Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 2508Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I, MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11
 NĂM HỌC 2021-2022
Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề.
Phần I. Đọc -hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
 Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
 Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
 Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
 Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
 Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
 Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
 (Trích “Văn tế sống vợ”, Trần Tế Xương, https://www.thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2. Qua đoạn văn, anh/ chị biết được điều gì về ngoại hình và cách của bà Tú?
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu văn sau:
 Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
 Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Câu 4. Qua đoạn văn, anh/chị nêu đánh giá của mình về thái độ, tình cảm của nhà thơ dành cho người vợ. 
 II. LÀM VĂN
Câu 1. (2,0 điểm)
 Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn
Câu 2. ( 5,0 điểm)
 Anh /chị hãy phân tích vẻ đẹp tài hoa, khí phách và tấm lòng của nhận vật Huấn Cao qua các đoạn văn sau: 
Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, viên quan coi ngục quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc trong đề lao:
- Này , thầy bát, cứ công văn này, thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án chém. Trong đó tôi nhận thấy tên đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao. Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? hay là người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?... thầy có nghe người ta đồn Huấn Cao, ngoài có tài viết chữ tốt, lại có tài bẻ khoá và vượt ngục nữa không? 
Suốt nửa tháng ở trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò, đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù. Mỗi lúc dâng rượu với đồ nhắm, người thơ lại lễ phép nói một câu:
- Thầy quản chúng tôi biếu ngài ít quà mọn này để dùng cho ấm bụng. Trong buồng đây lạnh lắm.
 Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm . Rồi đến một hôm, quản ngục mở khóa cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn:
Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho. Sợ đến tai lính tráng họ biết, thì phiền lụy riêng cho tôi nhiều lắm. Vậy ngài muốn gì xin cho tôi biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất..
Ông đã trả lời quản ngục:
Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.
 Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt khi tiếp đọc công văn. Quan hình bộ Thượng Thư trong kinh bắt giải ông Huấn Cao và các bạn đồng chí vào kinh... Pháp trường lập ở trong ấy kia. Ngày mai, sớm tinh mơ, sẽ có người đến lĩnh tù.
Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại cho lính gọi lên kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói một câu: " Dạ bẩm, ,ngài cứ yên tâm đã có tôi". Rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam , hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết về việc về kinh chịu án tử hình. 
Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh tại về nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta ta cũng chỉ mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhãn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy.Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
(Trích “ Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, Năm 2020)
 -------------------------- Hết -----------------------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
 Họ và tên thí sinh..............................................Số báo danh:.............................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, LỚP 11, MÔN VĂN, NĂM HỌC 2021-2022
Phần
Câu
Nội dung 
Điểm
Phần I. Đọc- hiểu
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi 
3.0
điểm
1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Biểu cảm 
 Hướng dẫn chấm :
Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm
Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính cho 0 điểm
0,75 điểm
2
Ngoại hình và tính cách của bà Tú qua đoạn văn:
+ Ngoại hình: Mặt trắng trẻo, chân tay nhẵn nhụi, ai dám chê rằng béo rằng lùn (không béo, không lùn)
+ Tính cách : Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Hướng dẫn chấm :
Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm
Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý : 0,5 điểm
0,75 điểm
3
-Phép đối:
 Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
 Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ 
-Tác dụng:
+ Tạo sự cân xứng, hô ứng, đăng đối, nhịp nhàng
+ Nhấn mạnh sự đảm đang, chăm chỉ và tính cách ngay thẳng của bà Tú. 
Hướng dẫn chấm :
Học sinh trả lời như Đáp án: 1.0 điểm
Học sinh trả lời được ý 1: 0,25 điểm
Học sinh trả lời được ý 2 :0,75 điểm
Học sinh chỉ trả lời ý 2: sự đảm đang của bà Tú: 0,5 điểm 
Học sinh trả chỉ trả lời được ý 2: tính cách ngay thẳng của bà Tú : 0, 5 điểm 
1.0 điểm
 4
- Nêu đánh giá về thái độ, tình cảm của nhà thơ dành cho người vợ qua đoạn văn :
Học sinh có thể trình bày:
+ Tình yêu chân thành, sự cảm thông, cảm phục, trân trọng và biết ơn của nhà thơ Tú Xương dành cho vợ.
+ Thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với vợ rất đáng quý, đáng trân trọng. 
Hướng dẫn chấm : 
Học sinh trả lời được 2 ý : 0,5 điểm
Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm
0,5
điểm
Phần II
Làm văn
Câu 
1
Viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về về lòng biết ơn.
2.0 điểm
Đảm bảo yêu cầu,thể thức đoạn văn
HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp. tổng-phân-hợp. móc xích hoặc song hành.
0,25
điểm
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về lòng biết ơn
0.25
điểm
Triển khai vấn đề nghị luận
HS có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ , quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu. Có thể theo hướng sau:
- Biết ơn: cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình, cho gia đình, đất nước.
- Lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó. 
- Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
- Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình và đất nước những lợi ích. Phê phán những kẻ sống ích kỷ, vô ơn
Hướng dẫn chấm:
-HS lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lý lẽ xác đáng , dẫn chứng tiêu biểu , phù hợp: kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm)
-HS lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm)
-HS lập luận không chặt chẽ, thiêu thuyết phục: Lý lẽ không xác đáng , không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm)
-Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đứ và pháp luật.
0,75 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Không cho điểm nếu bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
0.25
Điểm 
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận: có cách diễn đạt mới mẻ
Hướng dẫn chấm: Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận, có cái nhìn riêng mới mẻ về vấn đề, có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục
-Đáp ứng hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
-Đáp ứng được 1 yêu cầu:0,25 điểm 
0,5 điểm
Câu
 2
Phân tích vẻ đẹp tài hoa, khí phách và tấm lòng của nhận vật Huấn Cao qua các đoạn văn 
5,0
điểm
a .Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25 điểm
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : vẻ đẹp tài hoa, khí phách và tấm lòng của nhân vật Huấn Cao 
0,5 điểm
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ: kết hợp giữu lý lẽ và dẫn chứng , đảm bảo các yêu cầu sau: 
3.5
điểm
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật 
 Hướng dẫn chấm : Giới thiệu tác giả, tác phẩm : 0,25 điểm, nhân vật: 0,25 điểm
0.5
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua các đoạn văn
2,5 điểm 
-Vẻ đẹp tài hoa : Có tài viết chữ nhanh và đẹp, nghệ sĩ trên lĩnh vực nghệ thuật thư pháp
- Vẻ đẹp khí phách: Hiên ngang,lẫm liệt, khí phách người anh hùng 
+ Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết : Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”
+ Không khuất phục trước cường quyền : Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều.
-Vẻ đẹp của một tấm lòng : thiên lương trong sáng
 Khi chưa hiểu Quản ngục, Huấn Cao khinh miệt, khi hiểu tấm lòng sở nguyện của quản ngục, Huấn Cao xúc động, ân hận và nhận lời cho chữ 
-Nghệ thuật :
+ Tạo tình huống độc đáo
+ Bút pháp tương phản sử dụng nhiều từ Hán – Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm không khí, vẻ đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.
Hướng dẫn chấm :
-Phân tích chi tiết làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao :2,0-2,5 điểm
-Phân tích được 1 vẻ đẹp nhân vật: 1,0 điểm
-Phân tích được 2 vẻ đẹp của nhân vật : 1,5- 1,75 điểm 
-Phân tích chung chung, chưa làm rõ vẻ đẹp nhân vật Huấn cao :0,25-0,75 điểm 
Đánh giá:
0,5
+ Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao: Hoàn hảo lý tưởng, là sản phẩm của cảm hứng lãng mạn.
+ Thái độ, tình cảm của nhà văn: Trân trọng ngưỡng mộ người anh hùng, người tài hoa, thiên lương trong sáng , trân trọng vẻ đẹp văn hoá cổ truyền, kín đáo thể hiện lòng yêu nước. 
Hướng dẫn chấm:
 Trình bày được 2 ý : 0,5 điểm
Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 
0,25 điểm
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Không cho điểm nếu bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp 
e. Sáng tạo 
0,5 điểm
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lý luận trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của của văn Nguyễn Tuân ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh cảm xúc
-HS đáp ứng được 2 yêu cầu : 0,5 điểm
- HS đáp ứng được 1 yêu cầu :0,25 điểm 
Tổng điểm
10,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022.docx