Đề kiểm tra cuối học kỳ II năm học 2011 – 2012 môn: Tiếng Việt (thời gian : 20 phút)

doc 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II năm học 2011 – 2012 môn: Tiếng Việt (thời gian : 20 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ II năm học 2011 – 2012 môn: Tiếng Việt (thời gian : 20 phút)
Trường TH Thị trấn Đoan Hùng	ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II 
 Họ và tên: ............................... Năm học 2011 – 2012	
 Lớp 4...... Môn: TIẾNG VIỆT 
 (Thời gian : 20 phút)
A.Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
VỜI VỢI BA VÌ
 Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, tường giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như một nhà ảo thuật có phép lạ tạo ra một chân trời rực rỡ.
 Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua ... nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo với những đảo Hồ, đảo Sếu ... xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn ... Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới ngày hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao, hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài. 
Theo VÕ VĂN TRỰC
 Khoanh vào trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp Ba Vì vào mùa nào?
 a. Mùa xuân b. Mùa xuân c. Mùa thu
2. Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì?
 a. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, 
phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.
 b. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, 
 rừng trẻ trung.
 c. Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng thanh xuân, phơi phới 
 mùa hội, rừng trẻ trung.
3. Vị ngữ trong câu “Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.” là những từ nào?
 a. khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài
 b. mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài 
 c. như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài
 4. Chủ ngữ trong câu “ Từ Tam Đảo nhìn về phía Tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là những từ ngữ nào?
 a. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây
 b. Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng 
 c. Vẻ đẹp của Ba Vì
5. Trong câu “ Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như một vị thần bất tử ngự trên sóng” 
 +) Trạng ngữ là:......................................................................................................
 +) Trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa:
 a. Chỉ thời gian b. Chỉ mục đích c. Chỉ nguyên nhân
B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)
I . Chính tả (5 điểm)
Nghe - viết bài: “Con chim chiền chiện” ( 4 khổ thơ cuối)TV4, tập II, trang 148.
II .Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: tả con vật mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
A. Phần đọc – hiểu:
 Câu 1( 1đ): c
Câu 2(1đ): b
Câu 3(1đ): c
Câu 4(1đ): c
Câu 5 (1 đ): a
B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)
I .Chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi, trình bày sạch đẹp được ( 5 điểm )
- Viết sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ 0.5 điểm.
II .Tập làm văn (5 điểm)
 Viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần, độ dài khoảng 12 câu được 5 điểm.
 Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt mà có thể cho điểm ở mức 4,5- 4 đ. 3,5-3. 2,5- 2, 1,5-1. .
II. Đọc thầm bài : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất – SGK lớp 4- Tập 2- Tuần 30 làm các bài tập sau: (5 điểm)
	1. Ma- gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích gì?
	A. Để hiểu biết thêm.
	B. Để mở mang bờ cõi.
	C. Để khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
	2. Vì sao Ma- gien- lăng đặt tên cho Đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương?
A. Vì đoàn thám hiểm đi quá dài ngày.
B. Vì ở đây biển mênh mông.
C. Vì ở đây sóng yên biển lặng.
	3. Ma- gien- lăng đã bỏ mình lại ở đâu?
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Mĩ.
	4. Câu “ Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao trả dây cương cho tôi” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu khiến.
B. Câu kể.
C. Câu hỏi.
ĐÁP ÁN
1. Đọc thầm 
Câu 1 khoanh C. (1 điểm)
Câu 2 khoanh C. (1 điểm)
Câu 3 khoanh B. (1,5 điểm)
Câu 4 khoanh B. (1,5 điểm)
2.Đọc hiểu: Đọc thầm bài Con sẻ – Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 80 và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
Câu 1 : Trên đường đi vào vườn con chó thấy gì?
A. Một con mèo con B.Một con cá C. Một con sẻ non
Câu 2 : Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại? 
A.Con sẻ già lao nhanh xuống B. Có tiếng nổ lớn C. Cánh cổng vườn sập xuống 
Câu 3 : Sẻ già dũng cảm chống lại con chó khổng lồ vì:
A. Ghét con chó B. Bảo vệ con của nó C. Con của nó rơi xuống đất 
Câu 4 : Dòng nào dưới đây có 2 tính từ 
A.Chậm rãi; bối rối B. Vàng óng;tiếng gọi C. lông tơ;thân mình
Câu 5 : Trong câu Con chó của tôi dừng lại và lùi. Vị ngữ là:
A. Con Chó B. Của tôi C. Dừng lại và lùi
2. Đọc hiểu : ( 4 điểm)
 - Trả lời đúng mỗi câu cho 1 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
C
A
B
A
C
PHÒNG GD & ĐT KRÔNG NĂNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NGUYỄN THỊ MINH KHAI 
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - KHỐI 4
MÔN TIẾNG VIỆT - Thời gian 45 phút
LỚP 4D4- NĂM HỌC : 2015-2016
Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt:
I. (1,5 đ) Đọc thành tiếng : Đọc một trong các đoạn văn của văn bản sau.
Bài: Ăng-co Vát: Đọc đoạn từ ” Khu đền chính ...... xây gạch vữa”
Bài : Con chuồn chuồn nước: Đọc đoạn từ ” Rồi đột nhiên ... là trời xanh trong và cao vút”
Bài : Đường đi Sa Pa: Đọc đoạn từ ”Xe chúng tôi ... chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ”
Bài : Thắng biển: Đọc đoạn ”một tiếng ào dữ dội,.... quyết tâm chống giữ”
Bài : Hoa học trò: Đọc đoạn từ ”Nhưng hoa càng đỏ ... Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy”
II. Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút) :
 Sầu riêng
	Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
	Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm . Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
	Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
 Mai Văn Tạo
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1.(0,5đ) Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Miền Trung.
Câu 2. (0,5 đ) Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào?
A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà . 
B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. 
C. Cả hai ý trên đều đúng
Câu 3. (0,5 đ) Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào?
A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4.(0,5 đ) Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, bộ phận nào là vị ngữ?
A. đưa hương thơm ngát như hương cau B. hương thơm ngát như hương cau
 C. ngát như hương cau
Câu 5. (0,5 đ) Câu Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lại này là:
A. Câu kể Ai làm gì? B. Câu kể Ai thế nào?
Câu 6 .(0,5 đ) Câu nào là câu kể Cái gì thế nào?
A. Mỗi cuống hoa ra một trái.
B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.
C. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.
Câu 7. (0,5 đ) Em đến nhà bạn chơi thấy phòng ngủ của bạn ngăn nắp, sạch sẽ, em hãy nói một câu cảm để tỏ thái độ của mình với bạn?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (3,5 đ)
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
A
A
B
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 7: (0,5đ) HS có thể đặt câu
VD. Chà, phòng ngủ của bạn sạch sẽ và ngăn nắp quá!
. Đọc thầm và làm bài tập (20 phút) :
 Sầu riêng
	Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
	Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm . Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
	Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
 Mai Văn Tạo
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1.(0,5đ) Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
A. Miền Bắc.
B. Miền Nam.
C. Miền Trung.
Câu 2. (0,5 đ) Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào?
A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà . 
B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. 
C. Cả hai ý trên đều đúng
Câu 3. (0,5 đ) Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào?
A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4.(0,5 đ) Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, bộ phận nào là vị ngữ?
A. đưa hương thơm ngát như hương cau
B. hương thơm ngát như hương cau
C. ngát như hương cau
Câu (0,5 đ) Câu Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lại này là:
A. Câu kể Ai làm gì?
B. Câu kể Ai thế nào?
Câu 6 .(0,5 đ) Câu nào là câu kể Cái gì thế nào?
A. Mỗi cuống hoa ra một trái.
B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.
C. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.
Câu 7. (0,5 đ) Em đến nhà bạn chơi thấy phòng ngủ của bạn ngăn nắp, sạch sẽ, em hãy nói một câu cảm để tỏ thái độ của mình với bạn?
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc thầm và làm bài tập: 6 điểm
CHINH PHỤC ĐỈNH Ê-VƠ-RÉT
Theo tin từ Nê-pan, lần lượt vào lúc 7 giờ 30 phút và 9 giờ 30 sáng ngày 22-5-2008 (giờ Việt Nam), ba vận động viên Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên và Nguyễn Mậu Linh đã trở thành những người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Ê–vơ–rét cao 8848 mét.
Đoàn leo núi Việt Nam đã trải qua hành trình gian khổ hơn 45 ngày đêm. Xuất phát ngày 6-4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn đến Nê-pan với quyết tâm chinh phục “ nóc nhà thế giới”. Các chàng trai đã leo trên những dốc băng thẳng đứng, vượt qua những dòng sông băng lạnh cóng bên những vách băng nứt có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào trong điều kiện thời tiết cực kì khắc nghiệt : ban ngày nóng hơn 30 độ C, đêm lạnh âm 20 độ C.
Khi lên đến độ cao 6400 mét, vận động viên Lê Bá Công phải bỏ cuộc vì hội chứng đau đầu. Dù vậy, đoàn vẫn quyết chí “tấn công” đỉnh Ê-vơ–rét. Đêm 21–5, các vận động viên chia làm hai nhóm đã đến trạm số 4 ở độ cao 8016 mét, từ đó tiến lên cắm quốc kì trên đỉnh núi cao nhất thế giới, vượt kế hoạch dự kiến là 60 ngày.
Theo kế hoạch, ngày 6-6 đoàn trở về Việt Nam. Xin chúc mừng các chàng trai dũng cảm của chúng ta!
 Theo BÁO THANH NIÊN
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:	
Câu 1: Ba người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét là những ai ?
a. Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Lê Bá Công
b. Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh
c. Lê Bá Công, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh
d. Bùi Văn Ngợi, Lê Bá Công, Nguyễn Mậu Linh
Câu 2: Các vận động viên trên leo tới đỉnh núi Ê-vơ-rét ngày hôm nào ?
a. Ngày 6–4–2008 b. Ngày 6–6–2008 
c. Ngày 21–5–2008 d. Ngày 22–5–2008
Câu 3: Đỉnh núi Ê- vơ –rét cao bao nhiêu?
a. 6400 mét b. 8016 mét c. 8848 mét d. 8488 mét
Câu 4: Nội dung chính của bài là: 
Giới thiệu đỉnh Ê–vơ–rét là “ nóc nhà thế giới”
Ca ngợi 3 vận động viên Việt Nam đầu tiên đã dũng cảm vượt qua khó khăn, chinh phục đỉnh Ê–vơ–rét 
Muốn chinh phục đỉnh Ê-vơ-rét phải leo trên dốc băng, vượt qua sông băng, trong điều kiện thời tiết cực kì khắc nghiệt
Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu: Xuất phát ngày 6-4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn đến Nê-pan với quyết tâm chinh phục “ nóc nhà thế giới”. có tác dụng: 
Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt 
Câu 6: Câu “Xin chúc mừng các chàng trai dũng cảm của chúng ta!” thuộc loại câu nào ?
a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến d. Câu hỏi
Câu 7: Câu “ Đoàn leo núi Việt Nam đã trải qua hành trình gian khổ hơn 45 ngày đêm.” có Chủ ngữ là:
.........................................................................................................................................
Câu 8: Thám hiểm nghĩa là:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 9: Kẻ dưới trạng ngữ chỉ thời gian trong câu sau:
	Theo kế hoạch, ngày 6 -6, đoàn trở về Việt Nam. 
