đường ô tô đi trong 3 giờ là: (0, 25 điểm)
4078 x 3 = 12 234 (km) (0, 5 điểm)
Đáp số: 12 234 km (0, 25 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 – MÔN TOÁN
Họ và tên:
PHẦN I : Trắc nghiệm : ( 7 điểm ) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng :
Câu 1. Số 15027 được viết thành tổng là: (0, 5 điểm) 
A. 10 000 + 500 + 20 + 7	
B. 10 000 + 5000 + 20 + 7
C. 1000 + 5000 + 200 + 7
D. 10 000 + 5000 + 200 + 70
Câu 2. Số nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau là: (0,5 điểm) 
	A. 10123 	B. 10234 	C. 12345 	D. 10000 
 Câu 3: Số dư của phép chia: 2953 : 5 là: (M1-0,5 điểm)
	A. 3 	B. 1 	C. 2 	D. 4
Câu 4: Đồng hồ E chỉ mấy giờ ? (0,5 điểm)
 A. 10 giờ 40 phút.	 B. 10giờ 30 phút.	
C. 11 giờ 40 phút.	 D. 11 giờ 20 phút.
Câu 5. Điền dấu > < =? (0,5 điểm)
5 m ..540 
 	 	C. =	D. Không so sánh được
Câu 6. 253 + 10 x 4 = ? (0,5 điểm)
 A. 200 B. 293 C. 300 D. 250
Câu 7: Trong các phép chia cho 4, số dư lớn nhất của các phép chia đó là:
 (0,5 điểm)
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8. Một hình chữ nhật có chiều dài 38cm, chiều rộng 2dm. Tính chu vi hình chữ nhật đó. (M2-0,5 điểm)
 A.60 cm B. 80 cm C. 100 cm D. 116 cm 
Câu 9: Tìm X (1 điểm)
X: 5 = 2345 (dư 3)
11 728 B. 12728 C. 13 728 D. 14 728
Câu 10. Có 54 học sinh xếp thành 6 hàng đều nhau. Hỏi có 72 học sinh thì xếp thành bao nhiêu hàng như thế? (1 điểm)
A. 6 hàng B. 7 hàng C. 8 hàng D. 9 hàng	
Câu 11. Hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác? 
(M4 -1 điểm)
A. 4 hình tam giác, 6 hình tứ giác B. 5 hình tam giác, 3 hình tứ giác 
 C. 5 hình tam giác, 6 hình tứ giác D. 4 hình tam giác, 3 hình tứ giác 	
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
 Bài 1. Đặt tính rồi tính: (1 điểm)
	a)47096 + 8937	 b)84124 – 25067 c) 4518 x 9	 d)6472 : 8
 Bài 2. Có 6 thùng sách, mỗi thùng đựng 1236 quyển. Số sách đó được chia đều cho 4 thư viện. Hỏi mỗi thư viện nhận được bao nhiêu quyển sách?
 ( 2 điểm )
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN.
I.TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 
Câu 1. (M1-0, 5 điểm) C.1000 + 5000 + 200 + 7
Câu 2. (M1-0,5 điểm) B. 10234 	 
Câu 3. (M1-0,5 điểm) A. 3 	
Câu 4. (M1-0,5 điểm) A. 10 giờ 40 phút.	 
