Đề kiểm tra cuối kì II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2021-2022

doc 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối kì II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2021-2022
HỌ VÀ TÊN:
LỚP: 10A5
ĐIỂM THI:
KIỂM TRA CUỐI KÌ II
NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
EM HÃY CHỌN MỘT PHƯƠNG ÁN ĐÚNG NHẤT.
Câu 1. Việc làm nào dưới đây biểu hiện sự thiếu trách nhiệm của thanh niên?
A. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi.
B. Tích cực học tập chỉ vì bản thân.
C. Sống, học tập và làm việc luôn nghĩ đến bổn phận.
D. Nỗ lực học tập và rèn luyện toàn diện.
Câu 2. Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây nên sự hủy hoại thiên nhiên, môi trường?
A. Trình độ dân trí thấp.	B. Khai thác khoáng sản bừa bãi.
C. Chặt phá rừng.	D. Xả rác bừa bãi.
Câu 3. Công tác phòng chống dịch cúm A H7N9 yêu cầu nhân dân không tiêu thụ thịt gia cầm ở vùng có dịch cũng như thịt gia cầm không rõ nguồn gốc. Theo em đó là quy định công dân thực hiện trách nhiệm nào sau đây đối với vấn đề cấp bách của nhân loại?
	A. Bảo vệ sức khỏe.
	B. Phòng chống dịch bệnh.
	C. Bảo vệ môi trường.
	D. Bảo vệ an ninh quốc gia.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây phù hợp với những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay?
	A. Tăng cường sức khỏe.
	B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
	C. Phòng chống tệ nạn xã hội.
	D. Phòng chống khủng bố. 
Câu 5. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về hòa nhập?
A. Đồng cam cộng khổ.	B. Chết cả đống còn hơn sống một người.
C. Lá lành đùm lá rách.	D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
Câu 6. Biết tin đồng bào Miền trung bị lũ lụt, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ông A đã gửi tiền và quần áo vào ủng hộ cho đồng bào. Theo em hành động của ông A thể hiện trách nhiệm nào của công dân với cộng đồng?
	A. Nhân nghĩa.	B. Hòa nhập. 	C. Hợp tác.	 D. Nghĩa vụ.
Câu 7. Nhà bạn A mới chuyển về nơi ở mới. Sau khi ổn định nhà cửa, bố mẹ bạn A đã đi chào hỏi hàng xóm, láng giềng. Hành động của bố mẹ bạn A thể hiện trách nhiệm nào của công dân đối với cộng đồng?
	A. Nhân nghĩa.	B. Hòa nhập. 	C. Hợp tác.	 D. Nghĩa vụ.
Câu 8. Để không bị phá sản, anh A đã liên kết làm ăn với anh B. Việc liên kết làm ăn giữa anh A và anh B được gọi là
	A. nhân nghĩa.	B. hòa nhập. 	C. hợp tác.	 D. nghĩa vụ.
Câu 9. Học sinh trường THPT Ngô Quyền hưởng ứng cuộc thi viết bài "Người thầy trong ta" là thể hiện tình cảm
	A. nhân nghĩa.	B. hòa nhập. 	C. hợp tác.	 D. đạo đức.
Câu 10. "Nói chín thì phải làm mười/Nói mười làm chín kẻ cười người chê” là câu tục ngữ nói đến phạm trù đạo đức nào?
	A. Nghĩa vụ. 	B. Lương tâm.	C. Nhân phẩm, danh dự.	 D. Hạnh phúc.
Câu 11. Tâm trạng vui vẻ của bạn A khi bài kiểm tra được điểm cao gọi là gì?
	A. Nghĩa vụ. 	B. Lương tâm.	C. Nhân phẩm, danh dự.	 D. Hạnh
Câu 12. Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình của công dân nam là bao nhiêu?
A. Từ 18 tuổi đến hết 22 tuổi.	B. Từ 18 tuổi đến hết 23 tuổi.
C. Từ 18 tuổi đến hết 24 tuổi.	D. Từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 13. Bà A định cư ở Mỹ, nghĩ đến bà con còn nghèo khó ở quê hương Việt Nam, bà đã dùng tiền đầu tư phát triển nông nghiệp ở quê nhà. Hành động của bà A thể hiện
	A. lòng yêu nước.	B. thương dân nghèo.
	C. lòng nhân đạo.	D. tình đồng bào.
Câu 14. Khi phát hiện ra tài năng ca hát của Hồ Cường, nghệ sĩ Phi Nhung đã nhận em làm con nuôi để tạo điều kiện cho em phát triển tài năng của mình. hành động của nghệ sĩ Phi Nhung là
	A. sự đồng cảm. 	B. lòng yêu nước. 
	C. sự trân trọng tài năng. 	D. có tầm nhìn.
Câu 15. Trước sự dụ dỗ của kẻ thù, Trần Bình Trọng vẫn khẳng khái nói: "Ta thà làm quỷ nước Nam hơn làm vương đất Bắc". Câu nói đó, thể hiện
