Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2016-2017 - Đặng Ngọc Hùng

doc 8 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1089Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2016-2017 - Đặng Ngọc Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2016-2017 - Đặng Ngọc Hùng
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu số điểm
Mức 
1
Mức
 2
Mức 
3
Mức 
4
Tổng
Kiến thức tiếng Việt:
- Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ từ hán việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học.
- Sử dụng được dấu chấm dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dáu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang
- Nhận biết và bước đầu cẩm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay.
Số câu
1
1
1
1
04
Số điểm
0,5
0,5
1
1
03
Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.
- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.
- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.
Số câu
2
2
1
1
06
Số điểm
1
1
1
1
04
Tổng:
Số câu
3
3
2
2
10
Số điểm
1,5
1,5
2
2
7
MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA CKII MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu 
văn bản
Số câu
2
2
1
1
6
Câu số
1 - 2
3 - 4
5
6
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
4
Câu số
7
8
9
10
Tổng số câu
3
3
2
2
10
BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 Điểm) 
 I/ Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (k.tra từng cá nhân): (03 điểm) 
 	1. Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kĩ năng dọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói ( Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc).
 	2. Nội dung kiểm tra:
- Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK tiếng việt lớp 5 tập 2 ( do giáo viên lựa chọ và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, doạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng ).
 - HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
	3. Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập ở tuần 28.
II/ Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp k.tra từ và câu (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): (7điểm)
 	1. Mục tiêu: nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu; kiến thức Tiếng Việt của học sinh.
 	2. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra đọc kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) 
 3. Thời gian kiểm tra: Ngày 10/5/2017- thời gian 35 phút
 a. Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi :
 	Bầm ơi
 	( Trích)
 	Ai về thăm mẹ quê ta
 	Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
 	Bầm ơi có rét không bầm?
 	Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
 	Bầm ra ruộng cấy bầm run
 	Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
 	Mạ non bầm cấy mấy đon
 	Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
 	Mưa phùn ướt áo tứ thân
 	Mưa bao nhiêu hạt , thương bầm bấy nhiêu!
 	Bầm ơi, sớm sớm, chiều chiều
 	Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
 	Con đi trăm núi ngàn khe
 	Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 	Con đi đánh giặc mười năm
 	Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
 	Con ra tiền tuyến xa xôi
 	Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
 	 TỐ HỮU.
	b. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
 	1. Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?
 	A. Cảnh chiều thu mưa phùn, gió bấc.
 	B. Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc.
 	C. Cảnh chiều xuân mưa phùn , gió bấc.
 	D. Cảnh chiều hạ mưa phùn , gió bấc.
 	2. Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
 	A. Hình ảnh người mẹ bón phân dưới ruộng.
 	B. Hình ảnh người mẹ làm cỏ dưới ruộng.
 	C. Hình ảnh người mẹ cắt lúa dưới ruộng.
 	D. Hình ảnh người mẹ cấy mạ non dưới ruộng.
 	3. Câu thơ “ Mưa bao nhiêu hạt , thương bầm bấy nhiêu!” sử dụng nghệ thuật gì?
 	A. Ẩn dụ.
 	B. So sánh. 
 	C. Nhân hóa.
 	D. Ẩn dụ, nhân hóa.
 	4. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
 	A. Đây là một người phụ nữ anh hùng. 
 	B. Đây là một người phụ nữ giàu tình cảm.
 	C. Đây là một người phụ nữ chịu thương chịu khó. 
 	D. Đây là một người phụ nữ dũng cảm.
 	5. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
 	.
 	.
 	6. Anh chiến sĩ nhớ hình ảnh nào của mẹ?
 	.
 	.
 	7. Vị ngữ của câu “ Mưa phùn ướt áo tứ thân” là:
 	A. Mưa phùn.
 	B. Ướt áo tứ thân.
 	C. Ướt áo.
 	D. Tứ thân.
 	8. Dấu phẩy trong câu “ Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non” có tác dụng gì?
 	A. Ngăn cách các vế câu.
 	B. Ngăn cách các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 	C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ chủ ngữ.
 	D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ vị ngữ
 	9. Dấu phẩy trong thơ sau có tác dụng gì?
 	 Con ra tiền tuyến xa xôi
 	 Yêu bầm yêu nước , cả đôi mẹ hiền.
.
.
 	10. Các câu thơ dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào?
 	Con đi trăm núi ngàn khe
 	Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 	Con đi đánh giặc mười năm
 	Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 Điểm) 
 I/ Kiểm tra kĩ năng viết chính tả cho học sinh: (02 điểm) 
1. Mục tiêu: kiểm tra kĩ năng viết chính tả của tất cả học sinh.	 
 2. Nội dung kiểm tra: giáo viên đọc cho HS cả lớp viết Bài viết: “Trẻ con ở Sơn Mĩ” . (Từ đầu ..... màu râu bắp.) Sách Tiếng Việt 5, tập2/trang 166). 
 3. Thời gian kiểm tra: ngày 10/5 2017 – thời gian từ 15 – 20 phút
 II/ Kiểm tra kĩ năng viết Tập làm văn cho học sinh: (08 điểm) 
Mục tiêu: kiểm tra kĩ năng viết văn của tất cả học sinh.	
Nội dung kiểm tra: bài văn tả người (thầy, cô giáo), làm vào giấy vở HS
Thời gian kiểm tra: ngày 10/5/2017 – thời gian 40 phút
.........................................................&&&...................................................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5.