Câu 5. (M2-0,5 điểm)	 D. Không so sánh được
Câu 6. (M2-0,5 điểm) B. 293 
Câu 7. (M2-0,5 điểm) C. 3 	
Câu 8. (M2-0,5 điểm) D. 116 cm 
Câu 9: (M3 -1 điểm) A.11 728 
Câu 10. (M3 -1 điểm) C. 8 hàng 	
Câu 11. (M4 -1 điểm) C. 5 hình tam giác, 6 hình tứ 
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
 Bài 1: (M1 -1 điểm)
a) 47096 + 8937 = 56 033
b) 84124 – 25067 = 59 057
c) 4518 x 9 = 40 662 
d) 6472 : 8 = 809
Bài 2: (M2 -2 điểm)
Bài giải
Số sách đựng trong 6 thùng là:
1 236 x 6 = 7 416 (quyển)
Mỗi thư viện nhận được số quyển sách là:
7 416: 4 = 1 854 (quyển)
Đáp số: 1 854 quyển sách
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 – MÔN TOÁN
Họ và tên:
PHẦN I : Trắc nghiệm : ( 7 điểm ) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng :
Câu 1. Số lẻ liền sau số 20011 là: (M1- 0.5 điểm)
	A. 20009 	B. 20010 	C. 20012 	D. 20013
Câu 2. Trong một năm những tháng có 30 ngày là: (M1- 0,5 điểm)
	A. Tháng: 3, 4, 6, 9, 11 	 B. Tháng: 4, 5, 6, 9, 11 	
 C. Tháng: 4, 6, 9, 11 	 	D. Tháng: 4, 6, 10, 11
Câu 3: Kết quả của phép chia 4525 : 5 là: (M1- 0,5 điểm)
A. 905 B. 95 C. 405 D. 9025
Câu 4: Số vuông đã tô màu trong hình là: (M1- 0,5 điểm)
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 5. 1 tuần lễ và 3 ngày = ..ngày? (M2- 0,5 điểm)
	A. 7	B. 10	C. 14 	D. 9 
Câu 6. 100 g + 48 g - 40 g = ? (M 2 – 0, 5 điểm)
	A. 108 g	 B. 140 g 	C. 188 g 	D. 148 g	 
Câu 7. Có một tờ giấy bạc 100 000 đồng. Đổi ra được mấy tờ giấy bạc 20 000 đồng? (M 2 – 0, 5 điểm)
A. 2 tờ B. 3 tờ C. 4 tờ D. 5 tờ 	
Câu 8: Bốn bạn Xuân, hạ, Thu, Đông có cân nặng lần lượt là 33kg, 37kg, 35kg. 39kg. cân nặng của các bạn xắp xếp theo thứ tự tăng dần là: ( M 2 – 0,5 điểm)
33; 37; 35; 39	C. 33; 35; 37; 39
B. 37; 35; 39; 33	D. 39; 37; 35; 33
Câu 9. Một kilôgam táo giá 14000 đồng. Mẹ mua 3kg táo, mẹ phải trả cô bán hàng số tiền là: (M 3 - 1 điểm)
	A. 42000	B. 42	C. 14000	D. 14 
Câu 10. Hình dưới có bao nhiêu đoạn thẳng? (M 4 - 1 điểm)
	A. 12 đoạn thẳng. 	B. 15 đoạn thẳng. 	
 C. 10 đoạn thẳng. 	D. 5 đoạn thẳng. 
Câu 11. Hiệu của số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau với số chẵn nhỏ nhất có 4 chữ số giống nhau là: (M 4 - 1 điểm)
	A. 8 765 	B. 8 999 	C. 7 654 	D. 8 876 
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
Bài 1. Đặt tính rồi tính : (M2- 1 điểm)
16 427 + 8 109              93 680 – 7 2451          724 x 5              21847 : 7
Bài 2. 45 chiếc ghế được xếp thành 5 hàng. Hỏi 60 chiếc ghế như thế xếp được thành mấy hàng? (M3- 2 điểm)
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN.
I.TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 
Câu 1. (M1- 0.5 điểm)	D. 20013
Câu 2. (M1- 0,5 điểm)	C. Tháng: 4, 6, 9, 11 	 	
 Câu 3. (M1- 0,5 điểm)	A. 905 
Câu 4. (M1- 0,5 điểm)	B.	 
Câu 5. (M2- 0,5 điểm)	 B. 10	 
Câu 6. (M 2 – 0, 5 điểm)	 A. 108 g
Câu 7. (M 2 – 0, 5 điểm)	 D. 5 tờ 	
Câu 8. ( M 2 – 0,5 điểm)	C. 33; 35; 37; 39
Câu 9. (M 3 - 1 điểm)	A. 42000	
Câu 10. (M 4 - 1 điểm)	 B. 15 đoạn thẳng. 	