	A. sự dũng cảm. 	B. sự kiên cường. 
	C. lòng yêu nước. 	D. lòng tự hào dân tộc.
Câu 16. Sau khi bạn A đi du học với kết quả xuất sắc. Để góp phần xây dựng quê hương đất nước, theo em bạn A cần
	A. ở lại trên đất bạn để rèn giũa tài năng
	B. trở về quê hương tìm cách ứng dụng khoa học vào sản xuất.
	C. về nước và yêu cầu được làm việc với những điều kiện tốt nhất.
	D. tìm đất nước nào phù hợp để ở và làm việc.
Câu 17. Các vận động viên của đội tuyển thể thao Việt Nam quyết tâm thi đấu dành huy chương vàng trong Đại hội thể thao quốc tế để lá cờ tổ quốc được kéo lên trong tiếng nhạc quốc ca Việt Nam hùng tráng. Đó là hành vi thể hiện
	A. khao khát cống hiến cho đất nước.	B. lòng tự hào dân tộc.
	C. lòng hướng về dân tộc, giống nòi.	D. niềm kiêu hãnh Việt Nam.
Câu 18. Đồng bào Việt Nam ở Châu Âu, cùng nhau quyên góp tiền ủng hộ đồng bào Miền trung bị lũ lụt. hành động đó thể hiện 
	A. lòng tự hào dân tộc.	B. tình yêu dân tộc, giống nòi.
	C. tình cảm gắn bó với quê hương.	D. sự sẻ chia, thương cảm.
phúc.
Câu 19. Xã hội khinh bỉ người có những nhu cầu không lành mạnh. Việc thỏa mãn nhu cầu của họ không thuộc nội dung phạm trù
	A. nghĩa vụ. 	B. lương tâm.	C. nhân phẩm, danh dự.	 D. hạnh phúc.
Câu 20. Giá trị làm người của mỗi người được gọi là
	A. lương tâm.	B. nhân phẩm.	C. danh dự.	D. danh hiệu.
Câu 21. Khi người nào tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó 
	A. có danh dự.	B. có phẩm giá.	 C. có địa vị.	 D. có quyền lực.
Câu 22. Nghĩa vụ là việc thực hiện 
A. nhu cầu, lợi ích cá nhân.
B. nhu cầu, lợi ích cá nhân và nhu cầu, lợi ích xã hội.
C. hài hòa nhu cầu, lợi ích cá nhân và nhu cầu, lợi ích xã hội.
D. trách nhiệm của mình phù hợp với bản thân.
Câu 23. Theo em, quan niệm nào sau đây là đúng?
A Nghĩa vụ của học sinh chỉ là học tập.
B. Góp phần xây dựng xã hội là trách nhiệm của người lớn.
C. Tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đạo đức trong mối quan hệ cụ thể.
D. Nghĩa vụ đạo đức là trách nhiệm bắt buộc ai cũng phải thực hiện.
Câu 24. Học sinh rèn luyện để trở thành người có lương tâm cần phải
A. tự giác thực hiện hành vi đạo đức.	B. luôn luôn vâng lời người lớn.
C. phấn đấu đạt nhiều thành tích cá nhân.	D. Làm những gì mình cho là đúng.
Câu 25. Câu tục ngữ nào sau đây nói về lương tâm?
A. Nói người phải nghĩ đến thân.	 B. Một lời nói dối, xám hối bảy ngày.
C. Cá không ăn muối cá ươn.	D. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
Câu 26. Trên đường đi học em thấy một người bị tai nạn giao thông cần đưa đi cấp cứu. Là người chứng kiến, em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
	A. Dừng lại giúp đỡ dù muộn học.
	B. Hô hoán nhờ người giúp đỡ để kịp đi học. 
	C. Cứ đi học vì mình không liên quan.
	D. Đứng chụp ảnh đăng lên Facebook.
Câu 27. Xã hội sẽ mất ổn định khi
	A. kinh tế khó khăn.	B. đạo đức bị xuống cấp.
	C. chính trị không ổn định.	D. tệ nạn xã hội gia tăng.
Câu 28. Vợ chồng không chung thủy là hành vi vi phạm đạo đức trong
	A. gia đình.	B. xã hội.	C. quan hệ cá nhân.	D. xã hội hiện đại.
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 29: B là con nuôi của ông K, sau khi ông K già B không phụng dưỡng mà ngược lại còn hành hạ, ngược đãi ông K và cho rằng đó không phải là nhiệm vụ của mình vì mình không phải là con ruột của ông K. Suy nghĩ của B là đúng hay sai? Hành vi của B vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật? vì sao?
Câu 30: Vào mùa dịch bệnh đang diễn ra, Nhà nước yêu cầu cách ly xã hội và không tập trung đông người, vào lúc đó ba của anh A mất, anh A suy nghĩ rằng mình phải tổ chức đám tang sao cho lớn để thể hiện lòng hiếu thảo đối với người mất. Em hãy suy nghĩ về tình huống trên?
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_10_nam_hoc_2021.doc