Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2017-2018

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Tiếng Việt 4 - Năm học 2017-2018
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – CUỐI KÌ I LỚP 4
Năm học : 2017 – 2018
Bài kiểm tra đọc
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
2
1
1
4
2
Câu số
1, 2
3, 4
5
6
Số điểm
1 đ
1 đ
1 đ
1đ
2 đ
2 đ
2
Kiến thức tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
2
2
Câu số
7
8
9
10
Số điểm
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
1 đ
1 đ
2 đ
Tổng số câu
3
3
2
2
6
4
Tổng số
3
3
2
2
10
Tổng số điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
2 điểm
2 điểm
7 điểm
Bài kiểm tra viết
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Viết chính tả
Số câu
1
1
Câu số
1
1
Số điểm
2 đ
2 đ
2
Viết văn
Số câu
1
1
Câu số
2
2
Số điểm
8 đ
8 đ
Tổng số câu
1
1
2
Tổng số
1
1
2
Tổng số điểm
2 điểm
8 điểm
10 điểm
Trường Tiểu học ..
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I 
NĂM HỌC 2017-2018
Môn : Tiếng Việt 4
Họ và tên: ....................................
Lớp : ........... 
I. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) 
Lộc non
 Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.
Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn... Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.
Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
(Trần Hoài Dương)
 Khoanh trong vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Chi tiết nào cho thấy lộc cây phát triển rất nhanh?	
Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa
 còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá
 đã xanh đậm. 
Những vòm lộc non đang đung đưa ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà.
Ban đêm, lộc cây vừa mới nhú; đến trưa, lá đã xòe tung và hôm sau, lá
 đã xanh đậm
Câu 2: Vì sao tác giả ngẩn ngơ nhìn vòm đa?	
 A. Vì thấy lộc đa biến đổi nhanh quá.
 B. Vì vòm lộc đa làm tác giả chạnh nhớ quê nhà ở miền Bắc.
 C. Vì tác giả chưa bao giờ nhìn thấy vòm đa.
 D. Vì thấy lộc đa biến đổi chậm quá.
Câu 3: Vì sao tác giả lại cảm thấy “lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc” và “chợt nao nao buồn”?	
Vì lộc non làm tác giả thấy lòng ấm áp nhưng nó trở thành chiếc lá quá nhanh.
Vì cô bé đạp xe đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.
Vì đó là tâm trạng khi nghĩ về quê hương: quê hương có bao điều ấm áp nhưng xa quê, nhớ quê nên nao nao buồn.
Vì cô bé đi bộ đến rồi đi lẫn vào dòng người quá nhanh.
Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?	
A.Vắng lặng, hiếm hoi, ngẩn ngơ, chang chang
Lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ.
Nhỏ nhẹ, chang chang, nhè nhẹ, bịn rịn.
đung đưa, loang loáng, bịn rịn, tươi tốt.
Câu 5: Trong câu “Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc.”, bộ phận nào là chủ ngữ?	
Những vòm lộc non
Những vòm lộc non đang đung đưa
Những vòm lộc non đang đung đưa kia
Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ
Câu 6: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.” có mấy tính từ?
Một tính từ. Đó là: non tơ.
Hai tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi.
Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi.
Ba tính từ. Đó là: non tơ, hiếm hoi, thừa thãi, chứng kiến.
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?”
Cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh.
Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
Tôi biết trời vẫn chang chang nắng.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú.
Câu 8: Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:
Để khen ngợi :.....................................................................................
Để yêu cầu, đề nghị: ...........................................................................
 Câu 9: Trong câu “Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt lên nhìn lên vòm xanh.” có.
A.Một động từ. Đó là từ: ...........................................................................
B. Hai động từ. Đó là các từ: ................................................................. 
C. Ba động từ. Đó là các từ: ................................................................... 
D. Bốn động từ. Đó là các từ: .................................................................. 
II . Kiểm tra viết
1.Chính tả : ( 2 điểm ) Đề bài: Giáo viên đọc cho học sinh (nghe -viết) một đoạn trong bài: “Trung thu độc lập”-sách tiếng Việt 4 tập 1 trang 66.
Từ “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai đến hết”
2.Tập làm văn: ( 8 điểm )
 Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 Môn: Tiếng Việt
 Năm học 2017 - 2018
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm).
 HS bốc thăm chọn bài đọc và trả lời 1đến 2 câu hỏi bài tập đọc theo yêu cầu trong thăm mà GV đã chuẩn bị.
Căn cứ vào mức độ đọc của học sinh và trả lời được câu hỏi giáo viên đánh giá cho điểm.
II. Đọc hiểu: (7 điểm)
Câu 1: B ( 0,5 điểm)
Câu 2: B ( 0,5 điểm)
Câu 3: C ( 0,5 điểm)
Câu 4: B ( 0,5 điểm)
Câu 5: C ( 1 điểm)
Câu 6: C ( 1 điểm)
Câu 7: A ( 0,5 điểm)
Câu 8: Đặt câu đúng mỗi phần được 0,75 đ ( 1.5 điểm)
Câu 9: D. Bốn động từ: ngồi, ngửa, nheo, nhìn lên. ( 1 điểm)
B.Kiểm tra viết.( 10 điểm)
I. Viết chính tả: (2 điểm) 
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 2 điểm
+ Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ.
+ Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), trừ 0,25 điểm/ 2 lỗi.
II. Tập làm văn ( 8 điểm)
 Bài viết đảm bảo yêu cơ bản sau:
 Viết được bài văn tả đồ vật, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ 3 phần.
Nội dung 
Yêu cầu
Điểm
- Mở bài
Giới thiệu được đồ vật mình tả.
1 điểm
- Thân bài: 
Tả bao quát đồ vật, tả các đặc điểm chi tiết nổi bật của đồ vật, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả..
5 điểm
- Kết bài: 
 Nêu tình cảm của mình đối với đồ vật đó.
1 điểm
- Trình bày 
+ Chữ viết, chính tả: Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng
+ Dùng từ, đặt câu: Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực.
0,5 điểm
0,5 điểm
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
_____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_tieng_viet_4_nam_hoc_2017_2018.doc