Câu 11. (M 4 - 1 điểm)	 C. 7 654 	 
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
Bài 1. (M2- 1 điểm)
16 427 + 8 109 = 24 536    
93 680 – 72 451  =  21 229      
 724 x 5 = 3 620              
21 847 : 7 = 3121
Bài 2. (M3- 2 điểm)
Bài giải:
Mỗi hàng có số chiếc ghế là:
45 : 5 = 9 (chiếc)
8 hàng như thế có số chiếc ghế là:
9 x 8 = 72 (chiếc)
Đáp số: 72 chiếc ghế
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 – MÔN TOÁN
Họ và tên:
PHẦN I : Trắc nghiệm : ( 7 điểm ) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng :
Câu 1. Số 2345 được viết thành tổng các nghìn, trăm, chục và đơn vị là:
 (M1- 0,5 điểm)
A. 2000 +300 +45 B. 1000 +1300 + 45 + 0
C. 2000 + 300 + 40 + 5	 D. 2000 +340 +5
Câu 2. Tổng của 15586 và 57628 là: (M1- 0,5 điểm)
73241	B. 73214	 C. 72314 	 D. 73124
Câu 3. 1km = ..m ? (M1- 0, 5 điểm)
	A. 1000 	B. 10 000	C. 10 	D. 100 
Câu 4. Thứ hai tuần này là ngày 25, thứ hai tuần trước là ngày: (M1- 0,5 điểm)
	A. 19 	B. 18 	C. 16 	D. 17 
Câu 5. Giá trị của biểu thức 6124 x 5 – 16075 là: (M2- 0, 5 điểm)
C
14 445	 B. 15 545	 C. 14 546	 D. 14 545
Câu 6. Các bán kính của hình tròn bên là: (M2- 0,5 điểm)
A. OC, OD
O
A
B
B. OA, OC, AB 
C. OA, OB, OC
	D. OA, OBC
A
O
B
Câu 7. Đồng hồ A chỉ mấy giờ? (M2- 0,5 điểm)
 A. 2 giờ 5 phút.	 B. 2giờ 10 phút.
 C. 5 giờ 40 phút.	 D. 11 giờ 20 phút
Câu 8. Mỗi giờ có 60 phút thì 1/4 giờ có: (M2- 0,5 điểm)
	A. 25 phút 	B. 40 phút 	C. 4 phút 	D. 15 phút 
Câu 9. Tìm X: X x 5+ 1264 = 5149 (M3- 1 điểm)
777	B. 666	 C.	555	 D. 444
Câu 10. Một xe ô tô trong 4 giờ đi được 240 km. Hỏi trong 6 giờ ô tô đi được bao nhiêu kilômét? (M3- 1 điểm)
	A. 360 km 	B. 300 km 	C. 960 km 	D. 600 km 
Câu 11. Một hình vuông có chu vi 12cm. Vậy diện tích hình vuông đó là: (M4- 1 điểm)
	A. 36cm2 	B. 9cm 	C. 9cm2 	D. 36cm 
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
Bài 1. Đặt tính rồi tính : (M1- 1 điểm)
63754 + 25436 b) 93507 - 7236 c) 4726 x 4 d) 72296 : 7 
Bài 2. Có 480 quyển sách chia đều vào 8 thùng . Hỏi 9 thùng có bao nhiêu
 quyển sách ? (M2- 2 điểm)
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN.
I.TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 
Câu 1. (M1- 0,5 điểm)	C. 2000 + 300 + 40 + 5	 
Câu 2. (M1- 0,5 điểm)	B. 73214	
Câu 3. (M1- 0, 5 điểm) A. 1000 	 
Câu 4. (M1- 0,5 điểm)	 B. 18 	
Câu 5. (M2- 0, 5 điểm)	 D. 14 545
Câu 6. (M2- 0,5 điểm)	 C. OA, OB, OC
Câu 7. (M2- 0,5 điểm)	 B. 2giờ 10 phút.
Câu 8. (M2- 0,5 điểm)	 D. 15 phút 
Câu 9. (M3- 1 điểm)	 A. 777	 	
Câu 10. (M3- 1 điểm)	 A. 360 km 	
Câu 11. (M4- 1 điểm)	 C. 9cm2 	 
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
Bài 1. (M1- 1 điểm)
63754 + 25436 = 89190 
93507 - 7236 = 86271 
4726 x 4 = 18904 
72296 : 7 = 10328
Bài 2. (M2- 2 điểm)
Bài giải:
Mỗi thùng có số quyển sách là:
480 : 8 = 60 (quyển)
9 thùng có số quyển sách là:
60 x 9 = 540 (quyển)
Đáp số: 540 quyển sách
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 – MÔN TOÁN
Họ và tên:
PHẦN I : Trắc nghiệm : ( 7 điểm ) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng :
Câu 1. Số gồm 7 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 4 chục, 2 đơn vị được viết là: 
(M1- 0, 5 điểm)
A. 75242	 B. 78342	C. 57242	D. 73842
Câu 2. Kết quả của phép chia 40050: 5 là: (M1- 0, 5 điểm)
A. 810 B. 81 	C. 801 D. 8010
Câu 3. Gía trị của biểu thức (4536 + 73845): 9 là: (M1- 0, 5 điểm)
A. 9709 B. 12741 C. 8709 D. 8719
Câu 4. Tìm số tròn nghìn ở giữa số 9068 và 11982 là: (M1- 0, 5 điểm)
A. 10000 và 11000 	B. 10000 và 12000
C. 11000 và 9000 D. 12000 và 11000
Câu 5. 3km 12m =.m (M2- 0, 5 điểm)
A. 312 	 B. 3012 C. 36 D. 15 
Câu 6. 4 giờ 9 phút = .phút (M2- 0, 5 điểm)
A. 49 phút 	 B. 36 phút C. 396 phút D. 13 phút 
Câu 7. Số 21 được viết bằng chữ số La Mã là: (M2- 0, 5 điểm)
A. XI 	 B. XII 	 C. XXI	 D. IXX 
Câu 8. Hình trên có số hình tam giác và tứ giác là: (M2- 0, 5 điểm)
	A. 7 tam giác, 6 tứ giác. 	B. 7 tam giác, 5 tứ giác. 	
	C. 6 tam giác, 5 tứ giác	D. 7 tam giác, 7 tứ giác.
Câu 9. Tìm X: (M3- 1 điểm) X: 4 = 1020 (dư 3)
4083 B. 4038 C. 4080 D. 4008
Câu 10. Mẹ đem 100 000 đồng đi chợ; mẹ mua cho Mai một đôi giày hết 36500 đồng và mua một áo phông hết 26500 đồng. Số tiền còn lại mẹ dùng để mua thức ăn. Hỏi mẹ đã dùng bao nhiêu tiền để mua thức ăn?
33000 B. 35000 C. 36000 D. 37000
Câu 11. Một hình chữ nhật có chiều dài 42m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi khu đất đó.
112 B. 122 C. 56 D. 65
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
Bài 1. Đặt tính rồi tính : (M2- 1 điểm)
2 289 x 4 63 750 : 5 63 740 + 3759 100 000 - 73 783
Bài 2: Một đội thuỷ lợi đào được 132 m mương trong 4 ngày . Hỏi đội đó đào được bao nhiêu m mương trong 7 ngày? (M3- 2 điểm)
ĐÁP ÁN MÔN TOÁN.
