Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn: Tiếng Việt – Lớp 5 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 80 phút

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 6536Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn: Tiếng Việt – Lớp 5 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 80 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn: Tiếng Việt – Lớp 5 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 80 phút
PHÒNG GD&ĐT ĐAN PHƯỢNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5
Năm học: 2014-2015
Thời gian làm bài: 80 phút
(Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B)
Họ và tên: .......................................................................... Lớp: 5........ 
Điểm đọc: ........... Điểm viết:........
Điểm chung: ..............
Nhận xét: ...........................................
...........................................................
Giáo viên chấm
(Họ tên, chữ ký)
Phụ huynh
(Họ tên, chữ ký)
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm) :
1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do GV chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2. Nội dung kiểm tra: : Học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ khoảng 110 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 
 Trạng nguyên Nguyễn Kỳ
 Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Lam (Nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
 Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà vẫn chưa có con. Có người biết tướng số trong vùng bảo rằng: ông bà sẽ sinh quý tử nhưng số ông bà phải hầu cửa Phật. Từ đấy, ông bà họ Nguyễn sớm hôm lên chùa dâng hoa, đèn nhang thờ Phật. Sau đấy hai năm thì sinh ra Thời Lượng.
 Khi Thời Lượng lên ba, bố mẹ gửi cậu vào chùa cho làm con nuôi sư thầy. Thời Lượng lớn nhanh và thông minhh. Mới bốn tuổi, chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng kinh tụng niệm hàng ngày. Sư thầy thấy vậy yêu quý cậu như con và cho cậu đi học. Thời Lượng học một biết mười. Vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn nên được sư thầy yêu, bạn mến. Đêm nào cũng vậy, vì không có dầu mua thắp đèn nên cậu bé cắp sách vào Tam bảo ngồi dưới chân tượng, học bài nhờ ánh sáng cây nến. Khi nến tắt hết mới đi ngủ. Sư thầy thấy vậy bèn thửa những cây nến dài hơn để cho cậu học.
 Đến kì thi Đình, sư thầy nằm mơ thấy có người tên là Nguyễn Kỳ đỗ Trạng nguyên, bèn đổi tên Nguyễn Thời Lượng thành Nguyễn Kỳ. Quả nhiên khoa thi Đình năm ấy, Thời Lượng đỗ Trạng nguyên, lúc đó ông mới có 21 tuổi.
 Ngày vinh quy, tân trạng nguyên đề nghị dân làng đón ông tại chùa để ông tạ ơn Phật và sư thầy đã có công dưỡng dục mình thành tài, sau ông mới về thăm tổ tiên, cha mẹ. Biết tin, nhà vua khen ông là người tận trung, tận hiếu và bổ ông vào làm việc ở viện Hàn lâm để có điều kiện giúp vua, giúp nước.
 Theo Mai Hồng 
 (Các Trạng nguyên nước ta)
 Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Thời gian nào bố mẹ Nguyễn Thời Lượng gửi cậu vào chùa là con nuôi sư thầy?
 a . Lúc cậu vừa mới sinh ra.
 b. Lúc cậu lên ba tuổi.
 c. Lúc cậu lên bốn tuổi.
2. Chi tiết nào cho thấy Nguyễn Thời Lượng chăm chỉ học hành?
 a . Mới bốn tuổi, cậu chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà đã thuộc lòng.
 b. Cậu học một biết mười .
 c. Cậu học bài đến khi nến tắt hết mới đi ngủ.
3. Nội dung chính của bài là gì ? 
 a. Cậu bé Nguyễn Thời lượng nhờ được đổi tên thành Nguyễn Kỳ mà đỗ Trạng nguyên.
 b. Cậu bé Nguyễn Thời Lượng sống nương nhờ của Phật, do sáng dạ, chăm chỉ đèn sách đã đỗ đạt thành Trạng nguyên.
 c. Cậu bé Nguyễn Thời Lượng sống nương nhờ của Phật, do nhà nghèo, ăn ở hiền lành nên đã đỗ đạt thành Trạng nguyên.
4. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây khuyên ta: Khi được sung sướng hưởng thành quả, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên?
 a. Uống nước nhớ nguồn.
 b. Có công mài sắt có ngày nên kim.
 c. Học thầy không tày học bạn.	
5. Từ ngữ nào đồng nghĩa với “thông minh”?
 a. chăm chỉ b. sáng dạ c. cần cù.
6. Trong câu “ Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoài tứ tuần mà vẫn chưa có con.” Có mấy quan hệ từ?
 a . Một quan hệ từ. ( Đó là các từ ...)
 b. Hai quan hệ từ. ( Đó là các từ .)
 c. Ba quan hệ từ. ( Đó là các từ )
7. Hai câu “Thời Lượng lên ba tuổi, được gửi vào chùa cho làm con nuôi sư thầy. Cậu lớn nhanh và thông minh.” Liên kết nhau bằng cách nào?
 a. Bằng cách thay thế từ ngữ. 
 b. Bằng cách lặp từ ngữ. 
 c. Bằng cả hai cách thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ. 
8. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu trong các câu ghép dưới đây:
Thời Lượng vừa học giỏi, chuyên cần, ngoan ngoãn nên cậu được mọi người quý mến.
 Vế câu
 Chủ ngữ
 Vị ngữ 
 Vế 1
 Vế 2
9. Gạch dưới cặp từ hô ứng trong các câu sau:
 a . Cô giáo giảng bài đến đâu em hiểu ngay đến đó.
 b. Trời chưa sáng các bác nông dân đã ra đồng làm việc.
PhÇn B: kiÓm tra viÕt ( 10 ®iÓm )
I- Chính tả ( Nghe - viết): (4 điểm)
 Bài “ Út Vịnh ” (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Trang 136) 
 Đoạn: “ Một buổi chiều ... khóc thét.”
 II- Tập làm văn (6 điểm)
Tả một buổi bình minh trên quê hương em.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Môn: Tiếng Việt
Năm học 2014- 2015
I- Phần đọc thầm và làm bài tập ( 6 điểm):
Câu 1; 2; 3; 4; 5; 7 Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm.
Câu 6; 8; 9 Mỗi câu đúng cho 1 điểm.
Đáp án: Câu 1 - b Câu 4 - a
 Câu 2 - c Câu 5 - b 
 Câu 3 - b Câu 6 - a
 Câu 7 - a - mà 
Câu 8 , Vế 1: CN: Thời Lượng ; VN: vừa học giỏi, chuyên cần, ngoan ngoãn
 Vế 2: CN: cậu ; VN:được mọi người quý mến.
Câu 9: Các cặp từ hô ứng là : a,đâu đó
 b, chưađó
* Lưu ý: Học sinh chỉ khoanh tròn vào một phương án cho là đúng, nếu khoanh tròn vào hai phương án trở lên không cho điểm.
II- Chính tả: Bài viết: Út Vịnh.( 4 điểm)
- Học sinh viết đẹp, đúng mẫu cỡ chữ, không sai lỗi chính tả - cho 4 điểm.
- Sai mỗi lỗi chính tả - trừ 0,25 điểm.
- Nếu học sinh viết không bị sai lỗi chính tả mà chưa đẹp, chưa đúng mẫu cỡ chữ thì giáo viên trừ toàn bài từ mức điểm: 0,5 hoặc 1điểm, tùy theo mức độ. 
III- Tập làm văn ( 6 điểm):
- Bài viết đảm bảo đúng yêu cầu sau được 6 điểm:
+ Học sinh viết được bài văn tả một cảnh đẹp đúng với yêu cầu của đề bài và có đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, có hình ảnh, biết lồng cảm xúc khi miêu tả.
+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót trong bài làm của học sinh ( về đặt câu, về cách dùng từ, cách diễn đạt, chữ viết, ) có thể cho các mức điểm : 5,5- 5- 4,5 - 4 - 3,5 - 3 -2,5 - 2 - 1,5- 1 - 0,5.
* Nếu học sinh không viết được gì hoặc viết sai yêu cầu đề bài thì không cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_HKII_nam_hoc_2014_2015.doc