Điểm PHIẾU KIỂM TRA CUỐI NĂM Năm học: 2016 -2017 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Bài kiểm tra đọc Nhận xét Họ và tên :......................Lớp :...............Trường Tiểu học ........................ I. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 3 điểm) II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) - Thời gian: 35 phút Đọc thầm và làm bài tập Anh hùng thực sự Ngày xưa, ở vùng Qua-đa-la-pa-ra có một ông lão sống cùng ba người con trai. Lúc sắp mất, ông gọi ba người con vào và nói: -Các con của ta, ta chẳng có gì ngoài một viên kim cương của tổ tiên để lại. Ta không muốn bán nó hay đem chia nhỏ cho các con. Ta chỉ muốn trao cho một trong ba con. Các con hãy ra đi và quay trở về vào ngày đầu tiên của tuần sau, ta sẽ trao nó cho người xứng đáng nhất. Ba người cùng đi và đúng hẹn thì trở về. Người con cả đã mang một nửa tài sản của mình chia cho những người nghèo khổ trong thành phố. Người con thứ hai thì cứu một bé gái sắp chết đuối ở sông Ri-ô Grăng. Ông lão vui sướng hỉ hả lắm, rồi ông quay sang người con thứ ba: -Còn con, xem con mang được về gì nào? Lúc này người con thứ ba mới nói: -Cha ạ, một buổi sáng, con nhìn thấy một người đàn ông say rượu nằm ngủ bên bờ vực. Chỉ một cử động nhỏ cũng có thể làm anh ta rơi xuống vực sâu. Con nhẹ nhàng đi lại và xốc anh ta ra khỏi chỗ đó. Cha có biết đó là ai không? Chính là San-chô, kẻ thù truyền kiếp của nhà ta. Đã có vài lần anh ta doạ sẽ giết con nếu có cơ hội. San-chô tỉnh dậy và nhìn con đăm đăm. Rồi sau đó chúng con khoác tay nhau cùng về. Cha ạ, bây giờ thì con đã hiểu mỗi người xung quanh ta đều có thể làm bạn dù trước đó họ là kẻ thù. Ông lão cầm viên kim cương đặt vào tay người con thứ ba và nói: -Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ! (Theo báo Thiếu niên Tiền phong) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1.(M1-0,5đ) Người anh hùng thực sự trong câu chuyện trên là ai? Ông lão Người con trai thứ ba San-chô Cả ba người con trai Câu 2.(M2-0,5đ) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Phải mang tài sản của mình chia cho người nghèo Phải luôn cứu giúp những người hoạn nạn Phải biết sống cao thượng và tha thứ cho mọi người Phải biết đoàn kết, giúp đỡ người khác Câu 3.(M3-0,5đ) Chọn thành ngữ phù hợp nhất với nội dung câu chuyện. Ở hiền gặp lành Một sự nhịn là chín sự lành Tre già măng mọc Thêm bạn bớt thù Câu 4.(M1-0,5đ) Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Một buổi sáng, con nhìn thấy một người đàn ông say rượu nằm ngủ bên bờ vực. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Ngăn cách các vế trong câu ghép Ngăn cách các trạng ngữ trong câu Ngăn cách các chủ ngữ trong câu Câu 5.(M2-0,5đ) Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: ... các con đều là những người tốt. ông lão rất vui sướng. Câu 6.(M2-1đ) Chọn thành ngữ, tục ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: Thành ngữ, tục ngữ Nghĩa Dạy con từ lúc còn nhỏ dễ hơn. Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo. Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế. Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ. (Trẻ lên ba, cả nhà học nói; Trẻ người non dạ; Tre già, măng mọc; Tre non dễ uốn) Câu 7. (M3-1đ) Vì sao người con trai thứ ba trong câu chuyện được người cha coi là “người anh hùng thực sự”? Câu 8.(M2-1đ) Tìm từ trái nghĩa với từ “lười biếng”: .................................................................... Đặt câu với 1 từ vừa tìm được: Câu 9.(M3-1đ) Xác định từ loại của từ “anh hùng” trong các câu sau: Con mới chính là người anh hùng thực sự , con trai ạ! Con đã có một hành động thật anh hùng, con trai ạ! Câu 10.(M4-0,5đ) Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng. Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi.
Tài liệu đính kèm: