Trường TH Ngọc Thanh B ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM - LỚP 3 Họ và tên HS: .. NĂM HỌC: 2017 - 2018 Lớp: MÔN: TIẾNG VIỆT - THỜI GIAN: 40 PHÚT Điểm Nhận xét của thầy cô ..... PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc thầm đoạn văn sau và làm các bài tập: Cóc kiện Trời 1. Ngày xưa, có một năm hạn hán rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng. Cóc thấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện Trời. Dọc đường gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Tất cả đều xin đi theo. 2. Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo: - Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên. Sắp đặt xong, Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời nổi giận, sai Gà ra trị tội . Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó mới ra tới cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi. Trời càng tức, sai Thần Sét ra trị Gấu. Thần Sét cầm lưỡi tầm sét hùng hổ đi ra, chưa kịp nhìn địch thủ, đã bị Ong ở sau cửa bay ra đốt túi bụi. Thần nhảy vào chum nước, lập tức Cua giơ càng ra kẹp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ. 3. Trời túng thế. Đành mời Cóc vào. Cóc Tâu: - Muôn tâu Thượng đế! Đã lâu lắm rồi, trần gian không hề được một giọt mưa. Thượng đế cần làm mưa ngay để cứu muôn loài. Trời sợ trần gian nổi loạn, dịu giọng nói: Thôi, cậu hãy về đi. Ta sẽ cho mưa xuống! Lại còn dặn thêm: Lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta, khỏi phải lên đây! Cóc về đến trần gian thì nước đã ngập cả ruông đồng. Từ đó, hễ Cóc nghiến răng là trời đổ mưa. ( Truyện cổ Việt Nam) Câu 1: (0,5 điểm)Trên đường đi kiện Trời, Cóc đã gặp những con vật nào? .. Câu 2: (0,5 điểm)Sắp đặt vị trí xong, Cóc lấy dùi đánh mấy hồi trống? a) Một hồi b) Hai hồi c) Ba hồi d) Bốn hồi Câu 3: (0,5 điểm)Cóc đã sắp đặt vị trí của các con vật đi theo như thế nào để phát huy được sức mạnh của chúng ? a) Cua trong chum nước; Ong sau cánh cửa; Cáo, Gấu , Cọp thì vào trong. b) Cua trong chum nước; Ong sau cánh cửa; Cáo, Gấu , Cọp thì nấp ở hai bên. c) Cua nấp sau cánh cửa; Ong sau chum nước; Cáo, Gấu , Cọp thì vào trong. d) Cua trong chum nước; Ong bay vào trước; Cáo, Gấu , Cọp thì nấp ở hai bên. Câu 4: (1 điểm)Thấy chú Cóc bé tẹo dám náo động thiên đình, Trời đã sai những ai ra trị tội Cóc và các bạn của Cóc? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Câu 5: (0,5 điểm) Thái độ của Trời thay đổi như thế nào sau cuộc chiến? a) Trời càng nổi giận hơn và đuổi Cóc đi. b) Trời kiên quyết không cho mưa xuống. c) Trời dịu giọng hứa sẽ cho gió xuống. d) Trời dịu giọng hứa sẽ cho mưa xuống. Câu 6: (1 điểm)Theo em, câu chuyện này giải thích hiện tượng tự nhiên nào ? Câu 7: (1 điểm) Tìm trong bài “Cóc kiện trời ” một câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu văn là: . Câu 8: (1 điểm) Hãy đặt một câu theo mẫu “Ai thế nào?” nói về Cóc trong bài đọc trên. . PHẦN II: CHÍNH TẢ (Nghe – viết) Quà của đồng nội Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời. Theo Thạch Lam PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân. - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 I. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: ( 6 điểm ) Câu 1:Trên đường đi kiện Trời, Cóc đã gặp những con vật: Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo (0,5đ) Câu 2: C ( 0,5đ) Câu 3: B ( 0,5 đ) ; Câu 4: Trời đã sai: Gà, Chó, Thần Sét ra trị tội Cóc (1 đ) Câu 5: D (0,5 đ) Câu 6: Cóc nghiến răng thì trời mưa (1 đ) Câu 7: ( 1 đ) (Tìm viết đúng câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.) Câu 8: B ( 1 đ) (Đặt đúng câu theo mẫu “Ai thế nào ?” nói về Cóc.) II.Chính tả: (4 điểm) - Học sinh viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, dễ đọc đạt 4 điểm. - Viết sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh hoặc viết hoa không đúng mỗi trường hợp trừ 0,5đ. Những lỗi lặp lại chỉ trừ một lần điểm. III. Tập làm văn: (6 điểm) Lưu ý: Hình thức: Học sinh viết đúng mẫu một bức thư, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi và viết được ít nhất 10 câu đạt 6 điểm. Tùy vào mức độ diễn đạt và sai sót mà GV chấm điểm.
Tài liệu đính kèm: