Đề kiểm tra cuối năm học - Khối V môn: Tiếng Việt

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm học - Khối V môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối năm học - Khối V môn: Tiếng Việt
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC - KHỐI V
MÔN: TIẾNG VIỆT
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Nhận biết
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
HT khác 
TN
KQ
TL
HT khác 
TNKQ
TL
HT khác 
TNKQ
TL
HT khác 
1. Kiến thức tiếng Việt, văn học
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
2. Đọc
a) Đọc thành tiếng
Số câu
1
1
Số điểm
1,5
1,5
b) Đọc hiểu
Số câu
1
2
1
3
1
Số điểm
0,5
1,0
0,5
1,5
0,5
3. Viết
a) Chính tả
Số câu
1
1
Số điểm
2,0
2,0
b) Đoạn, bài
Số câu
1
1
Số điểm
3,0
3,0
4. Nghe - nói
(kết hợp trong đọc và viết chính tả)
Tổng
Số câu
2
1
3
2
1
1
5
3
2
Số điểm
1,0
2,0
1,5
1,0
1,5
3,0
2,5
4,0
3,5
Duyệt của BGH nhà trường T.M GV Khối V
...........................................
..........................................
.......................................... Bùi Thị Thúy
...........................................
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯM`GAR KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - KHỐI V
TRƯỜNG TH BẾ VĂN ĐÀN NĂM HỌC: 2015 - 2016
 MÔN: TIẾNG VIỆT 
 KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng ( 1,5 điểm )
Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 tiếng thuộc chủ đề đã học ở học kì II. Đảm bảo đọc hay, đọc diễn cảm. ( GV chọn các đoạn văn, thơ trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 từ tuần 19 đến tuần 34 .Ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu).
 Thời gian: 3 - 5 phút/HS.
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 3,5 điểm )
 Thời gian 20 phút không kể thời gian giao đề.
1. Đọc thầm bài:
 Út Vịnh
 Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
 Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
 Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã . Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn :
 - Hoa, Lan, tàu hỏa đến !
 Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người , khóc thét.
 Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
 Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.
 Theo Tô Phương
2. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1.(0,5 đ). Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
A. Đoạn đường này thường xảy ra tai nạn.
B. Đoạn đường này thường có những sự cố: lúc thì đá tảng nằm trên đường tàu, lúc thì ai đó tháo cả ốc của các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.
C. Đoạn đường này thường xảy ra nhiều sự cố làm chậm giờ tàu chạy.
Câu 2.(0,5 đ). Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì để góp phần bảo vệ an toàn đường sắt .
A. Phong trào “Em yêu đường sắt quê em”
B. Phong trào “Kế hoạch nhỏ”
C. Phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”
Câu 3(0,5 đ). Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
A. Vịnh đã tham gia tốt phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu
B. Vịnh Tham gia tốt các phong trào do Đội phát động
C. Vịnh luôn chấp hành tốt các quy định của ngành đường sắt
Câu 4.(0,5 đ). Câu:"Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi ” . Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng gì?
A. Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
B. Dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
C. Dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Câu 5.(0,5 đ). Bộ phận vị ngữ trong câu : “ Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh , xúc động không nói nên lời” là:
A. ôm chầm lấy Vịnh , xúc động không nói nên lời
B. ôm chầm lấy Vịnh
C. xúc động không nói nên lời
Câu 6.(0,5 đ). Đoạn văn:“Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời”.
Cụm từ “hai cô chú” thay thế cho từ ngữ nào? Phép thay thế đó nhằm mục đích gì?
..................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 7.(0,5 đ). Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Duyệt của BGH nhà trường T.M GV Khối V
...........................................
..........................................
.......................................... Bùi Thị Thúy
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CƯM`GAR KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - KHỐI V
TRƯỜNG TH BẾ VĂN ĐÀN NĂM HỌC: 2015 - 2016
 MÔN: TIẾNG VIỆT 
 KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả: ( Nghe – viết ) ( 2 điểm )( Thời gian: Khoảng 25 phút)
Bài viết:
Triền đê tuổi thơ
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.
... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
 Theo Nguyễn Hoàng Đại
II. Tập làm văn: ( 3 điểm )( Thời gian: Khoảng 40 phút)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. 
Đề 2: Em hãy tả một người thân trong gia đình( hoặc họ hàng) của em.
Duyệt của BGH nhà trường T.M GV Khối V
...........................................
..........................................
.......................................... Bùi Thị Thúy
...........................................
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, GHI ĐIỂM – ĐÁP ÁN
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
A. Kiểm tra đọc
Câu 1.(0,5 đ). Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
B. Đoạn đường này thường có những sự cố: lúc thì đá tảng nằm trên đường tàu, lúc thì ai đó tháo cả ốc của các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu.
Câu 2.(0,5 đ). Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì để góp phần bảo vệ an toàn đường sắt .
A. Phong trào “Em yêu đường sắt quê em”
Câu 3(0,5 đ). Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
A. Vịnh đã tham gia tốt phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu
 Câu 4.(0,5 đ). Câu:"Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi”. Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng gì?
C. Dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Câu 5.(0,5 đ). Bộ phận vị ngữ trong câu : “ Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh , xúc động không nói nên lời” là:
A. ôm chầm lấy Vịnh , xúc động không nói nên lời
Câu 6.(0,5 đ). Đoạn văn:“Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời”.
Cụm từ “hai cô chú” thay thế cho từ ngữ nào? Phép thay thế đó nhằm mục đích gì?
Trả lời: Thay thế cho cụm từ “cha mẹ Lan”. Phép thay thế đó nhằm mục đích để liên kết câu và tránh lặp từ.
Câu 7.(0,5 đ). Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
Trả lời: 
 Ý thức trách nhiệm, tôn trọng các quy định về an toàn giao thông
 Tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ.
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả: ( 2 điểm )
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng và đẹp ( 2 điểm)
- Mắc một lỗi trừ 0,2 điểm (Tính từ 10 lỗi trở xuống), từ lỗi thứ 11 trở đi trừ thêm mỗi lỗi 0,1 điểm.
Lưu ý: Căn cứ vào tiếng hoặc từ để tính lỗi.
II. Tập làm văn: ( 3 điểm )
Điểm 2,5 – 3 : Bài viết đạt yêu cầu của bài văn miêu tả, Kiểu bài tả cảnh ( tả người)có độ dài khoảng 150 chữ trở lên hoặc khoảng 15 câu trở lên. Câu văn gọn, sinh động, diễn đạt có hình ảnh. Bố cục bài văn đầy đủ 3 phần.
Điểm 1 – 2 : Nội dung bài viết khá . Văn gọn, đủ bố cục bài văn. . Mắc không qúa 4 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt .
Điểm 0,5 - 1: Nội dung bài viết còn sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi các loại . Một vài chỗ dài dòng, xa rời nội dung đề cho .
Duyệt của BGH nhà trường T.M GV Khối V
...........................................
..........................................
.......................................... Bùi Thị Thúy
...........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTV_5_HK_II.doc