I.TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 
Câu 1. (M1- 0, 5 điểm)	 B. 78342	
Câu 2. (M1- 0, 5 điểm)	 D. 8010
Câu 3. (M1- 0, 5 điểm)	 C. 8709 
Câu 4. (M1- 0, 5 điểm)	 A. 10000 và 11000 	
Câu 5. (M2- 0, 5 điểm)	 B. 3012 
Câu 6. (M2- 0, 5 điểm)	 C. 396 phút 
Câu 7. (M2- 0, 5 điểm)	 C. XXI	 
Câu 8. (M2- 0, 5 điểm)	 D. 7 tam giác, 7 tứ giác.
Câu 9. (M3 - 1 điểm) 	 A. 4083 
Câu 10. (M3 - 1 điểm) D . 37000
Câu 11. (M4 - 1 điểm) 	 A. 112 
II: TỰ LUẬN (3 điểm) 
Bài 1. Đặt tính rồi tính : (M2- 1 điểm)
2 289 x 4 = 9 156 
 63 750 : 5 = 12 750 
63 740 + 3759 = 67 499 
 99 999 - 73 783 = 26 216
Bài 2: Một đội thuỷ lợi đào được 132 m mương trong 4 ngày . Hỏi đội đó đào được bao nhiêu mét mương trong 7 ngày? (M3- 2 điểm)
Bài giải:
Một ngày đội thủy lợi đó đào được số mét mương là:
132: 4 = 33 (m)
Trong 7 ngày đội thủy lợi đó đào được số mét mương là:
33 x 7 = 231 (m)
Đáp số: 231 mét
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 
 MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC
Họ và tên:
Đọc thầm và làm bài tập
Ai giỏi nhất
 Mi-sút-ca và Xta-xích ngồi tán chuyện vui trên chiếc ghế ngoài vườn. Hai cậu thi nhau xem ai bịa chuyện giỏi hơn.
 Mi-sút-ca bảo:
- Có một lần tớ đang tắm ngoài biển, bỗng có một con cá mập hung dữ lao thẳng vào tớ. Tớ đá cho con cá mập một cái, nó khóc thét lên và bỏ chạy mất.
Đến lượt Xta-xích:
- Một lần, tớ bay vào vũ trụ chơi một ngày trên mặt trăng.
 I-go, một cậu bé hàng xóm mới đến, nghe hai bạn tán dóc, liền nói:
- Chuyện của tớ khác cơ. Tối hôm qua, tớ với em gái I-ra ở nhà. Lúc I-ra ngủ tớ lén mở tủ để lấy mứt ăn. Sau đó, tớ bèn bôi mứt lên mép I-ra. Mẹ tớ về, tưởng I-ra ăn mứt nên phạt I-ra đấy.
 Mi-sút-ca nói: “ Bịa chuyện như cậu thì xấu quá. Đi thôi Xta-xích, chúng mình không thể ngồi chung với một kẻ nói dối như cậu ta”.
 (Theo Nô-xốp)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Chuyện của Mi-sút-ca là gì ?(0,5 đ) – M1
Bay vào vũ trụ chơi một ngày trên mặt trăng.
Ăn vụng mứt rồi bôi lên mép em gái lúc em ngủ, để đổ lỗi cho em.
Đá con cá mập khiến nó khóc thét lên và bỏ chạy mất.
Chuyện của bạn nào được cho là không tốt ?(0,5đ) – M1
Xta-xích
I-go
Mi-sút-ca
Vì sao Mi-sút-ca nói với Xta-xích: “ chúng mình không thể ngồi chung với một kẻ nói dối như cậu ta”. (0,5 đ) – M2
Vì trong câu chuyện, I-go là người nói dối.
Vì trong câu chuyện, I-go ăn vụng mứt.
Vì trong câu chuyện, I-go đổ lỗi cho em gái ăn vụng mứt.
Trong câu chuyện trên, sự vật nào được nhân hóa ? ( 0,5 đ) – M2
Cá mập
Vũ trụ
Mặt trăng.
Em hãy ghi lại hình ảnh nhân hóa trong bài. (1 đ ) - M 3
Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? trong câu sau :
(1đ) - M1
“Lúc I-ra ngủ, tớ lén mở tủ để lấy mứt ăn.”