ĐÁP ÁN 
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc thầm và làm bài tập: 6 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9 
b
0,5đ
d
0,5đ
c
0,75đ
b
0,75đ
b
0,5đ
b
0,75đ
Đoàn leo núi VN
0, 75đ
Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm
0,75đ
Ngày 6- 6
0,75đ
II. Đọc thành tiếng: 
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 4 CUỐI HỌC KÌ II
A. Kiểm tra đọc
Cho văn bản
Chuyện về hai hạt lúa
	Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
	Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: " Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải tan nát trong đất. Tốt nhất là ta hayc giữ lại tất cả các chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
	Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
	Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này, chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần, chết mòn. Trong khi đó, dù hạt thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
 ( Theo báo Điện tử)
1. Đọc thành tiếng: 1 điểm: Đọc thành tiếng một đoạn trong câu chuyện trên.
2. Đọc thầm và làm bài tập
 Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại " chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó"?
A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống.
B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.
C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất.
Câu 2: Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?
A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới.
B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới
C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa?
A. Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì.
B. Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa vàng óng, trĩu hạt.
C. Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước.
Câu 4: Dòng nào nêu đúng các tính tư trong câu "Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy."
A. nát tan, to, chắc, khỏe..
B. tốt, to khỏe, chắc mẩy.
C. tốt, to khỏe, chắc mẩy, lí tưởng
Câu 5: Dòng nào toàn từ ghép có trong bài
A. to khỏe, chắc mẩy, nát tan, dinh dưỡng, cuộc đời.
B. to khỏe, chắc mẩy, nát tan, sung sướng, cuộc đời.
C. to khỏe, chắc mẩy, nát tan, bình yên, cuộc đời . 
Câu 6: Trong câu: "Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới." Bộ phận nào là chủ ngữ?
A. Nó
B. Nó lại mang đến cho đời
C. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa 
Câu 7: Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? Viết câu trả lời của em vào chỗ trống:
..................................................................................................................................................................................
Câu 8. Viết vào chỗ trống bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: "Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó."
Trạng ngữ:..........................................................................................................
Chủ ngữ: ...........................................................................................................
Vị ngữ: ...............................................................................................................
2. Đọc thầm 4 điểm, đúng mỗi ý 0,5 điểm
1- c, 2 -a, 3 -b, 4 - b, 5 - a, 6 - a, 
7. can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách sẽ thành công. 
8 -TN: Một hôm
 CN: người chủ
 VN: định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó
2. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm.
GV cho HS đọc bài tập đọc “ĐƯỜNG ĐI SA PA” SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập II trang 102 và trả lời các câu hỏi .
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?
a) Vùng núi
b) Vùng đồng bằng
c) Vùng biển
Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
c) Nắng phố huyện vàng hoe.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên”
a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.
Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.
b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.
c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.
Câu 5: Câu: “Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a) So sánh.
b) Nhân hóa.
c) So sánh và nhân hóa.
Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào?
a) Câu kể Ai là gì?
b) Câu kể Ai làm gì?
c) Câu kể Ai thế nào?
Câu 7: Trong bài văn có bao nhiêu danh từ chung?
a) Ba.
b) Hai.
c) Bốn.
Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch?
a) Đi chơi ở công viên gần nhà.
b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
c) Đi làm việc xa nhà.
Câu 9: Bộ phân in đậm trong câu: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Có chức năng gì trong câu?
a) Chủ ngữ.
b) Vị ngữ.
c) Trạng ngữ.
Câu 10: Trong câu: Nắng phố huyện vàng hoe. Bộ phận chủ ngữ là:
a) Nắng.
b) Nắng phố huyện.
c) Nắng phố huyện vàng.
2 -Đọc thầm: 5 điểm - Đường đi Sa Pa
Câu 1: ý a                Câu 6: ý c
Câu 2: ý d                Câu 7: ý c
Câu 3: ý b                Câu 8: ý b
Câu 4: ý a                Câu 9: ý c
Câu 5: ý a                Câu 10: ý b

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hk2_tv_lop_4_diemtran.doc