Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022

pdf 2 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 1081Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022
SỞ GDĐT TỈNH SÓC TRĂNG 
TRƯỜNG THPT 
LICH HỘI THƯỢNG 
KIỂM TRA CUỐI KÌ 1, NĂM HỌC 2021-2022 
Môn: NGỮ VĂN, LỚP 11 
Thời gian làm bài:90 phút, không kể thời gian giao đề 
I. ĐỌC HIỂU 
Đọc đoạn trích: 
Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình 
phải chăm lo. Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ 
của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô 
nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn 
phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta 
đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn 
ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình 
như một thằng khốn nạn... Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì 
chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong 
bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì 
thật là đê tiện. 
(Trích Đời thừa, Nam Cao, Truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945, 
Nhà xuất bản Giáo dục, 1993) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. (0,75 điểm) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn 
trích. 
Câu 2. (0,75 điểm) Nhân vật “hắn” trong văn bản là ai? 
Câu 3. (1,0 điểm) Viết về nhân vật “hắn”, Nam Cao thể hiện những tình cảm, thái 
độ gì? 
Câu 4. (0,5 điểm) Tìm trong đoạn trích những câu văn đậm chất triết lí và cho biết 
trong mỗi lời văn đó, Nam Cao triết lí về điều gì? 
II. LÀM VĂN 
Câu 5. (2,0 điểm) 
 Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ 
về tầm quan trọng của ý chí, nghị lực trong việc tạo ra sự thay đổi cho bản thân. 
Câu 6. (5,0 điểm) 
Trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân viết: 
Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, viên quan coi ngục 
quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc đề lao: 
-Này, thầy bát, cứ công văn này, thì chúng ta sắp nhận được sáu tên tù án 
chém. Trong đó, tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao. 
Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái 
tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không? 
Thầy thơ lại xin phép đọc công văn. 
-Dạ, bẩm chính y đó. Dạ bẩm có chuyện chi vậy? 
-Không, tôi nghe tên quen quen và thấy nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh 
đó luôn, thì tôi cũng hỏi thế thôi. Thôi, cho thầy lui. À, nhưng mà thong thả. Thầy 
bảo ngục tốt nó quét dọn lại cái buồng trong cùng. Có việc dùng đến. Thầy liệu cái 
buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không? Thầy có nghe 
thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa và 
vượt ngục nữa không? 
-Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà! 
-Ờ, cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi? 
-Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, 
giả thử tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc. 
-Chuyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lời. Nhỡ ra 
lại vạ miệng thì khốn. Thôi, thầy lui về mà trông nom việc dưới trại giam. Mai, chúng 
ta phải dậy sớm để cho có mặt ở cửa trại trước khi lính tỉnh trao tù cho mình lĩnh 
nhận. Đêm nay, thầy bắt đầu lấy thêm lính canh. Mỗi chòi canh, đều đặt hai lính. 
Chòi nào bỏ canh, hễ mỗi vọng canh ngủ quên không đánh kiểng, đánh mõ, thầy nhớ 
biên cho rõ, cho đúng để mai tôi phạt nặng. 
 (Trích Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, Tập một 
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.108-109) 
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích trên. 
---------- HẾT ---------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022.pdf