Em đặt dấu phẩy , dấu chấm thích hợp vào trong các câu văn sau: 
(1đ) - M3
Mi-sút-ca Xta-xích I-go cả ba bạn đều bịa chuyện Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa 
 Đặt câu có bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? Gạch chân dưới bộ phận đó
 (1đ) - M4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 
 MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT
1) Chính tả: Nghe – viết (4 điểm: 15 - 20 phút)
Mũi Cà Mau
Mũi Cà Mau quả là một kho vàng thiên nhiên của nước ta. Vào vụ thu hoạch, bí ngô, dưa chuột, mía, sắn, khoai, dứa,chỉ biết chất đống ngoài rẫy chứ không kho nào chứa cho hết. Thuyền bè tấp nập đến ăn hàng, mái chèo va nhau côm cốp trên mặt kênh. Khi bắt đầu vào mùa khô, mọi người rủ nhau đi lấy trứng chim.
(Theo Phạm Hữu Tùng)
2) Tập làm văn (6 điểm - thời gian 30 phút)
 Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể về chuyến đi tham quan (nghỉ mát) của em.
Gợi ý:
Em đi tham quan (nghỉ mát) ở đâu? Với ai
Chuyến đi tham quan (nghỉ mát) diễn ra vào thời gian nào? 
Em di chuyển bằng phương tiện gì?
Phong cảnh ở nơi đó có gì đẹp?
Em tham gia những hoạt động gì ở đó?
Hãy nêu suy nghĩ của em sau chuyến đi.
ĐÁP ÁN ( Ai giỏi nhất)
D (0,5 đ) 
B (0,5đ) 
A (0,5 đ) 
A ( 0,5 đ) 
Nó khóc thét lên và bỏ chạy mất. (1 đ ) 
 Lúc I-ra ngủ, tớ lén mở tủ để lấy mứt ăn. (1 đ )
 Mi-sút-ca, Xta-xích, I-go cả ba bạn đều bịa chuyện. Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa. (1đ)
 VD: Nam bị ốm vì đá bóng giữa trưa nắng. (1đ) 
Vì dũng cảm và nhanh nhẹn, Nai Nhỏ đã cứu được bạn của mình.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 
 MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC
Họ và tên:
Đọc thầm bài văn sau: 
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
 Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc bạn, nhảy phắt lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
 Cáo đã đến rất gần. Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn chỉ thích ăn thịt tươi, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
 Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước. Cậu chới với kêu:
 - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
 Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu bạn lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
 - Hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
 Theo Những câu chuyện về tình bạn
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? ( M1- 0.5)
A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.
B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.
2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (M1- 0.5)
A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
3. Khi Gà con rơi xuống nước, Vịt đã làm gì? (M1- 0.5)
A. Vịt con sợ quá khóc ầm lên.
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Vịt không ngần ngại lao xuống cứu bạn lên bờ.
4. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? (M2- 0.5).
A. Vì Gà con ân hận đã trót đối xử không tốt với bạn.
B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
C. Vì Vịt con thông minh.
5. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (M2- 0.5)
6. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: 
(M2- 1)
Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
7. Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống trong câu dưới đây: ( M3- 1)
Vịt con đáp
 - Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
8. Đặt câu có bộ phận trả lời câu hỏi Như thế nào? Gạch chân dưới bộ phận đó. 
( M4- 1)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 
 MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT
1) Chính tả: Nghe – viết (4 điểm: 15 - 20 phút)
Những chú gà xóm tôi
 Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. Nó nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. Bị chó Vện đuổi, nó bỏ chạy. Đột ngột, nó quay lại nện cho chó Vện một đá vào đầu rồi nhảy phốc lên cổng chuồng trâu đứng nhìn xuống tỏ vẻ phớt lờ. 
(Theo Võ Quảng)
2) Tập làm văn (6 điểm - thời gian 30 phút)
 	Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể về một buổi thi đấu thể thao mà em yêu thích.
Gợi ý:
Đó là môn thể thao nào?
