Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn tiếng Việt – Lớp 5 năm học 2015 – 2016

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn tiếng Việt – Lớp 5 năm học 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn tiếng Việt – Lớp 5 năm học 2015 – 2016
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5
NĂM HỌC 2015 – 2016
A/ KIỂM TRA ĐỌC:
 I. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm ) Khoảng 1 phút cho 1 học sinh
1/ Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh
2/ Nội dung kiểm tra đọc: Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 115 chữ thuộc các chủ điểm đã học (HKII) và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu (GV lựa chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng).
II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Thời gian 30 phút
	Đọc thầm bài “ Phong cảnh đền Hùng” ( SGK Tiếng Việt 5, tập II, trang 68, 69). 	Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý đúng với mỗi câu sau:
 1/ Đền Hùng nằm trên ngọn núi nào?
 A. Nghĩa Lĩnh.
 B. Ba vì.
 C. Tam Đảo.
 D. Sóc Sơn.
	2/ Lăng của các vua Hùng nằm ở đâu?
A. Kề bên đền Thượng
Kề bên đền Trung
Kề bên đền Hạ
Kề bên đền Giếng
3/ Đền Trung thờ mấy chi vua Hùng?
16 chi vua Hùng
17 chi vua Hùng
18 chi vua Hùng
 19 chi vua Hùng
 4/ Những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng:
 A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều 
màu sắc bay dập dờn.
 B. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh 	sừng sững. 
 C. Xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại cổ thụ, 	cây thông già, giếng Ngọc trong xanh.
 D. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn như đang múa quạt xòe hoa. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững. Xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc những cành hoa đại cổ thụ, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh.
 5/ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày 	giổ Tổ mồng mười tháng ba”
 A. Ngày giỗ Tỗ ai cũng phải nhớ.
 B. Mồng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng. 
 C. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ.
 D. Nhắc nhở, khuyên răn mọi người dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ của các vua Hùng, cũng phải nhớ về quê cha đất tổ, không được quên cội nguồn. 
6/ Các câu văn “Đền thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cách bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” liên kết nhau bằng cách nào ?
 A. Bằng cách thay thế từ ngữ.
 B. Bằng cách lặp từ ngữ.
 C. Bằng từ ngữ nối.
 D. Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ.
7/ Câu văn “Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn” có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.
 B. So sánh.
 C. Ẩn dụ.
 D. Hoán dụ.
8/ Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn?
 A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
 B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, cuồn cuộn.
 C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.
 D. Dập dờn, vòi vọi, xanh xao, sừng sững, thăm thẳm.
9/ Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
 A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ.
 B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng.
 C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối.
 D. Bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng. 
10/ Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm 	đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?
 A. Ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu.
 B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
 C. Ngăn cách thành phần chính trong câu. 
 D. Kết thúc câu.
B/ KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1/ Chính tả: Nghe - viết ( 5 điểm) Thời gian: 15 phút
 - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “ Tà áo dài Việt Nam”.
 - Viết đề bài và đoạn: “ Áo dài phụ nữ có hai loại đến hiện đại, trẻ trung.”
....
2/ Tập làm văn: (5 điểm) Thời gian: 35 phút
Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường. 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ II 
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Lớp : 5
A.KIỂM TRA ĐỌC:
1/ Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: ( 5 điểm)
 - Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm.
 (Đọc sai từ 2 – 4 tiếng: 0,5 điểm; sai từ 5 từ trở lên : 0 điểm).
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu,các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
 - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2,3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm.)
 - Giọng bước đầu có biểu cảm: 1 điểm.
( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm: 0 điểm).
 - Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm).
 - Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
2/ Đọc thầm làm bài tập: (5 điểm)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý với mỗi câu trả lời đúng:
Từ câu 1 đến câu 10 khoanh vào trước ý với câu trả lời đúng: mỗi câu được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/án
A
A
C
D
D
B
B
C
C
B
B.KIỂM TRA VIẾT:
1/ Chính tả ( 5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (5điểm).
- Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định (trừ 0,5 điểm).
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. 
 2/ Tập làm văn ( 5 điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm.
 - Viết được bài văn tả người bạn thân theo đúng yêu cầu đề bài.
 - Bài viết đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài; độ dài khoảng 20 câu.
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết có thể cho thang điểm còn lại
 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ TV 5.doc