Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)

docx 6 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 421Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)
GIÁO ÁN
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp HS tổng hợp kiến thức đã học từ đầu năm đến nay từ đó biết cách vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận theo đúng cấu trúc, tạo lập văn bản thuyết minh
2. Kĩ năng: rèn cho HS kĩ năng làm bài đọc hiểu, tạo lập đoạn văn nghị luận và tạo lậpmột văn bản thuyết minh hoàn chỉnh
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài
4. Định hướng năng lực: HS có năng lực giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, STK, đề, hướng dẫn chấm
- HS: chuẩn bị kiến thức
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động:
* Ổn định tổ chức.
2. Hoạt động kiểm tra
A. Ma trận đề
Mức độ tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Phần I.
Đọc hiểu
Tức nước vỡ bờ
- Nhận biết tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, ngôi kể.
- Nhớ được nội dung đoạn trích.
- Hiểu được lí do khiến chị Dậu vùng lên phản kháng mạnh mẽ.
Số câu: 2
Só điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Trường từ Vựng
- Nhận diện được các trường từ vựng có trong đoạn trích
Số câu: 1
Só điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:
2
2
20%
1
1,0
10%
 3
 3,0
30%
Phần 2.
Tập làm văn
Đoạn văn nghị luận xã hội
Tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội về tình yêu thương
Số câu: 1
Só điểm: 2,0
Tỷ lệ: 20%
Văn bản thuyết minh
Taọ lập bài văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
Số câu: 1
Só điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:
1
2,0
20%
1
5,0
50%
2
7,0
70%
Tổng số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:
2
2,0
20%
1
1,0
10%
1
2
20%
1
5
50%
5
10
100%
B. Đề bài:
Phần I. Đọc hiểu văn bản ( 3,0 điểm)
 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
  “Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.                                             
 Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
   - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
   Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
   - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
   Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”         
(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt, ngôi kể và nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3. Tìm tập hợp các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của tay trong đoạn văn trên?
Câu 4. Theo em, sức mạnh nào đã khiến nhân vật vùng lên quật ngã hai tên tay sai? 
Phần II. Tập làm văn (7 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm):Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương.
Câu 2 (5,0 điểm): Hãy giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
C. Hướng dẫn chấm                                                   
Câu – đáp án
Điểm
Phần I
(3điểm)
Câu 1. 
- Đoạn văn trích từ  văn bản “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn” 
- Tác giả: Ngô Tất Tố 
0,25đ 0,25đ
Câu 2:
- PTBĐ: Tự sự
- Ngôi kể: thứ 3
- Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng quyết liệt của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu. 
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 3. 
Tập hợp các từ thuộc trường từ vựng chỉ hoạt động của tay trong đoạn văn trên: bịch, trói, tát, túm, ấn dúi, xô đẩy
1đ
Câu 4. Sức mạnh đã khiến nhân vật vùng lên quật ngã hai tên tay sai đó là :
- Do sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa
- Do sức mạnh của tình yêu thương chồng con, vì chồng con chị Dậu sẵn sàng ngồi tù
0,5đ
0,5đ
Phần II 
( 7 điểm)
 Câu 1 ( 2 điểm)
* Mức tối đa: ( 2,0 điểm) 
a. Về hình thức
- Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không sai chính tả, ngữ pháp 
- Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
b. Về nội dung: Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau song cần 
làm rõ suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương.
- Nêu vấn đề: 
+ Tình yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó thấu hiểu giữa con gười với con người 
+ Tình yêu thương là cái gốc của nhân loại, là sợi dây vô hình gắn kết con người với con người
- Ý nghĩa của tình yêu thương: 
+ Tình yêu thưng cho ta chỗ dựa tinh thần để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được chia sẻ (0,25đ)
+ Tình yêu thương cho ta cảm giác mình không đơn độc, một mình, có đủ dũng khí, niềm tin để vượt qua những khó khăn thử thách. (0,25đ)
+ Tình yêu thương giúp con người biết cảm thông, thấu hiểu, vị tha để cuộc sống tốt đẹp thân ái với nhau hơn. (0,25đ)
+ Thiếu tình yêu thương con người nên đơn độc, thiếu tự tin, mất phương hướng. (0,25đ)
- Dẫn chứng:
+ Tình yêu thương mà chị Dậu dành cho chồng ...
+ Tình yêu thương của nhân dân ta dành cho nhân dân ở vùng lũ, người không may mắn,...
 - Rút ra bài học rút , liên hệ: 
+ Mỗi chúng ta phải sống có tình yêu thương
+ Sẵn sàng cảm thông giúp đỡ mọi người trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn. 
* Mức tối đa ( 2 điểm): Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa: Đạt cơ bản các yêu cầu trên. Tuy nhiên còn lan man hoặc sơ sài... còn mắc lỗi về hình thức
(Dựa vào chất lượng từng bài mà GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp từ: (0,25- 1,75 đ)
* Mức không đạt: Lạc đề, sai về kiểu văn bản -> Không cho điểm. (điểm 0).
0,25đ
1đ
0,25đ
0,5đ
Câu 2 ( 5 điểm)
* Yêu cầu chung: Học sinh có kỹ năng làm bài văn thuyết minh theo bố cục ba phần, bài viết mạch lạc, chặt chẽ, ngôn ngữ chính xác. Bài viết biết kết hợp tốt các phương pháp thuyết minh và không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
* Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam: Áo dài là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 
 2. Thân bài: 
- Lịch sử chiếc áo dài: Tiền thân của áo dài là chiếc áo gần giống áo tứ thân, về sau được cải tiến để phù hợp với đặc thù lao động của người Việt. Qua thời gian, chiếc áo dài ngày càng được cải tiến, cách điệu theo nhiều mẫu mã khác nhau. 
- Hình dáng, vẻ đẹp của áo dài: Chất liệu, màu sắc, cổ áo, khuy áo, thân áo, tay áo...
 (Dựa vào hiểu biết của mình, mỗi học sinh có thể có sự thuyết minh khác nhau, đa dạng và phong phú. Ở điểm này, giáo viên dựa vào hiểu biết và khả năng giới thiệu của học sinh để cho điểm phù hợp)
- Vị trí, ý nghĩa của áo dài trong đời sống của người phụ nữ Việt Nam:
+ Phụ nữ Việt Nam thường mặc áo dài vào những ngày lễ đặc biệt: Ngày Tết, các ngày lễ của ngành, hoặc nhiều trường học lấy áo dài làm đồng phục cho nữ sinh. (0,5 đ)
+ Áo dài là một biểu tượng của phụ nữ Việt, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch của người phụ nữ Việt Nam. (0,5 đ)
+ Áo dài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Áo dài đã góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè năm châu. (0,5 đ)
+ Hiện nay, áo dài ngày càng được các nhà thiết kế đổi mới, sáng tạo để tạo nên những sản phẩm vừa truyền thống, lại vừa kết hợp hơi hướng hiện đại và ngày càng được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng. (0,5 đ)
3. Kết bài: Khái quát lại vẻ đẹp của chiếc áo dài Việt Nam, liên hệ	
 Cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục ngày nay rất phong phú, đa dạng nhưng chiếc áo dài vẫn chiếm một vị trí quan trọng, là nét văn hóa của người Việt Nam. 
(Gv vận dụng linh hoạt vào bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo)
* Mức tối đa ( 5 điểm): Đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa: Đạt cơ bản các yêu cầu trên. Tuy nhiên còn lan man hoặc sơ sài... còn mắc lỗi về hình thức
(Dựa vào chất lượng từng bài mà GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp từ: (0,5- 4,5điểm)
* Mức không đạt: Lạc đề, sai về kiểu văn bản -> Không cho điểm. (điểm 0). 
(0,5 đ)
(1 đ)
(1 đ)
(2,0 đ)
(0,5 đ)
3. Hoạt động thu bài và hướng dẫn tìm tòi, mở rộng.
- Gv thu bài
- Yêu cầu HS về xem lại kiến thức
- Tìm hiểu kiến thức về chiếc áo dài Việt Nam và tham khảo những bài văn giới thiệu về chiếc áo dài.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an_va_thang_d.docx