Em tham gia hay chỉ xem thi đấu?
Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu? Tổ chức khi nào?
Em cùng xem với những ai?
Buổi thi đấu diễn ra như thế nào?
Kết quả thi đấu ra sao?
ĐÁP ÁN ( Bài học của gà con)
Môn Tiếng Việt lớp 3
1. Đọc hiểu: (6 điểm)	
1. C (M1 - 0, 5)
2. B (M1 - 0, 5)
3. A (M2 – 0, 5)
4. A (M2 – 0, 5)
5. Cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học: bạn bè phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. (M2 - 0,5)
6. Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. (M2 - 1)
7. Vịt con đáp:
 - Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà!( M3 - 1)
8. VD: Voi kéo gỗ rất khỏe. ( M4 - 1)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 
 MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC
Họ và tên:
Đọc thầm bài văn sau: 
HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN
Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói:
	- Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.
	Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố:
	- Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
	Bố Én ôn tồn bảo:
	- Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.
	Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua.
(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1. Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì? 
(M 1 – 0,5 điểm)
A. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết.
B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát.
C. Phải bay qua một con sông nhỏ.
D. Phải bay qua một khu rừng rậm rạp.
2. Chi tiết nào cho thấy Én con rất sợ bay qua sông? (M 2 – 0,5 điểm)
A. Én con nhắm tịt mắt lại không dám nhìn.
B. Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Nó sợ bị chóng mặt và rơi xuống. Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông.
C. Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông.
D. Én con sợ hãi nhìn dòng sông.
 3. Người bố đã làm gì để giúp Én con bay qua sông? (M 1 – 0,5 điểm)
A. Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là lá thần kì, giúp Én con qua sông an toàn.
B. Bay sát Én con để phòng ngừa con gặp nguy hiểm.
C. Đỡ một cánh để giúp Én con bay qua.
D. Bố động viên Én rất nhiều.
4. Nhờ đâu Én con bay được qua sông an toàn? (M 2 – 0,5 điểm)
A. Nhờ chiếc lá thần kì.
B. Nhờ được bố bảo vệ.
C. Nhờ Én con tin rằng mình sẽ bay qua được.
D. Nhờ được mẹ giúp đỡ.
5. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? (M 3 – 1 điểm)
6. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống. (M 2 – 1 điểm)
Én sợ hãi kêu lên: 
 - Chao ôi Nước sông chảy xiết quá 
- Con không dám bay qua à 
7. Các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa trong câu «Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông.» là : (M 3 – 1 điểm)
A. chú, Én con
B. Én con, sợ hãi
C. chú, sợ hãi
D. dòng sông, nhìn
8. Hãy đặt một câu có hình ảnh so sánh. (M 4 – 1 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 
 MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT
1. Chính tả nghe- viết ( 4 điểm ) ( 15 phút)
Mùa thu trong trẻo
 Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức
 Nguyễn Văn Chương
Tập làm văn ( 6 điểm) ( 25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (6 – 8 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết.
Gợi ý:
a. Người đó là ai? Làm nghề gì?
b. Người đó hằng ngày làm những việc gì?
c. Người đó làm việc như thế nào?
d. Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào đối với mọi người?
e. Em có thích làm công việc như người ấy không?
ĐÁP ÁN ( HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN)
Môn Tiếng Việt lớp 3
1. Đọc hiểu: (6 điểm)	
Câu 1: đáp án A (M 1 – 0,5 điểm)
Câu 2: đáp án B (M 2 – 0,5 điểm)
Câu 3: đáp án A (M 2 – 0,5 điểm)
Câu 4: đáp án C (M 2– 0,5 điểm)
Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta: hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua. (M 3 – 1điểm)
Câu 6: (M 2 – 1 điểm) 
Én sợ hãi kêu lên: 
 - Chao ôi! Nước sông chảy xiết quá! 
- Con không dám bay qua à ? 