Phần đọc:
Đọc thành tiếng: (3 điểm)
 - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: (1 điểm)
 - Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
 - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
 2. Phần đọc hiểu: (7 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
B
C
B
A
 	5. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
 	Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. Hoặc 
 Anh chiến sĩ là con người rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước.
 	6. Anh chiến sĩ nhớ hình ảnh nào của mẹ?
 	Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
 	9. Dấu phẩy trong thơ sau có tác dụng gì?
 	 Con ra tiền tuyến xa xôi
 	 Yêu bầm yêu nước , cả đôi mẹ hiền.
	Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
 	10. Các câu thơ dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào?
 	Con đi trăm núi ngàn khe
 	Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 	Con đi đánh giặc mười năm
 	Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
 	Các câu thơ được liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ.
Phần viết:
 1. Viết chính tả: (2 điểm)
	 	- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: (1 điểm).
 	- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): (1 điểm). 
Viết tập làm văn: (8 điểm)
	 Đề bài: Em hãy tả Cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiếu ấn tượng và tình cảm tốt đẹp..
Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm) 
Điểm thành phần
Mở bài: ( 1 điểm ) ( theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp ) Giới thiệu được Cô giáo (hoặc thầy giáo) em định tả là ai? + Cô giáo (hoặc thầy giáo) em định tả đã để lại cho em ấn tượng và tình cảm gì ?
 	2. Thân bài : (Nội dung : 1,5 điểm – Kĩ năng: 1,5 điểm – Cảm xúc: 1 điểm)
 	 - Tả bao quát 	
 	 - Tả chi tiết: 	
 	+ Tuổi tác
 	+ Tầm vóc 
 	+ Dáng điệu.
 	+ Cách ăn mặc
 	(Tả các chi tiết trên đều phải phù hợp với hoạt động nghề nghiệp)
 	3. Kết luân : (theo kiểu tự nhiên hay mở rộng) 
 Tình cảm của em đối với Cô giáo (hoặc thầy giáo). ( 1 điểm )
 	- Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
 	- Dùng từ đặt câu (0,5 điểm)
 	- Sáng tạo ( 1điểm)
Lưu ý: Học sinh làm vào giấy vở
	Duyệt 	Xuân Lãnh, ngày 03 tháng 05 năm 2017.
	 Tổ trưởng
 	 Đặng Ngọc Hùng
Họ và tên:...........................................
 KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016 - 2017 
Lớp: Năm ....
 MÔN TIẾNG VIỆT (Đọc hiểu) – LỚP NĂM
Trường Tiểu học Xuân Lãnh 1
Ngày 10/5/2017 - Thời gian làm: 35 phút
Điểm 
Đọc tiếng:
Đọc hiểu:
Đọc chung:
Lời nhận xét của giáo viên
	 Đề : Hãy đọc bài thơ và trả lời câu hỏi sau:
Bầm ơi
( Trích)
 	Ai về thăm mẹ quê ta
 	Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
 	Bầm ơi có rét không bầm?
 	Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
 	Bầm ra ruộng cấy bầm run
 	Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
 	Mạ non bầm cấy mấy đon
 	Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
 	Mưa phùn ướt áo tứ thân
 	Mưa bao nhiêu hạt , thương bầm bấy nhiêu!
 	Bầm ơi, sớm sớm, chiều chiều
 	Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
 	Con đi trăm núi ngàn khe
 	Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 	Con đi đánh giặc mười năm
 	Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
 	Con ra tiền tuyến xa xôi
 	Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
 	 TỐ HỮU.
 	 	* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
	 1. Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?
 	A. Cảnh chiều thu mưa phùn, gió bấc.
 	B. Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc.
 	C. Cảnh chiều xuân mưa phùn , gió bấc.
 	D. Cảnh chiều hạ mưa phùn , gió bấc.
 	 2. Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
 	A. Hình ảnh người mẹ bón phân dưới ruộng.
 	B. Hình ảnh người mẹ làm cỏ dưới ruộng.
 	C. Hình ảnh người mẹ cắt lúa dưới ruộng.
 	D. Hình ảnh người mẹ cấy mạ non dưới ruộng.
 	3. Câu thơ “ Mưa bao nhiêu hạt , thương bầm bấy nhiêu!” sử dụng nghệ thuật gì?
 	A. Ẩn dụ.
 	B. So sánh. 
 	C. Nhân hóa.
 	D. Ẩn dụ, nhân hóa.
 	4. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
 	A. Đây là một người phụ nữ anh hùng. 
 	B. Đây là một người phụ nữ giàu tình cảm.
 	C. Đây là một người phụ nữ chịu thương chịu khó. 
 	D. Đây là một người phụ nữ dũng cảm.
 	5. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?
.
.
 	6. Anh chiến sĩ nhớ hình ảnh nào của mẹ?
.
.
 	7. Vị ngữ của câu “ Mưa phùn ướt áo tứ thân” là:
 	A. Mưa phùn.
 	B. Ướt áo tứ thân.
 	C. Ướt áo.
 	D. Tứ thân.
 	8. Dấu phẩy trong câu “ Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non” có tác dụng gì?
 	A. Ngăn cách các vế câu.
 	B. Ngăn cách các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
 	C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ chủ ngữ.
 	D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ vị ngữ
 	9. Dấu phẩy trong thơ sau có tác dụng gì?
 	 Con ra tiền tuyến xa xôi
 	 Yêu bầm yêu nước , cả đôi mẹ hiền.
.
.
 	10. Các câu thơ dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào?
 	Con đi trăm núi ngàn khe
 	Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 	Con đi đánh giặc mười năm
 	Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
 -------------------------------------Hết--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2016.doc