Câu 7: đáp án C (M 3 – 1 điểm)
Câu 8: VD: Những đám mây trắng như bông nhởn nhơ bay trên bầu trời. (M 4 – 1 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 
 MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC
Chuyện trong vườn
Họ và tên:
Đọc thầm bài văn sau: 
Cây hoa giấy và cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Hàng trăm bông hoa giấy nở đỏ rực cả một góc vườn. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ, thân cành trơ trụi, nứt nẻ.
Cây hoa giấy nói :
- Táo ơi ! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi nơi đây để lấy chỗ cho tớ trổ hoa. 
Cây táo con vẫn nép mình im lặng. Ít lâu sau, nó bắt đầu mọc những chiếc lá tròn, bóng láng. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Thoáng chốc, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đầu mùa thu, những quả táo to, chín vàng. Một hôm hai ông cháu chủ vườn đi dạo. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen ngon. Cây hoa giấy buồn khi thấy không ai để ý đến mình. 
Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn :
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon để mọi người thưởng thức. Còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu.
 (Theo Thành Tuấn)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc vào mùa nào trong năm? (M1 - 0,5 điểm)
mùa xuân
mùa hạ
mùa thu
Khi bị hoa giấy chê, cây táo đã làm gì? (M1 - 0,5 điểm)
Nó ngay lập tức mọc lá, nở hoa.
Nó kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. 
Nó vẫn nép mình im lặng.
Khi thấy hoa giấy buồn, cây táo đã làm gì? (M2 - 0,5 điểm)
nép mình, im lặng
thầm thì an ủi bạn
không thèm để ý đến
4. Những từ chỉ đặc điểm của quả táo trong câu “Đầu mùa thu, những quả táo to, chín vàng.” là: (M2 – 0,5 điểm)
A. mùa thu, to
B. chin vàng, quả táo.
C. to, chín vàng
5.Theo em, cây hoa giấy đã hiểu dược điều gì từ lời an ủi của cây táo?
(M4 - 1 điểm)
..
6. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? ” (M3 - 1 điểm)
“Tôi dâng trái ngon để mọi người thưởng thức .”
Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống trong câu dưới đây: (M3 - 1 điểm)
 Cô bé thấy táo đã chín vàng bèn nói
- Ông ơi ông trẩy cho cháu mấy quả táo đi
Cô bé ăn và luôn miệng khen 
- Ôi táo ngon quá 
Em hãy viết một câu có hình ảnh nhân hóa. ( M4 - 1 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM CHO HỌC SINH LỚP 3 
 MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT
1) Chính tả: Nghe – viết (2 điểm: 15 - 20 phút)
Câu chuyện của chuồn chuồn
Chú khoác lên người chiếc áo ngũ sắc rực rỡ và đôi cánh trong vắt như pha lê nhú lên từ phía sau lưng. Chú rận nước giờ đây đã lột xác và biến thành chú chuồn chuồn ớt xinh đẹp. Chú ta khẽ vỗ cánh và từ từ bay lên không trung. Chú vui sướng lượn vòng trên bầu trời ngập tràn ánh nắng.
2) Tập làm văn (8 điểm - thời gian 30 phút)
 	Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể về một người mà em yêu quý.
Gợi ý:
Người đó là ai?
Người đó bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì?
Hình dáng của người đó như thế nào? 
Tính tình người đó ra sao?
Người đó quan tâm đến em như thế nào?
Em có tình cảm gì với người đó?
ĐÁP ÁN ( Chuyện trong vườn)
Môn Tiếng Việt lớp 3
A. mùa xuân (M1- 0,5 điểm)
2. C.Nó vẫn nép mình im lặng. (M1- 0,5 điểm)
3. B.thầm thì an ủi bạn (M2-0, 5 điểm)
C. to, chín vàng (M2- 0,5 điểm)
 Cây hoa giấy đã hiểu dược điều từ lời an ủi của cây táo là: mỗi người một việc, táo dâng trái ngon để mọi người thưởng thức, hoa giấy thì cho sắc hoa và bóng mát.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_toan_cho_hoc_sinh_lop_3.docx